Giáo án Công Nghệ 7 Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lý giống vật nuôi mới nhất

Tải xuống 5 2.5 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lý giống vật nuôi mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 33: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÝ GIỐNG VẬT NUÔI

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- HS hiểu được khái niệm về chọn lọc giống vật nuôi

- Giải thích được khái niệm chọn đôi giao phối, nêu được mục đích và các phương pháp chọn đôi giao phối trong chăn nuôi gia súc, gia cầm..

  1. Kĩ năng.

- Rèn luyện kĩ năng tự phân tích tổng hợp

- Kỹ năng hoạt động nhóm

  1. Thái độ.

Có ý thức vận dụng chọn một số vật nuôi ở gia đình địa phương.

  1. Chuẩn bị.1. Giáo viên.

- Sơ đồ 9: Biện pháp quản lý giống vật nuôi

- Bảng phụ

  1. Học sinh.

- Phiếu học tập cá nhân

III. Tiến trình tổ chức dạy - học.

1.Ổn định tổ chức lớp (1 phút )

Sỹ số lớp     

  1. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
  2. Bài mới.

Hoạt động 1 (6 phút)

1. Khái niệm về chọn giống vật nuôi

GV: Yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Mục đích chọn giống vật nuôi để làm gì?

HS: Đọc thông tin trả lời câu hỏi.

GV? Muốn chọn gà tốt thì chọn như thế nào?

HS: Chọn gà trống và gà mái chóng lớn, đẻ nhiều trứng, ấp trứng và nuôi con khéo.

GV? Chọn giống vật nuôi là gì?

HS: Trả lời, lớp bổ sung

 

GV: Kết luận

Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi.

Hoạt đông 2 (10 phút)

2. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi

a. Chọn lọc hàng loạt

GV: Phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu thảo luận nhóm, ghép các mục a, b, c, d, e với các mục 1, 2, 3, 4, 5 cho phù hợp.

a. Khối lượng    1. Mông nở, đùi to, khấu

                          đùi lớn

b. Đầu và cổ      2. Lưng dài, bụng gọn,

                          vú đều, có 10 ¸ 12 vú

c. Thân trước     3. Vai bằng phẳng, nở

                           nang, khoảng cách 2

                           chân trước rộng.

d. Thân giữa       4. Mặt thanh, mắt sáng,

                           mõm bẹ

e. Thân sau         5. 10 kg

HS: Thảo luận theo nhóm ghép được: a-5; b-4; c-3; d-2; e-1.

GV? Chọn lọc hàng loạt là gì?

HS: Trả lời, lớp bổ sung

 

GV: Kết luận

Căn cứ vào mục đích sản xuất, chỉ tiêu kĩ thuật của con vật từng thời kỳ rồi chọn giống và  nuôi đồng loạt

 

b. Kiểm tra năng suất

GV? Kiểm tra năng suất là gì?

HS: Trình bày khái niệm

GV: Nhận xét yêu cầu HS kết luận

 

HS: Kết luận

Là chọn những con tốt nhất sau khi nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện và thời gian nhất định, các con giống ở chọn lọc hàng loạt.

GV? Hãy so sánh ưu nhược điểm của 2 phương pháp trên?

HS: Chọn lọc hàng loạt dễ làm, đơn giản hiệu quả chọn lọc thấp. Kiểm tra năng suất độ chính xác cao nhưng khó thực hiện hơn chọn lọc hàng loạt.

 

Hoạt động 3 (5 phút)

3. Quản lý giống vật nuôi

GV: Yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát sơ đồ 9 cho biết:

1. Quản lý giống vật nuôi nhằm mục đích gì?

2. Các biện pháp quản lý giống vật nuôi

HS: Nêu được mục đích và 4 biện pháp theo sơ đồ.

 

GV: Kết luận

- Mục đích để giữ vững và nâng cao chất lượng giống vật nuôi.

- 4 biện pháp: Sơ đồ 9

Hoạt động 4 (10 phút)

4. Chọn phối

a. Chọn phối là gì?

GV: Yêu cầu HS đọc thông tin. Muốn đàn vật nuôi có những đặc điểm tốt của giống thì vật nuôi bố mẹ phải thế nào?

HS: Phải là giống tốt.

GV? Làm thế nào để phát hiện con giống tốt?
HS: Phải chọn lọc

GV? Chọn phối là gì?

HS: Trình bày khái niệm

 

GV: Kết luận

Chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn phối.

 

b. Các phương pháp chọn phối

 

 

GV: Yêu cầu HS đọc thông tin. Khi đã có một giống vật nuôi tốt, làm thế nào để tăng số lượng cá thể của giống đó lên? Lấy ví dụ?

HS: Đọc thông tin, trả lời được: Cho giao phối. Ví dụ: Chó Nhật x Chó Nhật

GV? Có các phương pháp chọn phối nào?

HS: Trả lời được 2 phương pháp

 

 

 

Chọn phối cùng giống là chọn và ghép đôi con đực với con cái cùng giống đó cho sinh sản nhằm tăng số lượng cá thể của giống đó lên.

Chọn phối khác giống (lai) là tạo ra giống mới mang đặc điểm của cả 2 giống khác nhau.

GV: Kết luận

 

 

 

  1. Củng cố (4 phút).

- Hãy nêu ví dụ về chọn giống vật nuôi? Phân biệt 2 phương pháp chọn giống?

- Chọn phối là gì? Giao phối cận huyết là gì?

  1. Hướng dẫn học ở nhà(1 phút ).

- Học bài và trả lời theo câu hỏi cuối bài.

 

Xem thêm
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lý giống vật nuôi mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lý giống vật nuôi mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lý giống vật nuôi mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lý giống vật nuôi mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lý giống vật nuôi mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống