Giáo án Ngữ văn 10 tập 1 bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (tiết 2) mới nhất

Tải xuống 5 1.3 K 1
Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án ngữ văn 10 tập 1 bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (tiết 2) mới nhất theo mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Ngữ văn lớp 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Ngày soạn : ………………….

Ngày dạy :……………………

Tiết …. Đọc văn.

 

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX (tiết 2)

Bài giảng: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Kiến thức:

- Nắm vững một số đặc điểm lớn về nội dung của văn học trung đại Việt Nam trong quá trình phát triển.

  1. Kĩ năng:

- Nhận diện một giai đoạn văn học, cảm nhận tác phẩm thuộc giai đoạn VHTĐ.

- Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát hoá hệ thống hoá các kiến thức đã học về VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

  1. Tư duy, thái độ, phẩm chất:

- Yêu mến, trân trọng giữ gìn và phát huy di sản văn học dân tộc. Yêu quê hương, tự hào về những giá trị văn hóa tinh thần dân tộc.

  1. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 - GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

 - HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

 C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

 - GV kết hợp phương pháp  đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.

 D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

  1. Ổn định tổ chức lớp:

 

Lớp

Thứ (Ngày dạy)

Sĩ số

HS vắng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Kiểm tra bài cũ:

 - Nêu những điểm chung và riêng của hai thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.  

  1. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động

         Trong tiết học trước chúng ta đã được biết về các thành phần và các giai đoạn phát triển của VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Vậy VH trung đại VN có những đặc điểm gì về nội dung , hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiết 2 của bài “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”. 

Hoạt động GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu những đặc điểm về nội dung của VH trung đại VN theo 4 nhóm:

- VHTĐVN phát triển dưới sự tác động của những yếu tố nào? Những nội dung cảm hứng lớn của nó?

 

 

- Nêu vị trí, đặc điểm và các biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong VHTĐVN? Nêu một vài VD minh hoạ?

 

- GV lưu ý hs: Trong giai đoạn cuối của VHTĐVN, tư tưởng li tâm với quan niệm trung quân ái quốc trong cảm hứng yêu nước đã xuất hiện: “Đề vào mấy chữ trong bia/ Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu” (Di chúc- Nguyễn Khuyến)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nêu vị trí, đặc điểm và các biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong VHTĐVN? Nêu một vài VD minh hoạ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Em hiểu thế nào là “thế sự”, “cảm hứng thế sự”?

- Cảm hứng thế sự xuất hiện khi nào trong VHTĐ?

 

 

- Nội dung biểu hiện của cảm hứng thế sự?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Thế nào là hào khí Đông A ?

Lấy một số tác phẩm đã học để chứng minh.

HS thảo luận, trả lời.

GV chuẩn xác kiến thức.

III. Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X - XIX

  VHTĐVN phát triển dưới sự tác động của các yếu tố:

+ Truyền thống dân tộc.

+ Tinh thần thời đại.

+ Ảnh hưởng từ Trung Quốc.

 

 

 

1. Chủ nghĩa yêu nước

- Vị trí: là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của VHTĐVN.

- Đặc điểm:

+ Gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc”.

+ Không tách rời truyền thống yêu nước của dân tộc.

- Các biểu hiện:

+ Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc.

  VD: Nam quốc sơn hà ( Lí Thường Kiệt); Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi); Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu);...

+ Khi đất nước có giặc ngoại xâm:

⭢ Lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần quyết chiến quyết thắng với kẻ thù:

   VD: “Ngẫm thù lớn... ko cùng sống” (Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi), “Ta thường...xin làm”(Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn),...

⭢ Biết ơn, ca ngợi những người hi sinh vì đất nước:

  VD: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu),...

⭢ Xót xa đau đớn trước cảnh đất nước bị tàn phá, nhân dân phiêu bạt, khốn cùng:

  VD: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu),...

+ Khi đất nước thanh bình:

⭢ Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước- tình yêu thiên nhiên.

  VD: Thơ viết về thiên nhiên trong VH Lí- Trần, thơ Nôm Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến,...

⭢ Ca ngợi cuộc sống thái bình thịnh trị:

  VD: Phò giá về kinh (Trần Quang Khải)

 

2. Chủ nghĩa nhân đạo

- Vị trí: là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của VHTĐVN.

- Đặc điểm:

+ Bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người VN, từ cội nguồn VHDG, lối sống “thương người như thể thương thân”.

+ Ảnh hưởng từ tư tưởng nhân văn tích cực của các tôn giáo: đạo Phật- tư tưởng từ bi bác ái; Nho giáo- học thuyết nhân nghĩa, tư tưởng thân dân; Lão giáo- sống thuận theo tự nhiên, hoà hợp với tự nhiên.

- Các biểu hiện:

+ Lên án, tố cáo các thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống, hạnh phúc của con người: cường quyền, định kiến và hủ tục XH, thần quyền, thế lực đồng tiền.

 VD: Chinh phụ ngâm, Thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều,...

+ Cảm thông với những số phận bất hạnh, những nỗi khổ đau của con người.

  VD: Chuyện người con gái Nam Xương, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều,...

+ Khẳng định, đề cao phẩm chất tốt đẹp, tài năng và khát vọng chân chính của con người.

   VD: Các tác phẩm VH Phật giáo đời Lí (Cáo tật thị chúng, Ngôn hoài,...), Truyện Kiều, Lục Vân Tiên,...

+ Đề cao quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người.

  VD: Bạn đến chơi nhà, Khóc Dương Khuê,...

 

3. Cảm hứng thế sự

- Thế sự: cuộc sống con người, việc đời.

- Cảm hứng thế sự: bày tỏ suy nghĩ, thái độ, tình cảm với cuộc sống con người và việc đời.

- Xuất hiện từ VH cuối đời Trần (thế kỉ XIV), tồn tại và phát triển trong quá trình phát triển của VHTĐ, càng ở giai đoạn cuối của VHTĐ càng đậm nét⭢ VH đi từ cái thật của tâm trí đến cái thật của cuộc đời, xã hội.

- Nội dung biểu hiện:

 Các tác giả hướng tới hiện thực cuộc sống để ghi lại những “điều trông thấy”:

+ Những bài thơ về thói đời đen bạc của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

 

+ Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác), Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ) ⭢ bộ mặt thối nát của triều đình PK trong buổi suy tàn.

+ Thơ trào phúng thâm thuý về tình cảnh đất nước trong buổi nô lệ và thơ về đời sống nông thôn của Nguyễn Khuyến.

+ Bức tranh XH thành thị thời chế độ PK mạt vận, thực dân Pháp hoành hành trong thơ Tú Xương,...

 

 

- HS trình bày ý kiến chính xác, thuyết phục.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4.Củng cố

- Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, cảm hứng thế sự trong văn học trung đại.

  1. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.

 

Xem thêm
Giáo án Ngữ văn 10 tập 1 bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (tiết 2) mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Ngữ văn 10 tập 1 bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (tiết 2) mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Ngữ văn 10 tập 1 bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (tiết 2) mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Ngữ văn 10 tập 1 bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (tiết 2) mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Ngữ văn 10 tập 1 bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (tiết 2) mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống