Bộ câu hỏi lý thuyết hóa vô cơ có đáp án môn Hóa học lớp 12

Tải xuống 40 6.7 K 27

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Bộ câu hỏi lý thuyết hóa vô cơ có đáp án môn Hóa học lớp 12 , tài liệu bao gồm 40 trang giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi môn Hóa học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây

Mức độ: nhận biết – thông hiểu
Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. HCl trong C6H6 (benzen). B. CH3COONa trong nước.
C. Ca(OH)2 trong nước. D. NaHSO4 trong nước.
Câu 2: Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là
A. Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. B. Giấy quỳ chuyển sang màu xanh.
C. Giấy quỳ mất màu. D. Giấy quỳ không chuyển màu.
Câu 3: Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là
A. oxi. B. cacbon. C. silic. D. sắt.
Câu 4: Cho 4 kim loại: Mg, Al, Cr, Na. Kim loại cứng nhất là
A. Cr. B. Mg. C. Na. D. Fe

Câu 5: Phản ứng: Fe(NO3)2 + AgNO3
→ Fe(NO3)3 + Ag chứng minh điều gì?
A. Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe3+
B. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Ag+
C. Ag+ có tính khử mạnh hơn Fe2+
D. Fe2+ khử được Ag+
Câu 6: Hai chất nào sau đây đều là lưỡng tính?
A. Cr(OH)3 và Al(OH)3. B. Ba(OH)2 và Fe(OH)3.
C. Ca(OH)2 và Cr(OH)3. D. NaOH và Al(OH)3.
Câu 7: Quặng nào sau đây giàu sắt nhất?
A. Pirit sắt. B. Hematit đỏ. C. Manhetit. D. Xiđerit.
Câu 8: Nguyên tố nào sau đây là kim loại chuyển tiếp?
A. Na. B. Al. C. Cr. D. Ca.
Câu 9: Khí biogaz sản xuất từ chất thải chăn nuôi được sử dụng làm nguồn nhiên liệu trong sinh hoạt ở nông thôn. Tác dụng của việc sử dụng khí biogaz là
A. phát triển chăn nuôi.
B. đốt để lấy nhiệt và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
C. giải quyết công ăn việc làm ở khu vực nông thôn.
D. giảm giá thành sản xuất dầu, khí.
Câu 10: Chất nào dưới đây thuộc loại oxit bazơ?
A. Cr2O3. B. CO. C. CuO. D. CrO3.
Câu 11: Muối nào sau đây là muối axit?
A. NH4NO3. B. Na3PO4. C. Ca(HCO3)2. D. CH3COOK.
Câu 12: Loại phân nào sau đây không phải là phân bón hóa học?
A. Phân lân. B. Phân kali. C. Phân đạm. D. Phân vi sinh.
Câu 13: Oxit cao nhất của cacbon có công thức là
A. CO. B. C2O3. C. CO2. D. C2O4.
Câu 14: Nhôm là kim loại có khả năng dẫn điện và nhiệt tốt là do:
A. mật độ electron tự do tương đối lớn. B. dễ cho electron.
C. kim loại nhẹ. D. tất cả đều đúng.
Câu 15: Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là?
A. Zn2+, Cu2+, Ag+
B. Cr2+, Cu2+, Ag+
C. Cr2+, Au3+, Fe3+
D. Fe3+, Cu2+, Ag+
Câu 16: Người ta thường bảo quản kim loại kiềm bằng cách nào sau đây?
A. Ngâm trong giấm. B. Ngâm trong etanol. C. Ngâm trong nước. D. Ngâm trong dầu hỏa.
Câu 17: Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối sắt(III)?
A. Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl. B. Fe tác dụng với dung dịch HCl.
C. FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư).D. Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4.
Câu 18: Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết 
tủa. Chất X là
A. Ca(HCO3)2. B. CaCO3. C. BaCl2. D. AlCl3.
Câu 19: Để loại các khí: SO2; NO2; HF trong khí thải công nghiệp, người ta thường dẫn khí thải đi qua 
dung dịch nào dưới đây?
A. HCl. B. NaCl. C. NaOH. D. Ca(OH)2.
Câu 20: Cho dãy các chất: CO2, Al2O3, KOH, Al(OH)3, CaO, P2O5. Số chất trong dãy tác dụng được 
với H2O là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21: Các dung dịch NaCl, HCl, CH3COOH, H2SO4 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH nhỏ 
nhất là
A. HCl. B. CH3COOH. C. NaCl. D. H2SO4.

Câu 22: Thành phần chính của phân đạm urê là
A. (NH2)2CO. B. Ca(H2PO4)2. C. KCl. D. K2SO4.
Câu 23: Công thức phân tử CaCO3 tương ứng với thành phần hoá học chính của loại đá nào sau đây?
A. đá đỏ. B. đá vôi. C. đá mài. D. đá tổ ong.
Câu 24: Cho dãy các kim loại kiềm: Na, Li, Cs, Rb. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. Na. B. Rb. C. Li. D. Cs.
Câu 25: Điều chế kim loại K bằng cách:
A. Điện phân dung dịch KCl có màng ngăn.

B. Dùng CO khử K+trong K2O ở nhiệt độ cao.
C. Điện phân KCl nóng chảy.

D. Điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn.
Câu 26: Kim loại kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng: (1) Chế tạo các hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp; (2) Hợp kim Na - K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân; (3) Kim loại xesi dùng làm tế bào quang điện; (4) Các kim loại Na, K dùng để điều chế các dung dịch bazơ; (5) Chế 
tạo hợp kim Li - Al siêu nhẹ, dùng trong kĩ thuật hàng không. Phát biểu đúng là:
A. (1), (2), (3), (5). B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (3), (4), (5). D. (1), (2), (4), (5).
Câu 27: Kim loại Fe tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt(III)?
A. HNO3 đặc, nguội. B. dung dịch CuSO4. C. H2SO4 loãng. D. HNO3 loãng dư.
Câu 28: Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng giải phóng khí X (không màu, dễ hoá nâu trong không khí). Khí X là
A. NO. B. NH3. C. N2O. D. NO2.
Câu 29: Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được chất kết tủa màu đen. Hãy cho biết hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các khí sau?
A. H2S. B. CO2. C. SO2. D. NH3.
Câu 30: Cho dãy các chất: FeO, Fe3O4, Al2O3, HCl, Fe2O3, FeCO3. Số chất trong dãy bị oxi hoá bởi dung dịch H2SO4 đặc, nóng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 31: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?
A. HCl. B. K3PO4. C. KBr. D. HNO3.
Câu 32: Muối nào tan trong nước
A. Ca3(PO4)2. B. CaHPO4. C. Ca(H2PO4)2. D. AlPO4.
Câu 33: Silic đioxit tác dụng được với dung dịch axit nào sau đây?
A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI.
Câu 34: Kim loại nhôm, sắt, crom bị thụ động hóa trong dung dịch nào?
A. KOH. B. H2SO4 loãng. C. H2SO4 đặc nguội. D. NaOH.
Câu 35: Để bảo vệ vỏ tàu biểu làm bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại :
A. Cu. B. Ag. C. Pb. D. Zn.
Câu 36: Cho một vật bằng nhôm vào dung dịch NaOH. Số phản ứng hóa học đã xảy ra là
A. 4 . B. 3. C. 2. D. 1 .
Câu 37: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ
A. không màu sang màu vàng. B. không màu sang màu da cam.
C. màu da cam sang màu vàng. D. màu vàng sang màu da cam.
Câu 38: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển sang màu nâu đỏ. Công thức của X là
A. FeCl3. B. FeCl2. C. CrCl3. D. MgCl2.

Câu 39: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Clo được dùng để diệt trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch.
B. Amoniac được dùng để điều chế nhiên liệu cho tên lửa.
C. Lưu huỳnh đioxit được dùng làm chất chống thấm nước.
D. Ozon trong không khí là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi khí hậu.
Câu 40: Thí nghiệm nào sau đây có kết tủa sau phản ứng?
A. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Cr(NO3)3.
B. Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
C. Thổi CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
D. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
Câu 41: Những chất nào dưới đây thuộc loại chất điện li yếu?
A. H2O, CuSO4. B. CH3COOH, HNO3. C. H2O, CH3COOH. D. H2O, NaCl.
Câu 42: Hai khoáng vật chính của photpho là
A. Apatit và photphorit. B. Photphorit và cacnalit.
C. Apatit và đolomit. D. Photphorit và đolomit.
Câu 43: Chất nào sau đây không phải là nguyên liệu của công nghiệp sản xuất xi măng?
A. Đất sét. B. Đá vôi. C. Cát. D. Thạch cao.
Câu 44: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.
B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.
C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.
D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.
Câu 45: Trong tự nhiên, caxi sunphat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. Thạch cao sống. B. Thạch cao nung. C. Thạch cao khan. D. Đá vôi.
Câu 46: Cho phản ứng :
3 3 3 2 aFe bHNO cFe(NO ) dNO eH O + → + +
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất thì tổng (a+b) bằng
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 47: Chất X tan trong nước và tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng. Chất X là chất nào sau 
đây?
A. FeS. B. PbS. C. Na2S. D. CuS.
Câu 48: Nước muối sinh lí để sát trùng, rửa vết thương trong y học có nồng độ
A. 0,9%. B. 9%. C. 1%. D. 5%.
Câu 49: Cho dãy các chất: CaCO3, K, Mg, Cu, Al, PbS. Số chất tác dụng với dung dịch HCl là?
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 50: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. MgCl2. B. HClO3. C. Ba(OH)2. D. C6H12O6 (glucozơ).
Câu 51: Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do
A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ. B. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm.
C. phân tử nitơ có liên kết ba khá bền. D. phân tử nitơ không phân cực.


Câu 53: Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa 
như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cu2+ oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+
B. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+
C. Cu khử được Fe3+ thành Fe.

D. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+
Câu 54: Cho hỗn hợp các kim loại Fe, Mg, Zn vào cốc đựng dung dịch CuSO4 dư, thứ tự các kim loại tác dụng với muối là:
A. Fe, Zn, Mg. B. Mg, Zn, Fe. C. Mg, Fe, Zn. D. Zn, Mg, Fe.
Câu 55: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là
A. ns2np1
B. ns1
C. ns2
D. ns2np2
Câu 56: Cho phương trình hóa học của hai phản ứng sau:
FeO + CO →Fe + CO2
3FeO + 10HNO3→3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
Hai phản ứng trên chứng tỏ FeO là chất
A. chỉ có tính bazơ. B. chỉ có tính oxi hóa.
C. chỉ có tính khử. D. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
Câu 57: Sự thiếu hụt nguyên tố (ở dạng hợp chất) nào sau đây gây bệnh loãng xương?
A. Sắt. B. Kẽm. C. Canxi. D. Photpho.
Câu 58: Chất Z có phản ứng với dung dịch HCl, còn khi phản ứng với dung dịch nước vôi trong tạo ra chất kết tủa. Chất Z là
A. NaHCO3. B. CaCO3. C. Ba(NO3)2. D. AlCl3.
Câu 59: Khí X được điều chế bằng cách cho axit phản ứng với kim loại hoặc muối và được thu vào ống nghiệm theo cách sau:
 Khí X được điều chế bằng phản ứng nào sau đây?
Từ cách thu khí ta suy ra X là khí nhẹ hơn không khí. Vậy X là H2

A. Zn + 2HCl ⎯⎯→ZnCl2 + H2.
B. CaCO3 + 2HCl ⎯⎯→CaCl2 + CO2 + H2O.
C. 2KMnO4 + 16HCl ⎯⎯→2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
D. Cu + 4HNO3⎯⎯→Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.
Câu 60: Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng?
A. HCl H Cl . → ++ −
B. CH COOH H CH COO . 3 3

C. 3 H PO 3H PO . 3 4 4+ − +
D. 3 Na PO 3Na PO . 3 4 4 → ++ −
Câu 61: Điểm giống nhau giữa N2 và CO2 là
A. đều không tan trong nước. B. đều có tính oxi hóa và tính khử.
C. đều không duy trì sự cháy và sự hô hấp. D. đều gây hiệu ứng nhà kính.
Câu 62: Loại than nào sau đây không có trong tự nhiên?
A. Than chì. B. Than antraxit. C. Than nâu. D. Than cốc

Câu 63: Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?
A. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có khối lượng riêng lớn và có ánh kim.
C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim.
D. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng.
Câu 64: Hai oxit nào sau đây đều bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao?
A. Al2O3 và ZnO. B. ZnO và K2O. C. Fe2O3 và MgO. D. FeO và CuO.
Câu 65: Dãy các chất: Al, Al(OH)3, Al2O3, AlCl3. Số chất lưỡng tính trong dãy là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 66: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH loãng, vừa phản ứng với dung dịch HCl 
loãng?
A. CrCl3. B. Fe(NO3)2. C. Cr2O3. D. NaAlO2.
Câu 67: Chất làm đục nước vôi trong và gây hiệu ứng nhà kính là
A. CH4. B. CO2. C. SO2. D. NH3.
Câu 68: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn 
chỉ thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch X là
A. CuSO4. B. AlCl3. C. Fe(NO3)3. D. Cu.
Câu 69: Cho thí nghiệm được mô tả như hình vẽ
Phát biểu nào sai?
X không thể là CaSO3 vì khi đó Y sẽ là SO2, khí này tan nhiều trong nước nên không thể thu được 
bằng cách đẩy nước.
A. Khí Y là O2. B. X là hỗn hợp KClO3 và MnO2.
C. X là KMnO4. D. X là CaSO3.
Câu 70: Trong dung dịch H3PO4 (bỏ qua sự phân li của H2O) chứa bao nhiêu loại ion?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 71: Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại 
gần nhau thì thấy xuất hiện
A. khói màu trắng. B. khói màu tím. C. khói màu nâu. D. khói màu vàng.
Câu 72: Tủ lạnh dùng lâu sẽ có mùi hôi, có thể cho vào tủ lạnh một ít cục than hoa để khử mùi hôi này. 
Đó là vì:
A. Than hoa có thể hấp phụ mùi hôi.
B. Than hoa tác dụng với mùi hôi để biến thành chất khác.
C. Than hoa sinh ra chất hấp phụ mùi hôi.
D. Than hoa tạo ra mùi khác để át mùi hôi.
Câu 73: Kim loại phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Ag. B. Mg. C. Cu. D. Au

Câu 74: Kim loại X là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, chế tạo các loại thép chống gỉ, không gỉ…Kim loại X là?
A. Fe. B. Ag. C. Cr. D. W.
Câu 75: Nhôm thể hiện tính chất nào sau đây?
(1) Nhôm có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện.
(2) Là kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng.
(3) Nhôm dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, tốt hơn các kim loại Fe và Cu.
(4) Nhôm là kim loại nhẹ, nóng chảy ở nhiệt độ 660oC.
(5) Nhôm là nguyên tố s.
A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (4), (5). D. (1), (2), (3), (4).
Câu 76: Cho phản ứng của Fe với oxi như hình vẽ sau. Vai trò của lớp nước ở đáy bình là 
A. Giúp cho phản ứng của Fe với oxi xảy ra dễ dàng hơn.
B. Hòa tan oxi để phản ứng với Fe trong nước.
C. Tránh vỡ bình vì phản ứng tỏa nhiệt nhanh.
D. Giúp cho phản ứng của Fe với oxi xảy ra dễ dàng hơn; hòa tan oxi để phản ứng với Fe trong nước; tránh vỡ bình vì phản ứng tỏa nhiệt nhanh.
Câu 77: Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch chứa chất X thấy tạo kết tủa T màu vàng. Cho kết tủa T tác dụng với dung dịch HNO3 dư thấy kết tủa tan. Chất X là
A. KCl. B. KBr. C. KI. D. K3PO4.
Câu 78: Một chất có chứa nguyên tố oxi, dùng để làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên Trái Đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là
A. ozon. B. oxi. C. lưu huỳnh đioxit. D. cacbon đioxit.
Câu 79: Cho dãy các chất: AgNO3, CuS, FeO, Fe, Cr(OH)3, Fe(NO3)2. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 80: Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. AlCl3 và CuSO4. B. HCl và AgNO3.
C. NaAlO2 và HCl. D. NaHSO4 và NaHCO3.
Câu 81: Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta dùng mặt nạ phòng độc có chứa
A. đồng(II) oxit và mangan oxit. B. đồng(II) oxit và magie oxit.
C. đồng(II) oxit và than hoạt tính. D. than hoạt tính.
Câu 82: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm tạo “khói trắng” từ hai dung dịch X và Y:Biết mỗi dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. X, Y không phải cặp chất nào dưới đây?Các phản ứng tạo ra “khói trắng”:

A. NH3 và HCl. B. CH3NH2 và HCl. C. (CH3)3N và HCl. D. Benzen và Cl2.
Câu 83: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.
C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.
D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được.
Câu 84: Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn?
A. Tráng kẽm lên bề mặt sắt. B. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt.
C. Gắn đồng với kim loại sắt. D. Tráng thiếc lên bề mặt sắt.
Câu 85: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:
A. FeO, CuO, Cr2O3. B. PbO, K2O, SnO. C. Fe3O4, SnO, BaO. D. FeO, MgO, CuO.
Câu 86: Oxi nào sau đây tác dụng với H2O tạo hỗn hợp axit?
A. SO2. B. CrO3. C. P2O5. D. SO3.
Câu 87: Trong số các nguồn năng lượng sau đây, nhóm các nguồn năng lượng nào được coi là năng lượng sạch?
A. Điện hạt nhân, năng lượng thuỷ triều. B. Năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều.
C. Năng lượng nhiệt điện, năng lượng địa điện. D. Năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân.
Câu 88: Trong thành phần của khí than ướt và khí than khô (khí lò gas) đều có khí X. X không màu, không mùi, rất độc; X có tính khử mạnh và được sử dụng trong quá trình luyện gang. X là khí nào sau đây?
A. CO2. B. CO. C. NH3. D. H2.
Câu 89: Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: NaHCO3, Ba(HCO3)2, FeCl3, CuCl2, AlCl3, FeSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 1.
Câu 91: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. H2. B. N2. C. CO2. D. O2

Xem thêm
Bộ câu hỏi lý thuyết hóa vô cơ có đáp án môn Hóa học lớp 12 (trang 1)
Trang 1
Bộ câu hỏi lý thuyết hóa vô cơ có đáp án môn Hóa học lớp 12 (trang 2)
Trang 2
Bộ câu hỏi lý thuyết hóa vô cơ có đáp án môn Hóa học lớp 12 (trang 3)
Trang 3
Bộ câu hỏi lý thuyết hóa vô cơ có đáp án môn Hóa học lớp 12 (trang 4)
Trang 4
Bộ câu hỏi lý thuyết hóa vô cơ có đáp án môn Hóa học lớp 12 (trang 5)
Trang 5
Bộ câu hỏi lý thuyết hóa vô cơ có đáp án môn Hóa học lớp 12 (trang 6)
Trang 6
Bộ câu hỏi lý thuyết hóa vô cơ có đáp án môn Hóa học lớp 12 (trang 7)
Trang 7
Bộ câu hỏi lý thuyết hóa vô cơ có đáp án môn Hóa học lớp 12 (trang 8)
Trang 8
Bộ câu hỏi lý thuyết hóa vô cơ có đáp án môn Hóa học lớp 12 (trang 9)
Trang 9
Bộ câu hỏi lý thuyết hóa vô cơ có đáp án môn Hóa học lớp 12 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 40 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống