Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 8 Bài 12: Thực hành đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt, có ren mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 12: THỰC HÀNH ĐỌC BẢN VẼ CHI
TIẾT ĐƠN GIẢN CÓ REN
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Củng cố quy trình đọc bản vẽ chi tiết chi tiết có Ren
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc bản vẽ chi tiết.
3. Thái độ:
- Có thái độ học tập đúng, nghiêm túc, biết phối hợp nhóm.
4. Năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật
- Năng lực triển khai công nghệ: Đọc, phân tích nội dung các bản vẽ kĩ thuật
- Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng taọ...
B. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Mô hình vật thể; Bản vẽ hình 12.1.
2.Học sinh:
- Giấy A4 kẻ sẵn về quy trình đọc, bút chì, com pa, tẩy, thước kẻ,
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (0’)
3. Bài mới: (38’)
a. Đặt vấn đề: (1’) Bản vẽ chi tiết bao gồm hình biểu diễn, các kích thước và các thông tin cần thiết khác để xác định chi tiết máy. Để nâng cao kĩ năng đọc bản vẽ chi tiết có ren chúng ta cùng nghiên cứu bài thực hành hôm nay.
b. Triển khai bài dạy: (37’)
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành (1’) - GV kiểm tra dụng cụ và vật liệu thực hành của Hs. - GV nêu mục tiêu cần đạt của bài thực hành. - HS lắng nghe Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung thực hành (15’) - GV cho hs quan sát bản vẽ 12.1 ? Trình bày quy trình đọc bản vẽ chi tiết - HS nhắc lại quy trình đọc bản vẽ chi tiết * Bước 1: Tên gọi chi tiết, vật liệu, tỉ lệ * Bước 2: Tên gọi hình chiếu, vị trí hình cắt * Bước 3: Kích thước chung của chi tiết, kích thước các phần của chi tiết * Bước 4: Gia công, xử lí bề mặt * Bước 5: Mô tả hình dạng và cấu tạo chi tiết, công dụng của chi tiết - GV tổng hợp ý kiến bổ sung và đưa ra quy trình đọc bản vẽ - HS quan sát – lắng nghe
Hoạt động 3: Tổ chức thực hành (21’) - GV yêu cầu HS tiến hành làm các bước theo đúng quy trình đọc bản vẽ - HS tiến hành làm bài - GV uốn nắn HS làm bài theo mẫu - HS chú ý lắng nghe và hoàn thành bài dưới sự hướng dẫn của GV |
I. Chuẩn bị - Dụng cụ: Thước, compa, bút chì, êke, tẩy... - Vật liệu: Giấy vẽ khổ A4
II. Nội dung thực hành 1. Các nội dung chính - Hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kỹ thuật, khung tên 2. Trình tự đọc bản vẽ * Bước 1: Tên gọi chi tiết, vật liệu, tỉ lệ * Bước 2: Tên gọi hình chiếu, vị trí hình cắt * Bước 3: Kích thước chung của chi tiết, kích thước các phần của chi tiết * Bước 4: Gia công, xử lí bề mặt * Bước 5: Mô tả hình dạng và cấu tạo chi tiết, công dụng của chi tiết II. Tổ chức thực hành Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có ren. a. Khung tên. - Tên gọi chi tiết: côn có ren. - Vật liệu: thép. - Tỉ lệ: 1:1. b. Hình biểu diễn. - Tên gọi hình chiếu: hình chiếu cạnh. - Vị trí hình cắt: hình cắt ở vị trí hình chiếu đứng. c. Kích thước. - Kích thước chung của chi tiết: 18, 10, ren m8x1, dài 10. d. Yêu cầu kĩ thuật. - Tôi cứng. - Làm tù cạnh. e. Tổng hợp. - Côn có dạng hình nón cụt có lỗ ren ở giữa. - Dùng để hãm sự trượt của các chi tiết khác (Côn có ren được ứng dụng trong các thiết bị làm việc với áp lực lớn, đòi hỏi độ kín khít và an toàn cao. Ví dụ như khi đấu nối các đường ống dẫn từ thiết bị bình chứa ra ngoài hay ngược lại... ) |
4. Củng cố: (5’)
- GV thu một số bài của HS chấm và nhận xét buổi thực hành
* Bước 1: Tên gọi chi tiết, vật liệu, tỉ lệ 2đ
* Bước 2: Tên gọi hình chiếu, vị trí hình cắt 2đ
* Bước 3: Kích thước chung của chi tiết, kích thước các phần của chi tiết 2đ
* Bước 4: Gia công, xử lí bề mặt 2đ
* Bước 5: Mô tả hình dạng và cấu tạo chi tiết, công dụng của chi tiết 2đ
5. HDVN: (1’)
+ Đọc trước bài 13
Nhận xét của tổ chuyên môn |
Nhận xét của hiệu phó |
Nhận xét của hiệu trưởng
|