Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 7, 8: Văn bản

Tải xuống 9 2.5 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 7, 8: Văn bản mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Ngữ văn học lớp 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

VĂN BẢN

Bài giảng: Văn bản

  1. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT.
  2. Về kiến thức:

Giúp HS: - Có được những kiến thức cơ bản về văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức khái quát về các loại văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ.

  1. Về kĩ năng:

Nâng cao kĩ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.

III. Thái độ:

  • Có ý thức học tập, tìm hiểu những kiến thức cơ bản về văn bản.
  1. Định hướng năng lực, phẩm chất:

- Năng lực tạo lập văn bản, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học…

- Phẩm chất: Ý thức tự học, tự chủ, thái độ nghiêm túc đối với bộ môn.

  1. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Sách giáo khoa, giáo án/thiết kế bài học,

- Phiếu học tập để kiểm tra đánh giá hs

          - Kế hoạch phân công nhiệm vụ cho hs, thời gian biểu làm việc cùng hs

          - GV tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học dự án và trả lại tác phẩm về cho hs

  1. Chuẩn bị của học sinh:

HS chuẩn bị ở nhà theo yêu cầu sau:

       - Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu sách giáo khoa bài “Văn bản”.

       - Ôn tập lại các kiểu văn bản đã học ở THCS

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

                             HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV: Kiểm tra bài cũ (Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Những nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? )

GV dẫn dắt: Ở những tiểt trước chúng ta đã học về hoạt động giao tiếp bằn ngôn ngữ. Đó là hoạt động gồm hai quá trình tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản. Như vậy, văn bản chính là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Để hiểu rõ hơn khái niệm, đặc trưng văn bản, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài văn bản.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

I. GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục I

 

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc văn bản 1,2,3 trong SGK

 

* GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS  làm việc theo nhóm (theo kĩ thuật khăn trải bàn) để trả lời các câu hỏi trong SGK ?

 

- Nhóm 1: Câu 1

- Nhóm 2: Câu 2

- Nhóm 3: Câu 3

- Nhóm 4: Câu 4,5

 

 

 

 

 HS thảo luận 5-7 phút

 Đại diện mỗi nhóm

Các nhóm khác bổ sung.

GV nhận xét và chốt lại vấn đề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi (kĩ thuật trình bày 1 phút )

 

+ Em hiểu thế nào là văn bản ?

+ Văn bản có những đặc điểm gì ?

 

Sau khi HS trả lời, GV chốt lại những kiến thức cơ bản.

 

 

 

 

II. GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần II

“ Các loại văn bản”

GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 1,2 trong SGK

 

GV yêu cầu HS làm việc nhóm trên phiếu học tập để trả lời câu hỏi trong SGK theo phiếu học tập ?

 

- Nhóm 1,2:Thảo luận phiếu học tập số 1

 

- Nhóm 3,4: Thảo luận  phiếu học tập số 2

 

HS thảo luận 5-7 phút

Đại diện mỗi nhóm trình bày

Các nhóm khác bổ sung

GV nhận xét và chốt lại những vấn đề cơ bản.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                  

 

 

 

       

                 

 

                     

 

 

 

 

I. Khái niệm, đặc điểm

1. Phân tích ngữ liệu

Câu 1:

- Mỗi văn bản tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa mọi người trong cuộc sống và xã hội.

- Đáp ứng nhu cầu trao đổi kinh nghiệm (văn bản 1); biểu lộ tình cảm, thái độ (văn bản 2); hướng tới hành động (văn bản 3).

- Dung lượng tuỳ ý: 1 câu, hơn 1 câu, số lượng lớn.

Câu 2:

- Văn bản 1: Mối quan hệ giữa cá nhân với mối trường xung quanh. Môi trường có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới cá nhân.

- Văn bản 2: là tiếng nói than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến không được quyền quyết định số phận của mình mà phụ thuộc vào sự may rủi, vào thế lực bên ngoài.

- Văn bản 3: là lời kêu gọi toàn dân kháng chiến chống Pháp.

Câu 3:

– Văn bản 2, 3 nội dung được triển khai chặt chẽ và mạch lạc.

- Văn bản 2, hai cặp ca dao có sự lặp lại ý tuy có thay đổi nhưng đều nhất quán nói lên sự ngẫu nhiên, sự may rủi chứ không chủ thể quyết định. Văn bản thể hiện thân phận người phụ nữ xưa.

- Văn bản 3 có kết cấu 3 phần:

+ Mở đầu: “Nhất định…nô lệ” nêu lí do lời kêu gọi.

+ Thân bài: tiếp đến “ai cũng phải…cứu nước”, nêu nhiệm vụ cụ thể của mỗi công dân yêu nước.

+ Kết: Phần còn lại khẳng định quyết tâm chiến đấu và sự thắng lợi tất yếu của cuộc chiến đấu chính nghĩa.

Câu 4: Về hình thức ở văn bản 3:

- Mở đầu : Tiêu đề “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến’.

- Kết thúc: dấu ngắt câu “!”.

Câu 5:

- Văn bản 1: nhằm truyền đạt một kinh nghiệm, một nhận định.

- Văn bản 2: Biểu lộ cảm xúc về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.

- Kêu gọi thống nhất ý chí và hành động của nhân dân chống thực dân Pháp.

2.Khái niệm, đặc điểm

a. Khái niệm: Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn.

b. Đặc điểm:

-Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn

- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời các văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc

- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung

- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định

II. Các loại văn bản

1.     Bài tập 1 - SGK T25

 

Phiếu học tập số 1

 

  Tiêu chí

Văn bản 1, 2

Văn bản 3

 Vấn đề được đề cập trong văn bản

Thuộc lĩnh vực nhận thức kinh nghiệm sống, về tình cảm, về thân phận con người

Thuộc lĩnh vực chính trị, xã hội.

 

Từ ngữ được sử dụng

Dùng từ ngữ thông thường trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày

Dùng nhiều từ ngữ thuộc lĩnh vực chính trị: lời kêu gọi, toàn quốc, kháng chiến, hoà bình, thực dân…

 

Cách thức thể hiện nội dung

Thể hiện nội dung thông qua những hình ảnh, hiện tượng cụ thể (mực, đen, đèn, sáng, hạt mưa sa, giếng…)

Thể hiện nội dung thông qua lí lẽ, lập luận: Muốn hoà bình đã nhân nhượng, nhân nhượng càng lấn tới…

 

2.      Bài tập 2 - SGK T25

 

Phiếu học tập số 2

 

Tiêu chí

Văn bản 2

Văn bản 3

Văn bản SGK

Đơn xin nghỉ học

Phạm vi sử dụng của mỗi loại văn bản

 

Văn học

Chính trị

Khoa học

Hành chính

Mục đích giao tiếp cơ bản

 

Bộc lộc cảm xúc

Tuyên truyền thuyết phục vấn đề chính trị

Truyền đạt những nhận thức về một vấn đề khoa học nhất định

Trình bày vấn đề thuộc về hành chính

Từ ngữ được sử dụng

Mọi từ ngữ thường dùng

Lớp từ ngữ thuộc lĩnh vực chính trị

Các thuật ngữ khoa học

Lớp từ hành chính

Cách kết cấu và trình bày

Phụ thuộc vào thể loại

Kết cấu 3 phần logíc

Kết cấu chặt chẽ, logíc

Theo khuôn mẫu có sẵn

 

* Ghi nhớ: (SGK)

 

Xem thêm
Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 7, 8: Văn bản (trang 1)
Trang 1
Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 7, 8: Văn bản (trang 2)
Trang 2
Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 7, 8: Văn bản (trang 3)
Trang 3
Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 7, 8: Văn bản (trang 4)
Trang 4
Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 7, 8: Văn bản (trang 5)
Trang 5
Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 7, 8: Văn bản (trang 6)
Trang 6
Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 7, 8: Văn bản (trang 7)
Trang 7
Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 7, 8: Văn bản (trang 8)
Trang 8
Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 7, 8: Văn bản (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống