Giáo án Công Nghệ 7 Bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng mới nhất

Tải xuống 5 2.1 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 7 BÀI 29: BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG MỚI NHẤT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 29: BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG

I. Mục tiêu.

  1. Kiến thức.

- Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng

- Biết được mục đích, biện pháp bảo vệ và khoanh nuôi rừng

  1. Kĩ năng.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát nhận biết

- Kỹ năng hoạt động nhóm

  1. Thái độ.

HS biết cách bảo vệ, nuôi dưỡng rừng, đồng thời có ý thức bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương.

II. Chuẩn bị.

  1. Giáo viên.

- Bảng phụ, phiếu học tập nhóm

  1. Học sinh.

- Phiếu học tập cá nhân

III. Tiến trình tổ chức dạy - học.

1.Ổn định tổ chức lớp (1 phút )

Sỹ số lớp     

  1. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

Câu hỏi:

  1. Có các cách khai thác rừng nào? Mỗi cách khai thác có những ưu nhược điểm gì?
  2. Nếu không áp dụng các cách khai thác trên sẽ dẫn đến hậu quả rừng như thế nào?
  3. Bài mới.

Hoạt động 1 (7 phút)

1. Ý nghĩa của việc khoanh nuôi bảo vệ rừng

GV? Theo em hiểu bảo vệ rừng là như thế nào?

HS: Chống lại mọi sự gây hại, giữ gìn tài nguyên và đất rừng.

GV? Nếu rừng không được bảo vệ sẽ dẫn tới hiện tượng gì?

HS: Rừng không được bảo vệ sẽ mất tài nguyên, đất rừng, ảnh hưởng đến khí hậu, gây trở ngại cho cuộc sống con người.

GV? Bảo vệ rừng có ý nghĩa gì?

HS: Trả lời

 

GV: Nhận xét kết luận

- Giữ gìn và tạo điều kiện rừng phát triển, rừng được phục hồi, tạo nguồn tài nguyên to lớn phục vụ cho đời sống và sản xuất, góp phần làm cho không khí trong lành.

Hoạt động 2 (18 phút)

2. Bảo vệ rừng.

 

a. Mục đích

GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK làm bài tập sau: Nội dung nào sau đây được coi là mục đích của bảo vệ rừng? Vì sao?

a. Cấm hành động phá rừng

b. Tổ chức định canh, định cư.

c. Giữ gìn tài nguyên thực vật.

d. Giữ gìn tài nguyên động vật.

e. Giữ gìn đất rừng hiện có

f. Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển.

HS: Đọc thông tin, nghiên cứu bài tập và lựa chọn ý đúng.

GV: Gọi 1 , 2 HS trả lời

HS: Trả lời

 

GV: Chữa và kết luận

- Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật và đất rừng hiện có

- Tạo điều kiện để rừng phát triển

 

b. Biện pháp.

GV: Yêu cầu HS đọc thông tin thảo luận nhóm theo phiếu học tập:

1. Hành động nào của con người thì coi là xâm phạm tài nguyên rừng?

2. HS tham gia bảo vệ rừng bằng cách nào?

3. Những đối tượng nào được phép kinh doanh rừng?

HS: Đọc thông tin, thảo luận nhóm

GV: Gọi đại diện 1 ¸ 2 nhóm phát biểu

HS: Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung.

GV? Có các biện pháp bảo vệ rừng nào?

HS: Trả lời lớp bổ sung

 

GV: Kết luận

- Tuyên truyền và xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ rừng.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng núi phát triển kinh tế và tham gia tích cực vào bảo vệ rừng.

- Xây dựng lực lượng bảo vệ cứu chữa rừng.

Hoạt động 3 (10 phút)

3. Khoanh nuôi phục hồi rừng

GV: Cho HS đọc thông tin trả lời lần lượt từng câu hỏi:

1. Mục đích của khoanh nuôi rừng là gì?

2. Đối tượng của khoanh nuôi rừng?

3. Biện pháp khoanh nuôi rừng có gì khác so với biện pháp bảo vệ rừng?

HS: Đọc thông tin trả lời lần lượt từng câu hỏi.

 

GV: Chốt lại kiến thức

- Mục đích: Tạo hoàn cảnh thuận lợi để nơi mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng cao.

- Đối tượng: Đất đã mất rừng nhưng còn khả năng phục hồi thành rừng.

- Biện pháp: Tuỳ điều kiện lựa chọn các biện pháp sau:

+ Bảo vệ: Cấm chăn thả đại gia súc. Chống chặt phá cây gieo giống, cây con tái sinh,…

+ Phát dọn dây leo, bụi rậm, cuốc xới đất tơi xốp quanh gốc cây.

+ Tra hạt hay trồng cây vào nơi đất có khoảng trống lớn.

         

  1. Củng cố (4 phút).

- So sánh bảo vệ và khoanh nuôi rừng về: Mục đích, đối tượng, biện pháp chính?

  1. Hướng dẫn học ở nhà( 1 phút ).

- Học bài và trả lời theo câu hỏi cuối bài, đọc mục "có thể em chưa biết"

- Kẻ sơ đồ 7 SGK trang 82 vào vở.

 

Xem thêm
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống