LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
(Tự học có hướng dẫn)
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
- Nắm được khái niệm về đoạn văn; nội dung và nhiệm vụ của đoạn văn trong văn bản tự sự.
- Biết cách viết một đoạn văn, nhất là đoạn ở phần thân bài để góp phần hoàn thiện một bài văn tự sự; sử dụng các phương tiện liên kết câu để đoạn văn được mạch lạc và chặt chẽ.
- Nâng cao ý thức tìm hiểu và học tập cách viết các đoạn văn trong văn bản tự sự. Chăm chỉ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
- HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- GV kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Lớp |
Thứ (Ngày dạy) |
Sĩ số |
HS vắng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.
- GV kiểm tra bài cũ: Phân tích vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một đoạn văn tự sự?
Hoạt động 1. Khởi động
Bất cứ một văn bản nào cũng có thể bao gồm từ một đến nhiều đoạn văn hợp thành để thể hiện một chủ đề nào đó. Văn bản tự sự cũng vậy. Vậy đoạn văn trong văn bản tự sự có đặc điểm như thế nào? Làm thế nào để viết tốt những đoạn văn đó, đấy chính là nội dung của tiết học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới Yêu cầu hs đọc phần I(sgk). Yêu cầu hs nhắc lại một số kiến thức: - Nêu khái niệm đoạn văn?
- Cấu trúc chung của đoạn văn là gì?
- Em đã được học về các loại đoạn văn nào? Sự phân loại các đoạn văn đó dựa trên cơ sở nào?
- Trong văn bản tự sự, ngoài cách phân loại như trên, người ta còn dùng tiêu chí nào để phân loại? Theo đó, có các loại đoạn văn tự sự nào?
- Nội dung và nhiệm vụ riêng và chung của các đoạn văn trong văn bản tự sự là gì?
HS đọc yêu cầu bài tập 1. - Các đoạn văn đã trích có thể hiện đúng dự kiến của tác giả ko? Nội dung và giọng điệu của đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống và khác nhau?
- Em học được điều gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc?
HS đọc yêu cầu của bài tập 2. - Có thể coi đây là đoạn văn trong văn bản tự sự không? Vì sao? Theo anh(chị), đoạn văn đó thuộc phần nào của “truyện ngắn” mà bạn đó định viết?
- Viết đoạn văn này, bạn học sinh đó đã thành công ở nội dung nào? Nội dung nào bạn còn phân vân và để trống? Anh (chị) hãy viết tiếp vào những chỗ trống đó?
- Qua kinh nghiệm của nhà văn Nguyên Ngọc và thu hoạch từ hai bài tập trên, anh (chị) hãy nêu cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự?
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành Yêu cầu hs đọc và thảo luận làm bài tập 1 tại lớp và về nhà hoàn thành bài tập 2
|
I. Đoạn văn trong văn bản tự sự: 1. Khái niệm đoạn văn: - Là một bộ phận của văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm qua hàng, thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. 2. Cấu trúc chung của đoạn văn: Thường do nhiều câu tạo thành, gồm: - Câu nêu ý khái quát (câu chủ đề). - Các câu triển khai. 3. Các loại đoạn văn trong văn bản tự sự: - Theo cấu trúc và phương thức tư duy: + Đoạn văn diễn dịch. + Đoạn văn quy nạp. + Đoạn văn song hành. + Đoạn văn móc xích. + Đoạn văn tổng- phân - hợp. - Theo kết cấu thể loại văn bản: + Các đoạn văn thuộc phần mở truyện. + Các đoạn văn thuộc phần thân truyện. + Các đoạn văn thuộc phần kết truyện. 4. Nội dung và nhiệm vụ của đoạn văn trong văn bản tự sự: - Nội dung và nhiệm vụ riêng: tả cảnh, tả người, kể sự việc, biểu cảm, bình luận, đối thoại, độc thoại,... - Nội dung và nhiệm vụ chung: thể hiện chủ đề, ý nghĩa văn bản. II. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự: 1. Tìm hiểu ngữ liệu: a. Các đoạn văn trong truyện ngắn Rừng xà nu: - Nét giống: + Nội dung: tả sự đau thương và sức sống mãnh liệt của rừng xà nu. + Giọng điệu: ngợi ca. - Nét khác: + Đoạn mở: ⭢ Hình ảnh cây xà nu gợi hiện thực cuộc sống đau thương nhưng bất khuất của con người Tây Nguyên. + Đoạn kết: ⭢ Hình ảnh cây xà nu gợi sự bất diệt, ngày một trưởng thành, lớn mạnh của con người Tây Nguyên. - Bài học: + Trước khi viết nên dự kiến ý tưởng về các phần của truyện, nhất là phần đầu và phần cuối. + Phần mở và kết truyện nên hô ứng với nhau, thể hiện rõ chủ đề của truyện. + Thống nhất về giọng điệu ở phần đầu và phần kết. b. Đoạn văn trong truyện về hậu thân của chị Dậu: - Đó là đoạn văn tự sự. Vì: + Có yếu tố tự sự: có nhân vật, sự việc, chi tiết. + Có yếu tố miêu tả và biểu cảm phụ trợ. ⭢ Thuộc phần thân truyện.
- Thành công của đoạn văn: Kể sự việc: chị Dậu ⭢ rất sinh động. - Nội dung còn phân vân: + Tả cảnh. + Tả diễn biến tâm trạng (nội tâm) nhân vật. - Gợi ý một vài chi tiết: + Tả cảnh: + Tâm trạng chị Dậu: 2. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự: - Cần hình dung sự việc xảy ra ntn rồi lần lượt kể lại diễn biến của nó.
III. Luyện tập: Bài 1: - Sự việc: phá bom nổ chậm của các cô thanh niên xung phong. ⭢ Thuộc phần thân truyện: Ngôi sao xa xôi. - Sai sót về ngôi kể: nhầm lẫn ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. ⭢ Sửa lại: thay bằng từ “tôi”. - Kinh nghiệm: Cần chú ý tới ngôi kể, đảm bảo sự thống nhất về ngôi kể. |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
- Các loại đoạn văn trong văn bản tự sự.
- Cách viết đoạn văn tự sự.
- Học bài và hoàn thiện bài tập.
- Chuẩn bị bài : Ôn tập văn học dân gian Việt Nam.