Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Ôn tập học kì 2 mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
I. Mục tiêu.
- Củng cố và hệ thống hoá các nội dung kiến thức:
- Học sinh hiểu được vai trò, những yếu tố, tiêu chuẩn để chuồng nuôi hợp vệ sinh.
- Hiểu được vai trò và các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi.
- HS biết được những biện pháp chủ yếu trong nuôi dưỡng và chăm sóc đối với vật nuôi non, vật nuôi trưởng thành (đực giống, cái giống)
- HS biết bệnh là gì, nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi.
- Những biện pháp chủ yếu để phòng, trị bệnh cho vật nuôi.
- Khái niệm và tác dụng của vắc xin
- Biết được cách sử dụng vắc xin để phòng bệnh cho vật nuôi.
- Phân biệt được một số loại vắc xin phòng bệnh cho gia cầm
- Củng cố kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống và nguồn lợi thuỷ sản
II. Chuẩn bị.
- Hệ thống câu hỏi, phiếu học tập, kết quả chuẩn.
- Ôn lại các kiến thức đã học.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1.Ổn định tổ chức lớp (1 phút )
Sỹ số lớp
Câu hỏi:
- Chuồng nuôi hợp vệ sinh cần đảm bảo các yêu cầu nào?
- Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi?
Trả lời: Các yêu cầu: Nhiệt độ thích hợp , độ ẩm 60 à 75%, độ thông thoáng tốt, độ chiếu sáng thích hợp, ít khí độc. Hướng chuồng tốt nhất là hướng nam hoặc hướng đông nam
Hoạt động 1 |
I. Chuồng nuôi 1. Tầm quan trọng của chuồng nuôi |
GV: Vai trò của chuồng nuôi là gì? |
- Chuồng nuôi là nhà ở của vật nuôi - Chuồng nuôi giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết, tạo khí hậu thích hợp, hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh, thực hiện được quy trình chăn nuôi khoa học quản lý tốt đàn vật nuôi, tận dụng chất thải làm phân bón, tránh ô nhiễm môi trường. |
GV: Có mấy yếu tố cấu thành nên vệ sinh chuồng nuôi? Đó là các yếu tố nào? Có 5 yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng, không khí trong chuồng, độ chiếu sáng. |
- Sơ đồ tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh. |
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục b và hỏi: Ngoài các yếu tố đã biết, xây dựng chuồng nuôi đúng kỹ thuật cần những điều kiện gì? |
- Muốn chuồng nuôi hợp vệ sinh cần chú ý chọn địa điểm, hướng chuồng, tường bao, mái che và bố trí các thiết bị khác. |
Hoạt động 2 |
II. Vệ sinh phòng bệnh Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi. |
- Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi? - Thế nào là phòng bệnh hơn chữa bệnh? HS: Trình bày lớp bổ sung |
- Ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ, nâng cao năng suất. - Phòng bệnh để khi xảy ra bệnh phải tốn kém chữa trị, hiệu quả thấp, gây nguy hiểm cho người và xã hội. |
1. Nêu các biện pháp chính vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi? 2. Yêu cầu cần đạt được trong vệ sinh môi trường sống là gì? 3. Vệ sinh thân thể vật nuôi bằng cách gì? |
- Vệ sinh môi trường sống, vệ sinh chuồng nuôi, khí hậu, thức ăn, nước dùng - Vệ sinh thân thể vật nuôi: Tắm chải, vận động hợp lý có tác dụng duy trì sức khoẻ, sức sinh sản, sản xuất, huấn luyện. |
Đặc điểm phát triển cơ thể vật nuôi non. Em hãy lấy ví dụ minh hoạ cho từng đặc điểm trên? |
- Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh - Chức năng của hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh. - Chức năng miễn dịch chưa tốt. |
Hoạt động 3 |
III. Chăn nuôi vật nuôi giống |
- Muôn duy trì một giống vật nuôi ta phải làm gì? - Để thực hiện nhân giống và chọn phối ta cần chuẩn bị những vật nuôi nào? - Cho biết mục đích của chăn nuôi, đực giống là gì? |
- Phải cho phối giống để nhân giống vật nuôi. - Chuẩn bị đực giống và cái giống. - Mục đích: Nhằm đạt được khả năng phối giống cao và cho đời sau có chất lượng tốt. |
- Chăn nuôi vật nuôi đực giống cần đạt các yêu cầu nào? |
- Yêu cầu: Vật nuôi có sức khoẻ tốt, không quá béo hoặc quá gầy, có số lượng và chất lượng tinh dịch tốt. |
- Vai trò của vật nuôi cái sinh sản? - Muốn chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản cần chú ý các giai đoạn nào?
|
- Vật nuôi cái sinh sản có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của đàn vật nuôi con. - Vật nuôi cái sinh sản có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của đàn vật nuôi con. |
Hoạt động 4 - Hãy kể tên một số bệnh thường gặp ở vật nuôi? - Khi nào thì nói vật nuôi bị bệnh? Và gây ra hậu quả gì?
|
IV. Phòng bệnh cho vật nuôi - Lợn: Tai xanh, lở mồm long móng. Gà: Cúm gia cầm,… - Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn chức năng sinh lý trong cơ thể do sự tác động của các yếu tố gây bệnh. - Hậu quả: Làm giảm khả năng thích nghi, giảm khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi. |
- Vắc xin là gì? - Vắc xin chết là gì? Vắc xin nhược độc là gì?
|
- Vắc xin là chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm - Gồm: Vắc xin nhược độc và vắc xin chết. - Vắc xin chết là vắc xin được chế từ mầm bệnh bị giết chết. Vắc xin nhược độc là vắc xin được chế từ mầm bệnh làm yếu đi. |
Kết luận : |
- Vắc xin có tác dụng tạo cho cơ thể vật nuôi khả năng miễm dịch (không bị mắc bệnh) |
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK.
5. Hướng dẫn học ở nhà(2 phút ).
- Học và trả lời câu hỏi SGK.
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức để chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết.
I. Mục tiêu.
- Kiểm tra kiến thức của HS trong học kì II về: Vai trò, những yếu tố, tiêu chuẩn để chuồng nuôi hợp vệ sinh. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi. Những biện pháp chủ yếu trong nuôi dưỡng và chăm sóc đối với vật nuôi non, vật nuôi trưởng thành (đực giống, cái giống). Biết bệnh là gì, nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi. Những biện pháp chủ yếu để phòng, trị bệnh cho vật nuôi. Tác dụng của vắc xin, biết được cách sử dụng vắc xin để phòng bệnh cho vật nuôi.
- Rèn kỹ năng phân tích tổng hợp, tư duy độc lập của HS
- Có ý thức làm bài nghiêm túc, yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị.
III. Tiến trình lên lớp.