Giáo án Công Nghệ 8 Bài 34: Thực hành dụng cụ bảo vệ an toàn điện mới nhất - CV5512

Tải xuống 9 2.7 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 8 Bài 34: Thực hành dụng cụ bảo vệ an toàn điện mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 34: THỰC HÀNH: DỤNG CỤ BẢO VỆ AN TOÀN ĐIỆN

I. MỤC TIÊU:

Dạy xong bài này, giáo viên cần làm cho học sinh:

1- Về kiến thức:

- Hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

- Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

2- Về kỹ năng:

- Hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

- Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

- Biết cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

- Sơ cứu được nạn nhân.

3- Thái độ:

- Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa điện.

- Giữ gìn vệ sinh phòng thực hành nhằm bảo vệ môi trường sạch sẽ.

4- Định hướng năng lực: Năng lực giao tiếp, quan sát, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên:

- Soạn giáo án đầy đủ và chi tiết, tham khảo một số tài liệu phục vụ cho giảng dạy.

- Vật liệu: Thảm cách điện, giá cách điện, găng tay cao su.

- Dụng cụ: Bút thử điện, kìm điện, tua vít có chuôi bọc vật liệu cách điện

- Đồ dùng điện như bàn là. quạt điện gồm cả hai loại không bị rò điện và có bị rò điện ra vỏ.

Học sinh:

- Nghiên cứu bài

- HS chuẩn bị trước mẫu báo cáo thực hành theo mẫu ở mục III bài 34,35.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, quan sát.

- Kĩ thuật dạy học giao nhiệm vụ, thảo luận cặp đôi.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 5’

  1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh với bài học mới, rèn khả năng tư duy cá nhân cho HS.
  2. Phương thức: Hoạt động cá nhân.
  3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng.
  4. Kiểm tra đánh giá: Học sinh đánh giá.
  5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi:

? Hãy kể tên các dụng cụ an toàn điện mà em biết.

? Tại sao phải sử dụng các dụng cụ an toàn điện.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ tìm ra câu trả lời cho câu hỏi của GV.

- GV có thể gợi ý, hướng dẫn HS làm việc.

* Báo cáo kết quả:

+ HS trả lời câu hỏi của GV.

*Đánh giá kết quả

- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC :

Hoạt động 2: Hình thành kĩ năng:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

HĐ 1: Tìm hiểu các dụng cụ an toàn điện.: 15’

1. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm cấu tạo, vật liệu chế tạo, cách sử dụng của các dụng cụ bảo vệ an toàn điện

 2. Phương thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày phiếu học tập.

4. Kiểm tra đánh giá:

+ Học sinh đánh giá.

+ GV đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

 - GV cho HS quan sát một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện, yêu cầu HS thảo luận nhóm  trả lời câu hỏi bằng phiếu học tập:

? Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, vật liệu chế tạo, cách sử dụng của các dụng cụ bảo vệ an toàn điện: thảm cách điện, găng tay cao su, ủng cao su.

- HS quan sát, tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân rồi thảo luận nhóm, suy nghĩ hoàn thành phiếu học tập.

- GV quan sát các nhóm làm việc.

* Báo cáo kết quả:

+ Đại diện nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.

*Đánh giá kết quả

- Đại diện các nhóm HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của nhóm bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV nhận xét, đánh giá.

- GV chốt kiến thức, ghi bảng.

HĐ 2: Tìm hiểu về bút thử điện: 15’

1. Mục tiêu: Nắm được cấu tạo, nguyên lí làm việc, cách sử dụng bút thử điện.

 2. Phương thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng.

4. Kiểm tra đánh giá:

+ Học sinh đánh giá.

+ GV đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

 - GV cho HS quan sát hình ảnh bút thử điện, mẫu vật bút thử điện thật, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi:

? Cấu tạo của bút thử điện gồm những bộ phận nào.

? Hãy nêu nguyên lí làm việc của bút thử điện.

- HS quan sát, tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ tìm ra câu trả lời.

- GV theo dõi HS làm việc.

* Báo cáo kết quả:

+ HS trình bày kết quả làm việc cá nhân.

*Đánh giá kết quả

- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV nhận xét, đánh giá.

- GV chốt kiến thức, ghi bảng.

 

* Chuyển giao nhiệm vụ:

 - GV cho HS quan sát GV làm mẫu sử dụng bút thử điện, yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

? Khi sử dụng bút thử điện cần tiến hành như thế nào.

? Tại sao dòng điện qua bút thử điện lại không gây nguy hiểm cho người sử dụng

- HS quan sát, tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân, sau đó thảo luận nhóm, suy nghĩ tìm ra câu trả lời.

- GV quan sát các nhóm làm việc.

* Báo cáo kết quả:

+ Đại diện nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.

*Đánh giá kết quả

- Đại diện các nhóm HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của nhóm bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV nhận xét, đánh giá.

- GV chốt kiến thức, ghi bảng

 

- GV sử dụng bút thử điện để kiểm tra xác định dây pha của mạch điện để làm mẫu cho HS quan sát.

 

* Chuyển giao nhiệm vụ:

 - GV yêu cầu HS quan sát GV làm mẫu, sau đó thực hiện cá nhân:

? Hãy dùng bút thử điện để xác định đâu là dây pha của mạch điện.

- HS quan sát, tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân: Sử dụng bút thử điện để kiểm tra mạch điện

- GV hướng dẫn HS thực hiện.

* Báo cáo kết quả:

+ HS trình bày kết quả làm việc cá nhân.

*Đánh giá kết quả

- HS khác nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV nhận xét, đánh giá.

- GV chốt kiến thức, ghi bảng.

I/Chuẩn bị:

 

  (SGK)

 

II/Nội dung và trình tự thực hành

1.Tìm hiểu các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

 

 

a.Tìm hiểu một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện: thảm cách điện, găng tay cao su, ủng cao su….

 

 

 

b.Ghi kết quả vào báo cáo thực hành.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.Tìm hiểu về bút thử điện.

a.Cấu tạo: Gồm:

+Đầu bút gắn liền với thân bút.

+Điện trở.

+Đèn báo.

+Lò xo.

+Nắp bút.

+Kẹp kim loại.

 

 

 

b.Nguyên lí làm việc.

(SGK)

 

c.Sử dụng bút thử điện.

- Khi thử, tay cầm bút phải chạm vào cái kẹp kim loại ở nắp bút. Chạm đầu bút vào chỗ cần thử điện, nếu đèn báo sáng thì điểm đó có điện.

 

C. Hoạt động luyện tập:5’

  1. Mục tiêu: củng cố kiến thức của HS về bút thử điện.
  2. Phương thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
  3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng.
  4. Kiểm tra đánh giá:

+ Học sinh đánh giá.

+ GV đánh giá.

  1. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

? Mô tả cấu tạo của bút thử điện? Trong đó bộ phận nào là quan trọng nhất, vì sao?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân rồi thảo luận nhóm, suy nghĩ tìm câu trả lời.

- GV quan sát các nhóm làm việc.

* Báo cáo kết quả:

+ Đại diện nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.

*Đánh giá kết quả

- Đại diện các nhóm HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của nhóm bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV nhận xét, đánh giá.

D. Hoạt động vận dụng:3’

  1. Mục tiêu: nắm vững kiến thức về dụng cụ an toàn điện từ đó có thể vận dụng vào thực tế.
  2. Phương thức: Hoạt động cá nhân
  3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng.
  4. Kiểm tra đánh giá:

+ Học sinh đánh giá.

+ GV đánh giá.

  1. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

 - GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi:

? Tại sao khi sử dụng bút thử điện, bắt buộc phải để tay vào kẹp kim loại ở nắp bút.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân suy nghĩ tìm câu trả lời.

- GV quan sát HS làm việc.

- Dự kiến sản phẩm: Vì khi để tay vào kẹp bút thì mới tạo được mạch điện khép kín thì khi đó đèn mới sáng được.

* Báo cáo kết quả:

+ HS trình bày kết quả làm việc.

*Đánh giá kết quả

- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV nhận xét, đánh giá.

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:2’

  1. Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức thực tế về dụng cụ an toàn điện
  2. Phương thức: Hoạt động cá nhân
  3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập cá nhân.
  4. Kiểm tra đánh giá:

+ HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau.

+ GV đánh giá vào tiết học sau.

  1. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

 - GV yêu cầu HS tìm hiểu thực tế ở gia đình mình để hoàn thành phiếu học tập cá nhân:

? Kể tên các dụng cụ bảo vệ an toàn điện được sử dụng trong gia đình em ? Nêu công dụng của chúng?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS về nhà làm việc cá nhân tìm hiểu thực tế ở gia đình mình để hoàn thành phiếu học tập.

* Báo cáo kết quả:

+ Tiết học sau HS trình bày kết quả làm việc.

*Đánh giá kết quả (Thực hiện ở tiết học sau)

- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV nhận xét, đánh giá.

*Dặn dò:GV yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài cho tiết học tiếp theo

* RÚT KINH NGHIỆM:

 

Xem thêm
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 34: Thực hành dụng cụ bảo vệ an toàn điện mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 34: Thực hành dụng cụ bảo vệ an toàn điện mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 34: Thực hành dụng cụ bảo vệ an toàn điện mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 34: Thực hành dụng cụ bảo vệ an toàn điện mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 34: Thực hành dụng cụ bảo vệ an toàn điện mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 34: Thực hành dụng cụ bảo vệ an toàn điện mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 34: Thực hành dụng cụ bảo vệ an toàn điện mới nhất - CV5512 (trang 7)
Trang 7
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 34: Thực hành dụng cụ bảo vệ an toàn điện mới nhất - CV5512 (trang 8)
Trang 8
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 34: Thực hành dụng cụ bảo vệ an toàn điện mới nhất - CV5512 (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Công Nghệ 8
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống