Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết Toán lớp 6 Bài 5: Phép cộng và phép nhân, tài liệu bao gồm 4 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
+ Tổng hai số tự nhiên là phép cộng hai số tự nhiên bất kì cho kết quả là một số tự nhiên duy nhất.
+ Người ta dùng dấu “+” để chỉ phép cộng.
+ Ta có: a + b = c, trong đó a, b là các số hạng, c là tổng, a, b, c là các số tự nhiên.
Hay có thể hiểu: số hạng + số hạng = tổng.
Ví dụ: Thực hiện phép tính:
a) 13 + 27 |
b) 28 + 32 |
c) 26 + 44 + 55 |
Lời giải:
+ Tích hai số tự nhiên là phép nhân hai số tự nhiên bất kì cho kết quả là một số tự nhiên duy nhất.
+ Ở chương trình tiểu học, người ta sử dụng dấu “x” để chỉ phép nhân. Từ chương trình Toán lớp 6, người ta thay thế dấu “x” bằng dấu “.” để chỉ phép nhân.
+ Ta có: a x b = c hoặc a.b = c trong đó a, b là các thừa số, c là tích, a, b, c là các số tự nhiên.
Hay có thể hiểu: thừa số . thừa số = tích.
Ví dụ: Thực hiện phép tính:
a) 4.5 |
b) 12.7 |
c) 2.3.5 |
Lời giải:
* Kí hiệu: Với a, b là các số tự nhiên, ta có:
a + b = b + a và a.b = b.a
* Phát biểu:
+ Khi đổi các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
+ Khi đổi các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.
* Kí hiệu: Với a, b, c là các số tự nhiên, ta có:
(a + b) + c = a + (b + c) và (a.b).c = a.(b.c)
* Phát biểu:
+ Muốn cộng một tổng hai số với một số thứ ba, người ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai với số thứ ba.
+ Muốn nhân một tích hai số với một số thứ ba, người ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai với số thứ ba.
* Phát biểu: Khi cộng một số tự nhiên với số 0, ta được tổng chính bằng số tự nhiên đó.
* Kí hiệu: Với a là số tự nhiên, ta có: a + 0 = 0 + a = a
* Phát biểu: Khi nhân một số tự nhiên với số 1, ta được tích chính bằng số tự nhiên đó.
* Kí hiệu: Với a là số tự nhiên, ta có a.1 = 1.a = a
* Phát biểu: Muốn nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hàng của tổng, rồi cộng các kết quả lại.
* Kí hiệu: Với a, b, c là các số tự nhiên, ta có:
a.(b + c) = a.b + a.c
Bảng tổng kết tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên
Với a, b, c là các số tự nhiên; ta có:
|
Phép cộng |
Phép nhân |
Tính chất giao hoán |
a + b = b + a |
a.b = b.a |
Tính chất kết hợp |
(a + b) + c = a + (b + c) |
(a.b).c = a.(b.c) |
Tính chất cộng với số 0 |
a + 0 = 0 + a = a |
|
Tính chất nhân với số 1 |
|
a.1 = 1.a = a |
Tính chất phân phối giữa phép cộng và phép nhân |
a.(b + c) = a.b + a.c |
Ví dụ: Thực hiện các phép tính:
Lời giải:
Tham khảo thêm: