Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 8 Bài 2: Hình chiếu mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 2: HÌNH CHIẾU
A. MỤC TIÊU
1. 1. Kiến thức:
Học sinh hiểu được thế nào là hình chiếu
2. 2. Kĩ năng:
- Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật
- Biết được các hình chiếu của một vật thể trong thực tế
3. 3. Thái độ:
- Nghiêm túc, say mê, hứng thú với môn học.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Giáo án, sách giáo khoa.
- Mô hình hình hộp như hình 2.3, 2.4 SGK
- Bảng phụ
2. Học sinh:
-Vở ghi, sách giáo khoa, tìm hiểu trước nội dung bài học
C. PHƯƠNG PHÁP
+ PPDH gợi mở - vấn đáp
+ PPDH nêu và giải quyết vấn đề
+ PPDH trực quan
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra sĩ số lớp :……………………………………………………………...
2. Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy trình bày vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống và sản xuất. Cho ví dụ minh hoạ?
3. Bài mới
Giới thiệu bài học
Hình nhận được trên mặt phẳng khi ta chiếu vật thể lên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể. Vậy có các phép chiếu nào? Tên gọi hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay: “ Hình chiếu”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về hình chiếu GV: Nêu tình huống khi trời nắng hoặc tối có ánh điện ta nhìn thấy bóng của mình ở dưới mặt đất. Em hãy kết hợp quan sát hình 2.1 SGK/8 ? Chỉ ra đâu là mặt phẳng chiếu, tia chiếu, hình chiếu? HS: Quan sát, suy nghĩ và trả lời GV: Nhận xét, kết luận GV: Giải thích thêm kích thước và hình dạng của hình chiếu của cùng 1 vật thể không giống nhau tùy thuộc vào hướng chiếu của ánh sáng. HS: Lắng nghe và ghi chép bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các phép chiếu GV: Cho học sinh quan sát tranh hình 2.2 đặt câu hỏi: ? Nhận xét về đặc điểm của các tia chiếu trong các hình 2.2a, 2.2b, 2.2c SGK/8 GV: Yêu cầu HS thảo luận 2 em/1 nhóm HS: Suy nghĩ, thảo luận và trả lời câu hỏi GV: Nhận xét và kết luận Đặc điểm các tia chiếu khác nhau, cho ta các phép chiếu khác nhau. Có 3 phép chiếu HS: Lắng nghe và ghi chép bài ?* Cho ví dụ về các phép chiếu này trong tự nhiên? HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi GV: Nhận xét
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các hình chiếu vuông góc GV: Giới thiệu mô hình và các mặt phẳng chiếu. HS: Quan sát hình 2.3 và mô hình ba mặt phẳng chiếu ?Nêu vị trí của các mặt chiếu đối với vật thể? HS: Quan sát, suy nghĩ và trả lời câu hỏi GV: Nhận xét và kết luận về vị trí của các mặt phẳng chiếu GV: Quan sát mô hình và kết hợp với hình 2.4 (SGK/9) em hãy cho biết các mặt phẳng chiếu được đặt như thế nào đối với người quan sát? HS: Quan sát, suy nghĩ và trả lời câu hỏi GV: Yêu cầu HS đọc câu hỏi trong SGK/9 HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi GV: Nhận xét, kết luận HS: Lắng nghe và ghi chép bài
Hoạt động 4: Tìm hiểu vị trí các hình chiếu GV: Quan sát hình 2.5 (SGK/10)? Hãy cho biết vị trí các hình chiếu được sắp xếp như thế nào trên bản vẽ? GV: Chia nhóm thảo luận 1 bàn/1 nhóm trong 3 phút HS: Quan sát, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi Các nhóm trả lời và nhận xét chéo nhau GV: Nhận xét, kết luận HS: Lắng nghe, ghi chép bài |
I. Khái niệm về hình chiếu Khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng ta được một hình gọi là hình chiếu Hình 2.1(SGK/8)
II. Các phép chiếu Đặc điểm các tia chiếu khác nhau, cho ta các phép chiếu khác nhau
- Phép chiếu xuyên tâm (Hình 2.2a) - Phép chiếu song song (Hình 2.2b) - Phép chiếu vuông góc (Hình 2.2c)
III. Các hình chiếu vuông góc 1. Các mặt phẳng chiếu - Mặt chính diện (Mặt phẳng chiếu đứng) - Mặt nằm ngang (Mặt phẳng chiếu bằng) - Mặt cạnh bên phải ( Mặt phẳng chiếu cạnh)
2. Các hình chiếu Hình chiếu sẽ tương ứng với hướng chiếu - Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới - Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống - Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang
IV. Vị trí các hình chiếu - Các hình chiếu của một vật thể được vẽ trên cùng một mặt phẳng của bản vẽ - Mặt phẳng chiếu bằng được mở xuống dưới trùng với mặt phẳng chiếu đứng - Mặt phẳng chiếu cạnh được mở sang phải trùng với mặt phẳng chiếu đứng. Chú ý: SGK /10 |
4. Củng cố
- Gọi 1, 2 học sinh đọc phần ghi nhớ, có thể em chưa biết.
? Hãy ghi tên gọi mặt phẳng chiếu, tên hình chiếu và hướng chiếu tương ứng với các mặt phẳng vào bảng sau :
Mặt phẳng |
Mặt phẳng chiếu |
Hình chiếu |
Hướng chiếu |
Chính diện |
|
|
|
Nằm ngang |
|
|
|
Cạnh bên phải |
|
|
|
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK/10. Làm bài tập (SGK/10,11) vào vở bài tập (Giấy A4)
- Chuẩn bị nội dung bài mới,
E. RÚT KINH NGHIỆM
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................