Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 6: THỰC HÀNH LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN (T1) MỚI NHẤT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 6: THỰC HÀNH LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN (T1)
+ Sau khi học song học sinh hiểu được quy trình lắp đặt mạch điện, bảng điện.
+ Vẽ đợc sơ đồ lắp đặt mạch điện, bảng điện.
+ Lắp được bảng điện gồm 2 cầu chì, một ổ cắm điện và một công tắc điều khiển một bóng đèn đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật.
+ Làm việc cẩn thận, kiên trì, khoa học và an toàn.
+ Nghiêm túc trong tiết học, chuẩn bị bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Tìm tòi phát hiện kiến thức mới (10 phút). |
|||||||||||||||||||||||||||
GV: Giới thiệu bài học. GV: Nêu mục tiêu bài thực hành, nội quy thực hành. - Chia nhóm thực hành: mỗi nhóm 4-5 học sinh. |
Tiết 11. BÀI 6.THỰC HÀNH: LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN I.Dụng cụ, vật liệu và thiết bị. - SGK HS thực hiện theo nhóm |
||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của bảng điện (15 phút) |
|||||||||||||||||||||||||||
GV: Cho học sinh quan sát hình 6.1 kết hợp với mạch điện thực tế ở lớp học và mô tả theo yêu cầu sau: ? Em hãy liệt kê những thiết bị được lắp đặt trên bảng điện? Trình bày chức năng của thiết bị đó trong mạch điện?
GV: Bảng điện trong lớp học là bảng điện chính hay bảng điện nhánh của hệ thống điện của trường học? GV: Em hãy mô tả bảng điện nhánh của mạng điện nhà em ? GV: Rút ra kết luận về vai trò, chức năng bảng điện trong mạng điện trong nhà: bảng điện trong nhà dùng dể phân phối điểu khiển nguồn năng lượng điện cho mạng điện và những đồ dùng điện. |
II. Nội dung và trình tự thực hành. 1.Tìm hiểu chức năng của bảng điện HS: Nghiên cứu trả lời. - Mạng điện trong nhà thường có hai loại bảng điện: bảng điện chính và bảng điện nhánh… - Những thiết bị được lắp trên bảng điện: +) Cầu chì: bảo vệ mạch điện, tránh đoản mạch. +) Ổ cắm: dùng để đưa điện vào dụng cụ dùng điện. +) Công tơ: dùng để nối hoặc cắt dụng cụ điện với nguồn điện ( U < 500V ) +) Cầu dao: dùng để đóng cắt mạch điện bằng tay đơn giản, được sử dụng trong các mạch điện có điện áp nguồn cung cấp đến 200V ( điện 1 chiều ) và đến 300V ( điện xoay chiều). +) Áptômát: là khí cụ điện dùng để tự động cắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắt mạch và sụt áp… HS: là bảng điện nhánh…
HS: liên hệ trả lời (VD: gồm 2 cầu chì, 2 ổ cắm, 1 công tắc điều khiển, 1 bóng đèn.)
|
||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 3: Tìm hiểu sơ đồ lắp đặt mạch điện (15 phút). |
|||||||||||||||||||||||||||
GV: Cho học sinh quan sát một số sơ đồ điện cho học sinh nhận biết, phân biệt sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện.
GV: Mạch điện, bảng điện gồm những phần tử nào? Có mối liên hệ như thế nào?
GV: Giải thích cho học sinh hiểu từ một sơ đồ nguyên lý, chúng ta có thể xây dựng được nhiều sơ đồ lắp đặt tuy nhiên phải: + tuỳ thuộc vào mục đích người sử dụng, vị trí bảng điện + vị trí cách lắp đặt các phần tử của mạch điện + phương pháp lắp đặt dây dẫn
|
2.Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện. HS Làm việc theo nhóm để tìm hiểu sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt bảng điện, trả lời câu hỏi. a. Sơ đồ nguyên lý: - Sơ đồ hình 6-2. HS: Gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc điều khiển, 1 bóng đèn. (Cầu chì nt công tắc nt bóng đèn) // (cầu chì nt ổ cắm) HS: Làm việc theo nhóm để vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện, giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ. b. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
|
||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 4: Củng cố bài học, giao nhiệm vụ về nhà (3 phút) |
|||||||||||||||||||||||||||
Củng cố (2 phút): - GV: Hướng dẫn học sinh tự đánh giá theo kết quả bài học theo tiêu chí đã nêu. Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy Giao nhiệm vụ về nhà (1 phút). - Về nhà tập vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để giờ sau thực hành lắp bảng điện. |
HS: tự đánh giá
HS: ghi nhiệm vụ về nhà |