Bài tập về ôn tập hóa học 9 có chọn lọc

Tải xuống 10 1.7 K 13

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu bài tập Bài tập về ôn tập hóa học 9 có chọn lọc, tài liệu bao gồm 10 trang, tuyển chọn + số bài tập  về ôn tập hóa học 9 (có đáp án và lời giải chi tiết – nếu có), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Hóa học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:


HÓA 9
* ÔN LẠI LÝ THUYẾT
– Thể tích mol (l) của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó. 
– Thể tích khí chất khí :
+ Ở điều kiện tiêu chuẩn : 
+ Ở điều kiện thường: 
- Công thức tính nồng độ dung dịch:
- Nồng độ mol dung dịch                                 
 Trong đó: C¬M : là nồng độ mol dung dịch (M) hoặc (mol/l)
n : là số mol chất tan( mol)
                          V là thể tích dung dịch(l)
- Nồng độ phần trăm dung dich:    
 
Trong đó: C¬% : là nồng độ phần trăm dung dịch (%)   
mct: là khối lượng chất tan(g)
                                  mdd : là khối lượng dung dịch(g)
* BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch MgCl2 thì: 
A. Không có hiện tượng gì
Tùy chọn 2
C. Có kết tủa nâu đỏ
Tùy chọn 4
Câu 2: Thổi hơi thở vào nước vôi trong. Hiện tượng xảy ra là
A. Xuất hiện kết tủa xanh
B. Xuất hiện kết tủa trắng
C. Không có hiện tượng gì
D. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ
Câu 3: Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch K2CO3 thì có hiện tượng: 
A. Có kết tủa trắng
B. Có kêt tủa nâu đỏ
C. Có chất khí không màu thoát ra
D. Không có hiện tượng gì.
Câu 4: Cho 400g dung dịch H2SO4 4,9% tác dụng với 16g Oxit của một kim loại hóa trị 2 thì vừa đủ. Oxit đó là: 
A. FeO
B. CuO
C. ZnO
D. Oxit khác.
Câu 5: Cho 5,6 g CaO tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 18,25%. Khối lượng dung dịch HCl đó là: 
A. 10g
B. 20g
C. 30g
D. 40g
E. Kết quả khác.
Câu 6: Để phân biệt các dung dịch: NaCl, HCl, NaNO3. Có thể dùng các thuốc thử lần lượt là: 
A. Dung dịch NaOH, dung dịch AgNO3
B. Quỳ tím, dung dịch AgNO3
C. Phenolphtalein, dung dịch H2SO4
D. Dung dịch H2SO4, dung dịch BaCl2
Câu 7: Để phân biệt các dung dịch NaCl, NaNO3, Na2SO4 có thể dùng các thuốc thử lần lượt là: 
A. Dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3
B. Quỳ tím, dung dịch BaCl2
C. Quỳ tím, dung dịch AgNO3
D. Quỳ tím, phenolphtalein.
Câu 8: Dung dịch HCl có phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây
A. KOH, BaCl2, CaCO3, H2SO4
B. CaCO3, Mg(OH)2, SiO2, MgO
C. Fe, NaOH, MgO, CaCO3
D. BaCl2, CaCO3, SO2, H2SO4
Câu 9: Để tách lấy Fe từ hỗn hợp của Fe với Al ta cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch dư của chất nào sau: 
A. H2SO4 đặc nguội
B. H2SO4 đặc nóng
C. CuSO4
D. NaOH
Câu 10: Cho 4,8 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). M là: 
A. Fe
B. Zn
C. Mg
D. Al
Câu 11: Cho 16,8 g kim loại M tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). M là: 
A. Fe
B. Zn
C. Mg
D. Al
Câu 12: Cho 25,6g kim loại M hóa trị 2 tác dụng với 8,96 lít Cl2 (đktc) thì vừa đủ. M là: 
A. Mg
B. Fe
C. Cu
D. Kết quả khác
Câu 13: Cho 4,6 g kim loại M tác dụng với nước dư, thu được 4,48 l Hiđro ở đktc. Kim loại M là: 
A. Mg
B. Fe
C. Na
D. K
Câu 14: Để phân biệt các kim loại Al, Fe, Cu lần lượt dùng các thuốc thử là: 
A. Quỳ tím, dung dịch HCl
B. Dung dịch HCl, phenolphtalein
C. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl
D. Dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3
Câu 15: Cho 13,9g hỗn hợp Al, Fe tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 7,84 lít H2 ở đktc. Khối lượng Fe trong hỗn hợp là: 
A. 5,6g
B. 11,2g
C. 16,8g
D. Kết quả khác.
Câu 16: Cho 4 gam hỗn hợp Mg và MgO tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch axit sunfuric loãng.Thể tích khí thu được là 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng của Mg và MgO trong hỗn hợp lần lượt là: 
A. 2,2 và 1,8 gam
B. 2,4 và 1,6 gam
C. 1,2 và 2,8 gam
D. 1,8 và 1,2 gam
Câu 17. Hoà tan hoàn toàn 3,22 gam gồm Fe,Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng,thu được 1,344 lit H2 (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là 
A. 9,52g
B. 10,27g
C. 8,98g
D. 7,25g
Câu 18: Cho 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH tạo thành muối K2CO3. Nồng độ mol/l của dung dịch KOH là: 
A. 1,5 M
B. 2M
C. 1M
D. 3M
Câu 19: Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch Ca(OH)2 sinh ra chất kết tủa màu trắng. Nồng độ mol/l của dung dịch Ca(OH)2 đã dùng là: 
A. 0,25M
B. 0,7M
C. 0,45M
D. 0,5M
Câu 20: Trung hòa 20ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng là: 
A. 10g
B. 8g
C. 9g
D. 15g
TỰ LUẬN
Câu 21. Cho các chất sau: SO2, CuCl2, MgO, Mg, Ba(OH)2. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho các chất trên tác dụng với:
a) Dung dịch NaOH
b) Dung dịch H2SO4 loãng
Câu 22. Cho 4 dung dịch riêng biệt: NaOH, HCl, Ba(OH)2, NaCl được đựng trong 4 lọ mất nhãn. Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách nhận biết dung dịch trong mỗi lọ. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có)
Câu 23. Hòa tan x gam Al2O3 bằng 400 ml dung dịch H2SO4 0,3M vừa đủ (D = 1,2 g/ml).
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính x.
c) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối thu được sau phản ứng.
24. Viết các phương trình hóa học thực hiện chuổi biến hóa sau :
Fe3O4  → Fe →  FeCl3  → Fe(NO3)3 → Fe(OH)3
25. Viết phương trình hóa học (nếu có) khi cho nhôm tác dụng với:
a/  Dung dịch muối đồng (II) sunfat.
b / Axit sunfuric đặc nguội.
c/  Khí clo.
d/  Kẽm clorua
26. a/ Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học trong thí nghiệm sau đây : Nhúng một lá nhôm vào dung dịch CuSO4  màu xanh lam.
b/ Bằng phương pháp hoá học phân biệt ba chất bột sau: nhôm, sắt, bạc.
27. Cho 20g hỗn hợp hai kim loại Zn và Cu tác dụng vừa đủ với 196g dd axit sunfuric, người ta thu được 4,48 lít khí hidro (ở đktc).
a) Viết PTHH của phản ứng.
b) Tính khối lượng các chất có trong hỗn hợp.
c) Tính nồng độ phần trăm dd axit sunfuric cần dùng.
28: a. Nêu phương pháp hóa học dùng để nhận biết các kim loại đựng trong lọ riêng biệt bị mất nhãn: Al, Fe, Ag? 
b. Chỉ dùng một chất duy nhất để phân biệt các kim loại sau đựng trong các lọ riêng biệt: K, Fe, Al? 
29: Viết PTHH thực hiện dãy biến đổi sau: FeSO4 → FeCl2 → Fe(NO3)2 → Fe(OH)2 → FeO 
c. Fe Fe Fe2(SO4)3 → FeCl3 → Fe(NO3)3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 
d. Al → Al2O3 → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al B
30: Hiđrocacbon B có thành phần gồm 82,76%C, phần còn lại là H. 
a. Hãy lập CTPT của B, biết dB/O2= 1,8125? 
b. Viết các CTCT có thể có của B? 
31: Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 150ml dd HCl. Sau phản ứng thu được 10,08 l khí (đktc).
a) Viết PTHH
b) Tính khối lượng mạt sắt tham gia phản ứng.
c) Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng.
32: 6,72 l khí CO2 (đktc) tác dụng vừa hết với 600ml dd Ba(OH)2, sản phẩm tạo thành là BaCO3 và nước.
a) Viết PTHH.
b) Tính nồng độ mol của dd Ba(OH) đã dùng.
c) Tính khối lượng kết tủa tạo thành.
33: Trung hòa dd KOH 2M bằng 250ml HCl 1,5M.
a) Tính thể tích dd KOH cần dùng cho phản ứng.
b) Tính nồng độ mol của dd muối thu được sau phản ứng.
c) Nếu thay dd KOH bằng dd NaOH 10% thì cần phải lấy bao nhiêu gam dd NaOH để trung hòa hết lượng axit trên.
34: Ngâm 1 lá kẽm trong 32g dd CuSO4 10% cho tới khi kẽm không thể tan được nữa.
a) Viết PTHH. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?
b) Tính khối lượng kẽm đã phản ứng.
c) Xác định nồng độ % của dd sau phản ứng.
35: Trung hòa dd KOH 5,6% (D = 10,45g/ml) bằng 200g dd H2SO¬4 14,7%.
a) Tính thể tích dd KOH cần dùng.
b) Tính C% của dd muối sau phản ứng.
36: Cho dd NaOH 2M tác dụng hoàn toàn với 3,36l khí clo (đktc).
a) Tính thể tích dd NaOH tham gia phản ứng.
b) Tính nồng độ các chất sau phản ứng. (Giả thuyết cho thể tích dd thay đổi không đáng kể).
37: Cho 7,75g natri oxit tác dụng với nước, thu được 250ml dd bazơ.
a) Tính nồng độ mol của dd bazơ thu được.
b) Tính khối lượng dd H2SO4 20% cần dùng để trung hòa hết lượng bazơ nói trên. Từ đó tính thể tích dd H2SO4 đem dùng, biết D(dd H2SO4) = 1,14g/ml.
38: Hòa tan 21,1g hỗn hợp A gồm Zn và ZnO bằng 200g dd HCl (vừa đủ) thu được dd B và 4,48 l khí H2.
a) Xác định khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp A.
b) Tính C% của dd HCl đã dùng.
c) Tính khối lượng muối có trong dd B.
39: Cho 21g hỗn hợp bột nhôm và nhôm oxit tác dụng với dd HCl dư làm thoát ra 13,44 l khí (đktc).
a) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
b) Tính thể tích dd HCl 36% (D = 1,18g/ml) để hòa tan vừa đủ hỗn hợp đó.
40: Cho 15,75g hỗn hợp 2 kim loại Cu và Zn vào dd H2SO¬4 loãng dư, thu được 33,6l khí (đktc).
a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b) Tính khối lượng dd muối thu được.
41: Hòa tan hoàn toàn 12,1g hỗn hợp bột CuO và ZnO vào 150ml dd HCl 2M.
a) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp đầu.
b) Tính khối lượng dd H2SO¬4 20% cần để hòa tan hỗn hợp trên.
42: Cho 10g hỗn hợp Cu và CuO tác dụng với dd H2SO4 loãng dư. Lọc lấy phần chất rắn không tan cho phản ứng với dd H2SO¬4 đặc, nóng thu được 1,12 l khí (đktc). Tính thành phần % về khối lượng mỗi chất rắn trong hỗn hợp đầu.
43: Dẫn từ từ 3,136 l khí CO2¬ (đktc) vào một dd có hòa tan 12,8g NaOH, sản phẩm là muối Na2CO3.
a) Chất nào đã lấy dư, dư bao nhiêu lít (hoặc gam)?
b) Tính khối lượng muối thu được.
44: Cho 3,92g bột sắt vào 200ml dd CuSO4 10% (D = 1,12g/ml).
a) Tính khối lượng kim loại mới tạo thành.
b) Tính nồng độ mol của chất có trong dd sau phản ứng. (Giả thuyết cho thể tích dd thay đổi không đáng kể).
45: Trộn 60ml dd có chứa 4,44g CaCl2¬ với 140ml dd có chứa 3,4g AgNO3.
a) Cho biết hiện tượng quan sát được và viết PTHH.
b) Tính khối lượng chất rắn sinh ra.
c) Tính CM của chất còn lại trong dd sau phản ứng. Biết thể tích dd thay đổi không đáng kể.
46: Cho 9,2g một kim loại A phản ứng với khí clo (dư) tạo thành 23,4g muối. Xác định tên kim loại A, biết A có hóa trị I.
47: Cho 0,6g một kim loại hóa trị II tác dụng với nước tạo ra 0,336 l khí H2 (đktc). Tìm  kim loại
48 :Cho 10,5g hổn hợp hai kim loại Cu, Zn vào dd H2SO4  loãng dư, người ta thu được 2,24 lit khí (đktc)
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng chất rắn còn lại trong dd sau phản ứng.

 

 

Xem thêm
Bài tập về ôn tập hóa học 9 có chọn lọc (trang 1)
Trang 1
Bài tập về ôn tập hóa học 9 có chọn lọc (trang 2)
Trang 2
Bài tập về ôn tập hóa học 9 có chọn lọc (trang 3)
Trang 3
Bài tập về ôn tập hóa học 9 có chọn lọc (trang 4)
Trang 4
Bài tập về ôn tập hóa học 9 có chọn lọc (trang 5)
Trang 5
Bài tập về ôn tập hóa học 9 có chọn lọc (trang 6)
Trang 6
Bài tập về ôn tập hóa học 9 có chọn lọc (trang 7)
Trang 7
Bài tập về ôn tập hóa học 9 có chọn lọc (trang 8)
Trang 8
Bài tập về ôn tập hóa học 9 có chọn lọc (trang 9)
Trang 9
Bài tập về ôn tập hóa học 9 có chọn lọc (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống