Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Ôn tập giữa học kì 1 (tiếp theo) mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
ÔN TẬP GHKI (TT)
I. MỤC TIÊU
- Thông qua giờ ôn tập nhằm giúp HS củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học.
- Hiểu được tác dụng của các phương thức canh tác. Vận dụng được kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi ôn tập
- Có ý thức lao động, có tinh thần chịu khó, cẩn thận, chính xác.
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
- PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
- Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ
III. CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị của thầy: Tranh ảnh, bảng phụ, hệ thống câu hỏi.
- Chuẩn bị của Trò: đồ dùng, dụng cụ học tập.
Tại sao phải thu hoạch đúng lúc, nhanh, gọn và cẩn thận ?
Người ta thường bảo quản nông sản bằng cách nào? Hãy liên hệ ở địa phương em? cho ví dụ?
Hs: Trả lời các câu hỏi.
Gv: Nhận xét câu trả lời câu hỏi của học sinh, cho điểm.
4. Bài mới
Hoạt động 1 : Gv giới thiệu bài học
Chúng ta đó học hết phần Trồng trọt. Hôm nay, chúng ta sẽ ôn tập phần này để tiết sau kiểm tra HK.
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức |
Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức. GV vẽ sơ đồ tóm tắt nội dung phần trồng trọt lên bảng. Sau đó Trình bày nội dung chính của từng chương. Hoạt động 3: Gv hdẫn hs trả lời câu hỏi (SGK/Tr.53) - GV chia nhóm - Giao nhiệm vụ cho các nhóm N1: câu 1, 2 N2: Câu 3, 4 N3: Câu 5, 6 N4: Câu 7, 8 N5: Câu 9, 10 N6: Câu 11, 12, 13. - Gọi đại diện nhóm báo cáo Sau mỗi nhóm báo cáo, gọi nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức (trong mỗi câu có thể HS sẽ hỏi thêm để mở rộng kiến thức) - Gọi nhóm 1 báo cáo - Câu 1: Trình bày vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt ? Câu 2: Trình bày vai trò và sử dụng phân bón trong nông nghiệp ? - Gọi nhóm 2 báo cáo Câu 3: Đất trồng là gì ? Trình bày thành phần và tính chất của đất trồng ?
Câu 4: Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng ? - Gọi nhóm 3 báo cáo
Câu 5: Trình bày khái niệm sâu, bệnh hại cây trồng và các biện pháp phòng trừ ?
Câu 6: Giải thích tại sao biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh để phòng trừ sâu, bệnh hại lại ít tốn công và dễ thực hiện, chi phí ít nhưng mang lại hiệu quả cao ? - Gọi nhóm 4 báo cáo Câu 7: Trình bày tác dụng làm đất và bón phân lót đối với cây trồng ?
Câu 8: Tại sao phải tiến hành kiểm tra xử lý hạt giống khi gieo trồng cây nông nghiệp ? - Gọi nhóm 5 báo cáo
Câu 9: Trình bày ưu điểm và nhược điểm của phương pháp gieo trồng bằng hạt và trồng cây con ?
Câu 10: Trình bày tác dụng của công việc chăm sóc đối với cây trồng ? Giải thích câu tục ngữ : ”Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn” ? - Gọi nhóm 6 báo cáo
Câu 11: Hãy Trình bày tác dụng của việc thu hoạch đúng với thời vụ, bảo quản và chế biến kịp thời đối với nông sản. Liên hệ ở địa phương em đã thực hiện như thế nào ? Câu 12: Trình bày ảnh hưởng của phân bón đến môi trường và sinh thái ?
Câu 13: Trình bày tác hại của thuốc hoá học trừ sâu bệnh đối với môi trường, con người và các sinh vật khác ?
*Kết luận: Các em phải nắm được nội dung trên để vận dụng vào thực tế trong sản xuất và đời sống.
|
I. Kiến thức: Sơ đồ 4: Hệ thống hóa kiến thức phần trồng trọt (T 52)
II. Kĩ năng: - Câu 1: * Vai trò: + Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. + Cung cấp thức ăn cho gia súc. + Cung cấp nguyờn liệu cho ngành cụng nghiệp. + Cung cấp nông sản để xuất khẩu. * Nhiệm vụ:đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. - Câu 2: - Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. - Thành phần của đất trồng: có 3 thành phần: + Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng. + Phần khớ: Cung cấp oxi cho cây quang hợp. + Phần lỏng: Cung cấp nước cho cây. - Tính chất chính của đất: + Thành phần cơ giới của đất. + Độ chua, độ kiềm. + Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất. + Độ phì nhiêu của đất). - Câu 3: (- Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây. - Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. - Tuỳ theo từng thời kì mà người ta có cách sử dụng phân bón khác nhau: Bún lót hay bón thúc) - Câu 4: Giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng suất, chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng. - Phương pháp chọn tạo giống cây trồng: chọn lọc, lai, gây đột biến và nuôi cấy mô. - Câu 5: Khái niệm về sâu, bệnh hại: - Côn trùng là động vật không xương sống thuộc ngành Chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh, đầu có một đôi râu. - Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác dụng của các tác nhân gây bệnh và điều kiện sống không thuận lợi. - Câu 6: Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh tốn ít công, dễ thực hiện, chi phí ít vì canh tác có thể tránh được những kỳ sâu bệnh phát triển, cây phù hợp với điều kiện sống, chống sâu bệnh hại.
- Câu 7: - Làm cho đất tơi xốp, bằng phẳng, diệt cỏ dại, mầm mống sâu bệnh, cải tạo lại đất giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. - Câu 8: Kiểm tra, xử lí hạt giống trước khi gieo trồng giúp chúng ta phát hiện ra mầm mống sâu bệnh có trong hạt hay giống có lẫn hạt khác hoặc cỏ dại không, đồng thời kiểm tra được sức nẩy mầm của hạt từ đó tuỳ theo mức độ mà xử lí và cân nhắc xem hạt giống đó đem gieo trồng có được hay không. - Câu 9: Gieo vãi: + Ưu điểm: nhanh, ít tốn công. + Nhược điểm: số lượng hạt nhiều, chăm sóc khó khăn. - Gieo hàng, hốc: + Ưu điểm: tiết kiệm hạt giống, chăm sóc dễ dàng. + Nhược điểm: tốn nhiều công. - Câu 10: Gồm các biện pháp sau: + Tỉa, dặm cây: loại bỏ cây yếu, bệnh, sâu và dặm cây khoẻ vào chổ hạt không mọc, cây bị chết để đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng. + Làm cỏ, vun xới: Diệt cỏ dại, làm cho đất tơi xốp, chống đổ, hạn chế bốc hơi nuớc. + Tưới, tiêu nước: đảm bảo lượng nước cho cây trồng. + Bón phân thúc: nhằm tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng , phát triển tốt. - Câu 11: Để giảm hao hụt, giữ được chất lượng sản phẩm, sử dụng được lâu dài…. - Câu 12: Tỏc hại: + Đối với môi trường: gây ô nhiểm môi trường (nước, đất, không khí), ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người. + Đối với sinh vật: ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các sinh vật…. - Câu 13: Tác hại: + Đối với môi trường: gây ô nhiểm môi trường (nước, đất, không khí), ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người. + Đối với sinh vật: gây chết hàng loạt sinh vật như: cá, tôm, các loài thiên địch….
|
5. Củng cố:
- Khắc sâu kiến thức trọng tâm.
- GV Nhận xét về sự chuẩn bị bài và thái độ học tập của học sinh
- GV đánh giá giờ học của học sinh.
6. Hướng dẫn về nhà:
- Học kĩ các bài học để chuẩn bị cho bài kiểm tra đạt kết quả tốt.