Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Ôn tập giữa học kì 2 mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
ÔN TẬP GHKII
I. MỤC TIÊU
- Củng cố kiến thức về lâm nghiệp và đại cương về kĩ thuật chăn nuôi.
- Vận dụng được kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi ôn tập.
- Rèn luyện ý thức tự học, sáng tạo, chủ động.
II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Chuẩn bị của thầy: Bảng phụ, hệ thống câu hỏi.
- Chuẩn bị của Trò: Đồ dùng, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV trả báo cáo thực hành và nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 1: Gv giới thiệu bài học
Chúng ta đã học hết phần Lâm nghiệp và phần Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi có tổng cộng 22 bài. Hôm nay, chúng ta sẽ ôn tập phần này để giờ sau kiểm tra 1 tiết. Giáo viên ghi bảng: Ôn tập.
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức |
Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức. - GV vẽ sơ đồ tóm tắt nội dung phần lâm nghiệp lên bảng. - Sau đó Trình bày nội dung chính của từng chương. - Gv vẽ sơ đồ tóm tắt nội dung chính Chương I: Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi. Hoạt động 3: Gv hdẫn hs trả lời câu hỏi (SGK/Tr 79) và câu 1, 3, 4, 5, 6 (SGK/Tr 129). - GV chia nhóm - Giao nhiệm vụ cho các nhóm N1: câu 1,2 ,3 N2: Câu 4,5,6 N3: Câu 7,8,9 N4: Câu 10,11,12,13 N5: Câu 14,15,1 (129) N6: Câu 3,4,5,6 (129) - Gọi đại diện nhóm báo cáo Sau mỗi nhóm báo cáo, gọi nhóm khác nhận xét và bổ sung GV nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức( trong mỗi câu có thể HS sẽ hỏi thêm để mở rộng kiến thức) Câu1: Tại sao phải bảo vệ rừng? Dùng các biện pháp nào để bảo vệ rừng? Câu 2: Việc phá rừng trong thời gian qua ở nước ta đãgây ra những hậu quả gì? Câu 3: Nơi đặt vườn ươm cây rừng cần có những yêu cầu nào? Câu 4: Có mấy cách kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm?
Câu 5: Trình bày thời vụ và qui trình gieo hạt cây rừng ở nớc ta?
Câu 6: Giải thích mục đích , nội dung của các công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng?
Câu 7: Trình bày thời vụ và qui trình trồng cây gây rừng bằng cây con có bầu và cây con rễ trần ở nước ta?
Câu 8: Rừng sau khi trồng nếu không chăm sóc sẽ gây ra hậu quả gì , tại sao ?
Câu 9: Giải thích mục đích, nội dung các biện pháp chăm sóc rừng sau khi trồng ?
Câu 10: Có mấy loại khai thác rừng? Phân biệt những đặc điểm chủ yếu?
Câu 11: Khai thác gỗ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay phải tuân theo các điều kiện gì?
Câu 12: Để phục hồi lại rừng sau khai thác, rừng đã nghèo kiệt phải dùng các biện pháp nào?
Câu 13: So sánh môi trường sinh thái vùng đồi trọc và vùng có rừng?
Câu 14: Trồng cây xanh và trồng rừng ở thành phố và khu công nghiệp để nhằm mục đích gì? Câu 15: Tại sao phải tăng cường trồng rừng ở vùng cát ven biển? Câu hỏi trang 129 Câu 1: Vai trò của giống chăn nuôi?
Câu 3: Các phương pháp chọn phối và nhân giống thuần chủng vật nuôi?
Câu 4: Vai trò thức ăn đối với vật nuôi?
Câu 5: Cho biết mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi?
Câu 6: Cho biết 1 số phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn?
*Kết luận: Các em phải nắm được nội dung trên để vận dụng vào thực tế trong sản xuất và đời sống.
|
I. Kiến thức - Sơ đồ 6: Hệ thống hóa kiến thức phần lâm nghiệp (T78). - Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi: mục 1 và 2(Sơ đồ 15 /Tr 128)
II. Kĩ năng - Câu 1 - Làm sạch môi trường không khí: hấp thụ các loại khí độc hại, bụi trong không khí. - Phòng hộ: Phòng gió bão hạn chế lũ lụt, hạn hán, bảo vệ cải tạo đất. - Cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống sản xuất, xuất khẩu. - Nơi nghiên cứu khoa học và sinh hoạt Văn hoá khác. *Các biện pháp: + Trồng rừng để phòng hộ. + Trồng rừng sản xuất: Lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu. + Trồng rừng đặc dụng. - Câu 2 - Hạn hán, lũ lụt, sói mòn, sạt nở đất. - Câu 3 - Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại. - Độ pH từ 6 đến 7 (trung tính hay ít chua) - Mặt đất bằng hay hơi dốc (từ 2 đến 40). - Gần nguồn nước và nơi trồng rừng. - Câu 4 - Đốt hạt - áp dụng với những hạt có vỏ dày và cứng (lim, dẻ, xoan….), đốt hạt nhưng không làm cháy hạt. Sauk hi đốt, trộn hạt với tro để ủ, hàng ngày vẩy nước cho hạt ẩm. - Tác động bằng lực - Áp dụng với những hạt có vỏ dày và khó thấm nước (trầu, lim, trám...): gõ hoặc khía cho nứt vỏ, chặt 1 đầu hạt. Sau đó ủ hạt trong tro hay cát ẩm. - Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm. Mục đích : Làm mềm lớp vỏ dày và cứng để dễ thấm nước, kích thích mầm phát triển nhanh đều, diệt trừ mầm mống sâu bệnh. - Câu 5 - Thời vụ gieo hạt - Gieo hạt vào lúc thời tiết ấm và mưa nhỏ. - Mùa gieo cây rừng : + M Bắc: tháng 11 đến 2 năm sau + M Trung: tháng 1 đến 2 + M Nam: tháng 2 đến 3 - Qui trình gieo hạt Gieo hạtlấp đấtche phủtưới nước phun thuốc trừ sâu, bệnh bảo vệ luống gieo. - Câu 6: Mục đích chăm sóc: Cây sống đạt tỉ lệ cao và chất lượng tốt. - Các công việc chăm sóc : + Che mưa, che nắng. + Tưới nước. + Phun thuốc. + Làm cỏ xới đất + Bón phân thúc. + Tỉa và cấy cây. - Câu 7 - Thời vụ trồng rừng. + Miền bắc : mùa xuân và mùa thu. + Miền Trung và miền Nam: vào mùa mưa. - Trồng cây con có bầu + Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất. + Rạch bỏ vỏ bầu đất. + Đặt bầu vào lỗ trong hố. + Lấp và nén đất. + Vun gốc. - Trồng cây con rễ trần + Tạo lỗ trong hố đất. + Đặt cây vào lỗ trong hố. + Lấp đất kín gốc cây + Nén đất. + Vun gốc. - Câu 8. Gây ra hậu quả: cỏ mọc, cây rừng kém phát triển, cho năng suất thấp,có khả năng cây rừng bị chết, làm cho rừng đất trống đồi trọc nhiều hơn. - Câu 9. Những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng 1. Làm rào bảo vệ. 2. Phát quang. 3. Làm cỏ. 4. Xới đất, vun gốc 5. Bón phân. 6. Tỉa và dặm cây. - Câu 10 3 Loại khai thác rừng: Khai thác trắng, Khai thác dần, Khai thác chọn. - Câu 11 - Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam. + Chỉ được khai thác chọn chứ không được khai thác trắng. + Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế. + Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% lượng gỗ của khu rừng khai thác. - Câu 12 - Rừng đã khai thác trắng Trồng rừng theo hướng nông- lâm kết hợp - Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn + Phải thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồi - Câu 13 - Vùng đồi trọc: đất nứt nẻ, khô cằn, cây cối không có (hoặc ít), các động vật rừng ít…. - Vùng có rừng: đất ẩm, cây cối sinh trưởng phát triển tốt, nhiều động vật rừng ….. Câu 14: Nhằm cung cấp oxi cho con người và hút cácbonic, tạo môi trường trong lành....
Câu 15: Tránh bão cát....
Câu hỏi trang 129 Câu 1: 1)Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi. 2) Giống vật nuôi quyết định chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Câu 3: Các phương pháp chọn phối - Chọn phối cùng giống(nhân giống thuần chủng). - Chọn phối khác giống (lai tạo) Câu 4: + Tạo ra năng lượng cho cơ thể để làm việc như: Cày, kéo, cưỡi và các hoạt động khác của cơ thể. + Cung cấp các chất dinh dưỡng để tạo ra các sản phẩm chăn nuôi như: Thịt, trứng, sữa, lông, gia, sừng… Câu 5: 1) Chế biến thức ăn - Chế biến thức ăn làm tăng mùi vị, tăng ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hoá, giảm khối lượng, giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc hại. 2) Dự trữ thức ăn - Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi. Câu 6: 1. Các phương pháp chế biến thức ăn - Phương pháp vật lý. - Phương pháp hoá học. - Phương pháp sinh vật. - Phương pháp tổng hợp. 2. Các phương pháp dự trữ thức ăn + Làm khô + Ủ xanh |
4. Củng cố
- Khắc sâu kiến thức trọng tâm.
- GV Nhận xét về sự chuẩn bị bài và thái độ học tập của học sinh.
- GV đánh giá giờ học của học sinh.
5. Hướng dẫn về nhà
- Học kĩ các bài học để chuẩn bị cho bài kiểm tra đạt kết quả tốt.
------------------------------------------------------
KIỂM TRA 1 TIẾT
A.MỤC TIÊU
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
- PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
- Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ
III. CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị của thầy: Đề kiểm tra. Quy chế trong giờ kiểm tra.
- Chuẩn bị của Trò: đồ dùng, dụng cụ học tập.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
4. Bài mới
MA TRẬN ĐỀ
Cấp độ
Tên Chủ đề (nội dung, chương) |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
|
|||||||
Cấp độ thấp |
Cấp độ cao |
|
||||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|
|
|||
Nhân giống vật nuôi |
|
Trình bày được kn, mục đích, phương pháp nhân giống thuần chủng |
Cho vd minh họa về nhân giống thuần chủng |
|
|
|
||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
|
|
|
5 2,5đ 25% |
|
|
|
|
1 2,5đ 25 % |
|
||
Thức ăn vật nuôi |
Thức ăn có nguồn gốc thực vật |
vai trò của thức ăn đối với vật nuôi |
sự tiêu hóa thức ăn |
|
|
|
||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 0,5đ 5% |
|
1 0,5đ 5% |
|
|
2 1,5đ 15% |
|
|
2 2,5đ 25 % |
|
||
Sản xuất, chế biến thức ăn vật nuôi |
|
phương pháp chế biến |
|
|
|
|||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
|
|
1,3,4 5đ 50% |
|
|
|
|
|
3 5đ 50 % |
|
||
Đề bài
Câu 1 (2điểm). Khoanh tròn vào chữ cái đầu trả lời mà em cho là đúng nhất
1) Các thức ăn có nguồn gốc thực vật là:
2) Glyxerin được vật nuôi hấp thụ từ:
3) Rang, luộc thuộc phương pháp chế biến thức ăn vât nuôi nào?
4) Thực đơn nào không đúng trong phương pháp chế biến thực đơn giàu Gluxit bằng men
A.Bột ngô ; B. Bột gạo ; C. Bột sắn ; D. Bột cá
Câu 2(1,5 điểm). Hãy chọn từ hoặc cụm từ vào chỗ trống(…) trong các câu sau để được câu hoàn chỉnh
Nước được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu. Prôtêin được cơ thể hấp thụ dưới dạng các…(1)…Lipit được hấp thụ dưới dạng các…(2)…, …(3)…được hấp thụ dưới dạng đường đơn.
Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các…(4). Các Vitamin được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
Câu3 (1,5 điểm). Hãy chọn một nội dung ở cột A nối với một nội dung tương ứng ở cột B để thành một câu đúng
A |
|
B |
1) Thức ăn giàu protein |
a) mỡ động vật |
|
2) Thức ăn giàu Gluxit |
b) nhiều loại rau, cỏ |
|
3) Thức ăn thô xanh |
c) lúa, ngô, khoai, sắn |
|
|
d) tôm, cua, cá, nhộng, tằm… và các loại đậu, đỗ. |
Câu 4(2,5 điểm). Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi? Kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi, lấy ví dụ của tong phương pháp? Gia đình (hoặc địa phương) em thường sử dụng phương pháp chế biến nào?
Câu 5(2,5 điểm). Em cho biết thế nào là nhân giống thuần chủng? Mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng? Cho ví dụ minh họa?
ĐÁP ÁN + THANG ĐIỂM
Câu 1(2 đ)
Câu 2(1,5 đ)
1) axit amin ; 2) glyxerin và axit béo ; 3) gluxit ; 4) Ion khoáng
Câu 3(1,5 đ)
Câu 4(2,5 đ)
- Trình bày được mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn. (1 đ)
- Kể được tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi, lấy vd minh họa (1 đ)
- Liên hệ với thực tế. (0,5 đ)
Câu 5(2,5 đ)
- Khái niệm nhân giống thuần chủng (1đ)
- Mục đích và phương pháp NGTC (1đ)
- VD minh họa (0,5 đ)
- GV thu bài.
- GV nhận xét và đánh giá giờ kiểm tra.
- Về nhà đọc trước bài 44/SGK.