Giáo án Ngữ văn 10 tập 1 bài Tỏ lòng mới nhất

Tải xuống 7 3.7 K 5
Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án ngữ văn 10 tập 1 bài Tỏ lòng mới nhất theo mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Ngữ văn lớp 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Ngày soạn : .................................

Ngày dạy:....................................

Tiết .... Đọc văn.

TỎ LÒNG

(Thuật hoài)

- Phạm Ngũ Lão -

Bài giảng: Tỏ lòng

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế, lí tưởng cao cả ; vẻ đẹp của thời đại với khí thế hào hùng, tinh thần quyết chiến thắng.

- Hình ảnh kì vĩ ; ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm.

  1. Kĩ năng:

- Kĩ năng tìm hiểu một bài thơ trữ tình ngôn chí trung đại theo thể Đường luật.

  1. Tư duy, thái độ, phẩm chất:

- Tự hào về vẻ đẹp của con người trong thời đại anh hùng, thời đại mang tinh thần quyết chiến quyết thắng - thời đại Đông A. Nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng, trở thành một công dân có ích cho đất nước trong tương lai.

  1. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

- HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

- GV kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp lịch sử kháng chiến chống Nguyên Mông.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

  1. Ổn định tổ chức lớp:

 

Lớp

Thứ (Ngày dạy)

Sĩ số

HS vắng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Kiểm tra bài cũ

- Khát quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X  đến hết thế kỉ XIX, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu?

  1. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động

- GV chiếu một đoạn clip nói về cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Ngũ Lão trong chương trình Thăng Long nhân kiệt dài 2p30s (nếu điều kiện cho phép).

- Từ đó, GV dẫn dắt vào vấn đề: Nội dung chủ đạo của VHTĐVN giai đoạn từ thế kỉ X-XIV là nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Âm hưởng đó được thể hiện rõ trong những tác phẩm VH đời Trần. Hào khí Đông A cuộn trào trong lời Hịch tướng sĩ vang dậy núi sông của Trần Hưng Đạo, khúc khải hoàn ca đại thắng Phò giá về kinh của Trần Quang Khải, áng văn vô tiền khoáng hậu Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu,... và cả trong lời Tỏ lòng của kẻ làm trai thời loạn - Phạm Ngũ Lão. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nỗi lòng của bậc võ tướng toàn tài, người con của làng Phù Ủng ấy.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Tìm hiểu chung

Trình bày những nét chính về tác giả Phạm Ngũ Lão?

HS trả lời.

- GV gọi HS nhận xét

- GV chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* GV tích hợp với kiến thức môn lịch sử :

- Bài thơ ra đời trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Bằng việc tích hợp với môn lịch sử, hãy tái hiện lại hoàn cảnh lịch sử lúc đó.

- HS trình bày sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Yêu cầu hs đọc VB.

- GV : Đọc mẫu

- Cho HS đọc bài thơ (HS có thể ngâm bài thơ?)

- Bài thơ viết theo thể thơ nào? Theo em thể thơ đó có những cách chia bố cục ra sao? Từ đó em hãy nêu bố cục văn bản?

- Gợi ý

Hs có thể đưa ra 2 cách phân chia bố cục:

- 4 phần: khai - thừa - chuyển- hợp

- 2 phần: 2 câu đầu (tiền giải) và hai câu sau (hậu giải).

 

 

GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản

* GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một câu thơ theo sự gợi dẫn của GV như sau:

- GV yêu cầu HS đọc 2 câu thơ đầu.

- Nhóm 1: Hình ảnh tráng sĩ thời Trần trong câu đầu

+ Người tráng sĩ thời Trần được hiện lên qua hình ảnh nào?

- So sánh sự khác nhau giữa nguyên văn chữ Hán với bản dịch thơ trong câu 1 để thấy vẻ đẹp hình tượng người anh hùng thời đại?

- Người anh hùng được đặt trong không gian, thời gian nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhóm 2: Sức mạnh của quân đội nhà Trần.

+ Sức mạnh của quân đội nhà Trần được thể hiện qua những từ nào trong câu thơ chữ Hán ? phân tích ý nghĩa ?

+ So sánh phiên âm và bản dịch thơ?

+ Chỉ ra và phân tích các biện pháp nghệ thuật?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhóm 3: Tâm sự của PNL về chí làm trai

+ Câu thơ thứ ba muốn đề cập tới vấn đề gì trong xã hội xưa?

+ Đánh giá về quan niệm chí làm trai của PNL?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhóm 4: Suy nghĩ về nỗi thẹn của PNL ở câu thơ cuối.

+ Tại sao PNL thẹn?

+ Nỗi thẹn thể hiện vẻ đẹp gì ở con người PNL ?

 

+ So sánh với nỗi thẹn của một số nhà thơ khác ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm thảo luận trong 5 – 7 phút.

- Sau đó đại diện các nhóm trình bày

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét và chốt lại vấn đề

 

 

 

 

 

 

 

* GV hướng dẫn học sinh tổng kết

- Em hãy nhận xét về đặc sắc nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ? (theo kĩ thuật trình bày một phút)

- HS trả lời, GV nhận xét và chốt lại vấn đề.

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Tìm hiểu lí tưởng của người xưa qua bài "Tỏ lòng " và bài "Nợ nam nhi "của Nguyễn Công Trứ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả Phạm Ngũ Lão

- Phạm Ngũ Lão (1255- 1320), người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc Ân Thi - Hưng Yên).

- Xuất thân: từ nông dân, nhưng ngay từ thời trẻ tuổi đã có chí lớn cứu nước giúp đời. Nên ông đã trở thành một tướng tài dưới quyền Trần Hưng Đạo.

- Cuộc đời:

+  Ông lấy con gái nuôi của THĐ

+ Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên.

+ Người có chí lớn, văn võ song toàn.

- Sự nghiệp văn chương: hai tác phẩm còn lại của ông: Thuật HoàiVãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương.

2. Tác phẩm “Thuật Hoài”

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ ra đời trong không khí quyết chiến, quyết thắng giặc Mông - Nguyên của quân đội nhà Trần.

- Bài thơ này nằm trong hệ thống những bài thơ: Cảm Hoài, Ngôn Hoài thể hiện chí làm trai của người quân tử. Trong quan niệm của xã hội phong kiến: kẻ làm  trai phải làm lên sự nghiệp lớn, để lại tên tuổi và tiếng thơm trong sử sách.

- Đây là tiếng nói của cả một thế hệ thanh niên, một thời đại: Trần Thủ Độ “ Nếu bệ hạ xin hàng xin hãy chém đầu thần trước”; Trần Bình Trọng “Ta thà làm ma nước Nam chứ không làm vương đất Bắc”; Trần  Quốc Toản “Phá cường địch, báo hoàng ân”.

b. Nhan đề

- Thuật: Bày tỏ

- Hoài: nỗi lòng

→    Bày tỏ nỗi lòng

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Đọc

2. Bố cục

- Bố cục: 2 phần.

+ Hai câu đầu: Hình ảnh người tráng sĩ và quân đội nhà Trần.

+ Hai câu sau: Chí làm trai - tâm tình của tác giả.

3. Thể thơ:

- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

 

 

 

 

III. PHÂN TÍCH

1. Hai câu đầu : Hình ảnh người tráng sĩ và quân đội nhà Trần

a. Hình ảnh người tráng sĩ:

- Người tráng sĩ thời Trần cắp ngang ngọn giáo để bảo vệ non sông đất nước “hoành sóc”.

- Hai chữ “múa giáo” trong bản dịch thơ chưa chuyển tải hết được ý nghĩa của  hai từ “hoành sóc”:

- So sánh giữa bản dịch và nguyên tác :

+ Hoành sóc: cắp ngang ngọn giáo, thế tĩn, tư thế chủ động, tự tin, điềm tĩnh của con người có sức mạnh, nội lực.

+ Múa giáo: thế động, gợi trình độ thuần thục của nghề cung kiếm trong thao tác thực hành, có chút phô trương, biểu diễn.

- Dịch chưa thật đạt : Thơ Đường luật chữ Hán rất hàm súc, uyên bác, khó dịch cho thấu đáo.

- Dịch giả muốn giữ đúng luật thơ (nhị tứ lục phân minh: chữ 2, 4, 6 đối thanh, bài thơ có luật trắc –  thanh 2, 4, 6: T-B-T)

- Vẻ đẹp của con người thời Trần - chân dung tự họa của tác giả:

+ Tư thế: “cầm ngang ngọn giáo” – chủ động, hiên ngang, oai hùng.

+ Tầm vóc: con người đối diện với non sông đất nước lớn lao, kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ, sánh ngang, thậm chí như át cả không gian bát ngát mở ra theo chiều rộng của núi sông trong thời gian dằng dặc (“mấy thu”- con số tượng trưng chỉ thời gian dài).

 

b. Sức mạnh của quân đội nhà Trần:

- Ba quân: 3 đạo quân (tiền – trung - hậu quân) - chỉ quân đội nhà Trần.

- “Khí thôn ngưu”  - “nuốt trôi trâu” - phù hợp với hình ảnh so sánh phóng đại: “ba quân như hổ báo”.

- Biện pháp nghệ thuật: so sánh phóng đại.

+ Sức mạnh của quân đội nhà Trần -  Sức mạnh của hổ báo (có thể nuốt trôi trâu).

- Sức mạnh vật chất và tinh thần quyết chiến quyết thắng, khí thế hào hùng của quan đội nhà Trần- đội quân mang hào khí Đông A, mang âm hưởng sử thi.

- Cách nhìn của tác giả: vừa mang nhãn quan hiện thực khách quan vừa là cảm nhận chủ quan, kết hợp yếu tố hiện thực và lãng mạn.

 

→    Tác giả đặt hình ảnh tráng sĩ bên cạnh ba quân với khí thế át sao ngưu khiến cho hình ảnh tráng sĩ đã kì vĩ lại thêm kì vĩ. Hình ảnh ba quân đặt bên cạnh cái kì vĩ của tráng sĩ đã mạnh mẽ lại càng thêm mạnh mẽ.

 

2. Hai câu sau : Quan niệm về chí nam nhi và nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão

a. Quan niệm về chí nam nhi

- Công danh trái: món nợ công danh.

- Công danh nam tử: sự nghiệp công danh của kẻ làm trai.

- Công danh: + lập công (để lại sự nghiệp)

                      + lập danh (để lại tiếng thơm)

- Công danh biểu hiện chí làm trai của trang nam nhi thời PK: phải làm nên sự nghiệp lớn, vì dân, vì nước, để lại tiếng thơm cho đời, được mọi người ngợi ca, tôn vinh.

- Đó là lí tưởng sống tích cực, tiến bộ. Sự nghiệp công danh của cá nhân thống nhất với sự nghiệp chung của đất nước - sự nghiệp chống giặc ngoại xâm cứu dân, cứu nước, lợi ích cá nhân thống nhất với lợi ích của cộng đồng.

- Chí làm trai của Phạm Ngũ Lão có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân để “cùng trời đất muôn đời bất hủ”.

b. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão

- Vũ Hầu - Khổng Minh Gia Cát Lượng - bậc kì tài, vị đại quân sư nổi tiếng tài đức, bậc trung thần của Lưu Bị thời Tam Quốc.

- Thẹn : hổ thẹn – Phạm Ngũ Lão thẹn chưa có được tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước.

- Các nhà thơ trung đại mang tâm lí sùng cổ (lấy giá trị xưa làm chuẩn mực), thêm nữa từ sự thật về Khổng Minh. Nỗi tự thẹn của Phạm Ngũ Lão là hiển nhiên.

 

- Song xưa nay, những  người có nhân cách lớn thường mang trong mình nỗi thẹn với người tài hoa, có cốt cách thanh cao, cho thấy sự đòi hỏi rất cao với bản thân.

 

- Hoài bão lớn: ước muốn trở thành người có tài cao, chí lớn, đắc lực trong việc giúp vua, giúp nước.

 

- Đó là nỗi thẹn tôn lên vẻ đẹp tâm hồn tác giả, thể hiện cái tâm vì nước, vì dân cao đẹp.

 

GV tích hợp với bài

* Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay

- Sống phải có hoài bão, ước mơ và biết mơ ước những điều lớn lao.

- Nỗ lực hết mình và ko ngừng để thực hiện hoài bão và hoàn thiện bản thân.

- Gắn khát vọng, lợi ích của bản thân với lợi ích của tổ quốc, nhân dân.

 

 

 

 

IV. TỔNG KẾT

1. Nội dung

   Bài thơ là bức chân dung tinh thần của tác giả đồng thời cũng là vẻ đẹp của con người thời Trần- có sức mạnh, lí tưởng, nhân cách cao đẹp, mang hào khí Đông A.

2. Nghệ thuật

- Thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng bao quát, hàm súc.

- Bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi với hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ.

 

V. LUYỆN TẬP

- Giống: Chí làm trai phải trả nợ công danh, trung quân ái quốc là lẽ sống và ước mơ lập công.

- Khác:

 + Phạm Ngũ Lão: Nói ngắn gọn, lấy gương lịch sử.

 + Nguyễn Công Trứ: Nói cụ thể, không dựa tấm gương cổ nhân, tự tin ở tài trí của mình :

"Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái

Cái nợ công danh là cái nợ nần

Nặng nề thay đôi chữ quân thân

Đạo vi tử vi thần đâu có nhẹ

Cũng rắp điền viên vui thú vị

Trót đem thân thế hẹn tang bồng

 

Xếp bút nghiên theo việc kiếm cung

Hết hai chữ trung chinh báo quốc

Một mình để vì dân vì nước

Túi kinh luân từ trước để nghìn sau

Hơn nhau một tiếng công hầu "

                      ( Nợ nam nhi - NCTrứ)

 

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

  1. Củng cố:

- Nét đẹp về nghệ thuật và nội dung của bài “Tỏ lòng”.

  1. Dặn dò :

- Học thuộc bài và tự giác luyện tập.

- Soạn bài “Cảnh ngày hè” - Nguyễn Trãi.

 

Xem thêm
Giáo án Ngữ văn 10 tập 1 bài Tỏ lòng mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Ngữ văn 10 tập 1 bài Tỏ lòng mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Ngữ văn 10 tập 1 bài Tỏ lòng mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Ngữ văn 10 tập 1 bài Tỏ lòng mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Ngữ văn 10 tập 1 bài Tỏ lòng mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Ngữ văn 10 tập 1 bài Tỏ lòng mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Ngữ văn 10 tập 1 bài Tỏ lòng mới nhất (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống