Giáo án Ngữ văn 10 tập 1 bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt mới nhất

Tải xuống 5 2.7 K 3
Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án ngữ văn 10 tập 1 bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt mới nhất theo mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Ngữ văn lớp 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Ngày soạn : ..............................

Ngày dạy:.................................

Tiết .... Tiếng Việt.

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT

Bài giảng: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Kiến thức:

- Nắm vững các khái niệm : ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các đặc trưng cơ bản.

  1. Kĩ năng:

- Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc PCNNSH.

- Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày.

  1. Tư duy, thái độ, phẩm chất:

- Rèn luyện năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là việc dùng từ, việc xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ và nói chung là thể hiện văn hoá giao tiếp trong đời sống hiện nay. Biết bộc lộ thái độ, cảm xúc tự nhiên, chân thành… khi tạo lập văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

  1. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 - GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

 - HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

 C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

 - GV kết hợp phương pháp  đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành.

 D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

  1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp

Thứ (Ngày dạy)

Sĩ số

HS vắng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu những đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?

- HS trả lời.

  1. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động

Hàng ngày, chúng ta vẫn sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp.Vậy ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Các dạng biểu hiện của nó ntn? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu các vấn đề ấy.

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

I. GV hướng dẫn HS tìm hiểu ngôn ngữ sinh hoạt

1. GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt

- GV yêu cầu HS đọc đoạn ngữ liệu trong SGK và thảo luận theo phương pháp cặp đôi để trả lời câu hỏi sau:

Em hãy phân tích các nhân tố: thời gian, không gian, nhân vật, nội dung, hình thức, mục đích, từ ngữ và  câu của  đoạn hội thoại ?

HS dựa vào văn bản thảo luận khoảng 5 phút

- GV gọi hs trả lời câu hỏi

- HS khác bổ sung kiến thức

- GV nhận xét và chốt lại vấn đề

 

 

- Sau khi GV chốt lại vấn đề nêu trên, sẽ gọi một HS nêu khái niệm về ngôn ngữ sinh hoạt ?

- GV chốt lại phần khái niệm

2. GV hướng dẫn HS tìm hiểu các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt

GV yêu cầu tất cả hs đọc mục 2 trong SGK và trả lời câu hỏi sau (theo kĩ thuật trình bày 1 phút):

? Nêu những dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.

- GV gọi hs trả lời câu hỏi

- HS khác bổ sung kiến thức

- GV nhận xét và chốt lại vấn đề

GV yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ sgk

 

3. GV hướng dẫn hs phần luyện tập

GV yêu cầu hs đọc văn bản a sau đó trả lời câu hỏi (theo kĩ thuật trình bày 1 phút)

 Sau khi hs trả lời, GV nhận xét và chốt lại vấn đề

 

GV yêu cầu hs đọc văn bản b sau đó trả lời câu hỏi (theo kĩ thuật trình bày 1 phút)

Sau khi hs trả lời, GV nhận xét và chốt lại vấn đề

 

 

II. GV hướng dẫn HS tìm hiểu phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- GV yêu cầu HS đọc mục II trong Sgk và nêu các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (theo kĩ thuật trình bày một phút)

- HS nêu 3 đặc trưng cơ bản

- GV hướng dẫn hs tìm hiểu từng đặc trưng cụ thể.

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau: Vì sao trong giao tiếp ngôn ngữ lại mang tính cụ thể ?

 

 

 

- Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và chốt lại vấn đề

GV phát vấn:

- Tính cảm xúc được biểu hiện như thế nào trong gioa tiếp?

- HS  suy nghĩ và trả lời

- GV hướng dẫn và gợi ý, sau đó chốt lại vấn đề

 

 

 

- GV phát vấn:

- Ngoài phương diện ngôn ngữ ra tính cảm xúc con biểu hiện ở đâu?

 

 

 

- GV phát vấn: Em hiểu thế nào về tính cá thể ?

- Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và chốt lại vấn đề

- Sau khi tìm hiểu kĩ về 3 đặc trưng cơ bản, GV cho HS rút ra khái niệm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ?

III. GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần luyện tập

 

 

- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ như sau:

+ Nhóm 1: làm bài tập 1 (trang 127)

+ Nhóm 2: làm bài tập 2 (trang 127)

+ Nhóm 3: làm bài tập 3 (trang 127)

 

 

 

-  HS thảo luận nhóm từ  5 - 7 phút.

- Đại diện mỗi nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ

I. Ngôn ngữ sinh hoạt

1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt

- Phân tích cuộc hội thoại:

+ Thời gian: vào buổi trưa.

+ Không gian: tại khi tập thể X.

+ Nhân vật: nhân vật chính gồm Lan, Hương, Hùng là bạn  bè có quan hệ ngang vai giao tiếp và nhân vật phụ là mẹ Hương và một người đàn ông có quan hệ ruột thịt hoặc hàng xóm của một trong ba nhân vật chính tức là trên vai giao tiếp so với ba nhân vật chính.

+ Nội dung giao tiếp: báo đến giờ đi học.

+ Hình thức: gọi – đáp.

+ Mục đích : để Hương đi học đúng giờ.

+ Từ ngữ: sử dụng nhiều từ hô gọi như ơi, à, chứ, với, rồi… và nhiều từ ngữ dân dã, thân mật như chúng mày, lạch bà lạch bạch…

+ Câu: sử dụng nhiều câu rút gọn, câu đặc biệt.

* Khái niệm:

- Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, quan điểm…, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.

 

2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt

- Dạng nói: độc thoại, đối thoại.

- Dạng viết: nhật kí, thư từ, hồi ức cá nhân.

- Dạng lời nói tái hiện: trong các tác phẩm văn học ở các thể loại như kịch, tuồng, chèo, truyện, tiểu thuyết…

→ Dù ở dạng nào, ngôn ngữ sinh hoạt cũng có những dấu hiệu đặt trưng của một phong cách ngôn ngữ.

*Ghi nhớ (sgk)

3. Luyện tập

a) Khi giao tiếp phải biết lựa lời mà nói cho đúng, cho phù hợp. Nhưng không có nghĩa là phải làm đẹp lòng người khác bằng ngôn từ mĩ miều. Nhiều khi phải nói thẳng, nói thật.

- Lời nói thể hiện ra bên ngoài suy nghĩ, tình cảm. sự hiểu biết của con người nên lời nói là một dấu hiệu để thể hiện chính con người.

b) Đoạn trích là ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện dưới dạng viết của tác phẩm văn học để tái hiện cuộc hội thoại hàng ngày về việc đi bắt cá sấu của nhân vật ông Năm Hên.

 Trong đoạn trích dùng nhiều từ địa phương và khẩu ngữ, nhiều tình thái từ.

 

II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

1. Tính cụ thể

- Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cụ thể:

+ Có địa điểm và thời gian cụ thể (buổi trưa, khu tập thể).

+ Có người nói cụ thể (các nhân vật)

+ Có người nghe cụ thể ( các nhân vật trong cuộc thoại).

+ Có đích lời nói cụ thể (Lan, Hùng gọi Hương đi học, mẹ Hương khuyên Lan, Hùng…)

+ Có cách diễn đạt cụ thể qua việ dùng từ ngữ phù hợp với đối thoại.

Dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ sinh hoạt là tính cụ thể: cụ thể về hoàn cảnh, con người, cách nói năng, từ ngữ diễn đạt.

- Trong giao tiếp hội thoại ngôn ngữ phải cụ thể, càng cụ thể thì người nói và người nghe càng hiểu nhau, ngôn ngữ càng trừu tượng, sách vở thì càng gây khó khăn cho giao tiếp.

 

2. Tính cảm xúc

Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cảm xúc biểu hiện :

- Mỗi người nói, mỗi lời nói đều biểu  hiện thái độ tình cảm qua giọng điệu.

- Những từ ngữ có tính khẩu ngữ và biểu hiện cảm xúc rõ rệt: gì mà, gớm…

- Những kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc: câu cảm thán; những lời đáp gọi…

→ Đặc trưng thứ hai của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là tính cảm xúc. Không có lời nào nói ra mà không có cảm   xúc.

- Tính cảm xúc còn thể hiện ở những hành vi kèm lời như: vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ. Vì vậy ngôn ngữ sinh hoạt gắn liền với các phương tiện  giao tiếp đa kênh.

- Người tiếp nhận nhờ những yếu tố cả xúc mà hiểu nhanh hơn cụ thể hơn những điều nói ra.

3. Tính cá thể

- Mỗi người có một giọng nói khác nhau.

- Ngoài giọng nói, mỗi người có cách dùng từ ngữ, lựa chọn kiểu câu riêng. Qua giọng nói, qua từ ngữ và cách nói quen dùng có thể nhận biết lời nói của ai, tuổi tác giới tính, cá tính, địa phương…

*  Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách mang những dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hàng ngày.

 

III. Luyện tập

Bài tập 1. (trang 127)

Gợi ý

- Ngôn ngữ trong nhật kí “Đặng Thuỳ Trâm” mang đặc trưng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

+ Tính cụ thể: thời gian là đêm khuya không gian là rừng núi, “Nghĩ gì đấy Th. ơi”, “nghĩ gì mà”

+ Tính cảm xúc: giọng điệu, câu nghi vấn, từ ngữ được viết theo dòng tâm tư.

+ Tính cá thể : Ngôn ngữ của một con người giầu cảm xúc: Đáng trách quá Th. ơi, Th có nghe…

2. Bài tập 2 (trang 127)

Gợi ý

- Từ xưng hô: mình - ta; cô - anh

- Ngôn ngữ đối thoại: có nhớ ta chăng/  Hỡi cô yếm trắng

- Lời nói hàng ngày: mình về; ta về;

 Lại đây đập đất trồng cà với anh

3. Bài tập 3 (trang 127)

Gợi ý

-  Hình thức đối thoại hô đáp, có luân phiên lượt lời:

+ Có đối chọi

+ Có điệp từ, điệp ngữ.

+ Có nhịp điệu.

 

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

  1. Củng cố.

- Khái niệm và các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.

  1. Dặn dò

- Hoàn thành bài tập.

- Chuẩn bị bài : “Tỏ lòng” (Phạm Ngũ Lão).

 

Xem thêm
Giáo án Ngữ văn 10 tập 1 bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Ngữ văn 10 tập 1 bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Ngữ văn 10 tập 1 bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Ngữ văn 10 tập 1 bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Ngữ văn 10 tập 1 bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống