Câu hỏi:

17/01/2025 1.4 K

Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là

A. 3

B. 5

C. 4

Đáp án chính xác

D. 2

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là (ảnh 1)

Đáp án C

Lý thuyết Amin

I. Khái niệm, phân loại

1. Khái niệm

    - Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin.

    Ví dụ:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

2. Phân loại

    a. Theo gốc hiđrocacbon:

    – Amin không thơm: CH3NH2, C2H5NH2, ...

    – Amin thơm: C6H5NH2, CH3C6H4NH2, ...

    – Amin dị vòng: Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    b. Theo bậc amin: là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon. Theo đó, các amin được phân loại thành:

Amin bậc I Amin bậc II Amin bậc III
R–NH2 R–NH–R’ Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án
R, R’ và R’’ là gốc hiđrocacbon

    Ví dụ:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

II. Đồng phân, danh pháp

1. Đồng phân

    – Đồng phân về mạch cacbon.

    – Đồng phân vị trí nhóm chức.

    – Đồng phân về bậc của amin.

    Ví dụ: Các đồng phân của C4H11N.

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

2. Danh pháp

    a. Cách gọi tên theo danh pháp gốc – chức: Tên gốc hiđrocacbon + amin

    Ví dụ: CH3NH2 (Metylamin), C2H5–NH2 (Etylamin), CH3CH(NH2)CH3 (Isopropylamin), …

    b. Cách gọi tên theo danh pháp thay thế: Tên hiđrocacbon + vị trí + amin

    Ví dụ: CH3NH2 (Metanamin), C2H5–NH2 (Etanamin), CH3CH(NH2)CH3 (Propan - 2 - amin), ...

    c. Tên thông thường chỉ áp dụng với một số amin:

Tên gọi của một số amin

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    - Lưu ý:

    – Tên các nhóm ankyl đọc theo thứ tự chữ cái a, b, c, … + amin.

    – Với các amin bậc 2 và 3, chọn mạch dài nhất chứa N làm mạch chính:

       + Có 2 nhóm ankyl → thêm 1 chữ N ở đầu.

    Ví dụ: CH3–NH–C2H5: N–etyl metyl amin.

       + Có 3 nhóm ankyl → thêm 2 chữ N ở đầu (nếu trong 3 nhóm thế có 2 nhóm giống nhau).

    Ví dụ: CH3–N(CH3)–C2H5: N, N–etyl đimetyl amin.

       + Có 3 nhóm ankyl khác nhau → 2 chữ N cách nhau 1 tên ankyl.

    Ví dụ: CH3–N(C2H5)–C3H7: N–etyl–N–metyl propyl amin.

    – Khi nhóm –NH2 đóng vai trò nhóm thế thì gọi là nhóm amino.

    Ví dụ: CH3CH(NH2)COOH (axit 2–aminopropanoic).

III. Tính chất vật lý

    - Chất rắn, dạng tinh thể, không màu, vị hơi ngọt.

    - Nhiệt độ nóng chảy cao, dễ tan trong nước vì amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    – Metyl–, đimetyl–, trimetyl– và etylamin là những chất khí có mùi khai khó chịu, độc, dễ tan trong nước, các amin đồng đẳng cao hơn là chất lỏng hoặc rắn.

    - Anilin là chất lỏng, nhiệt độ sôi là 184oC, không màu, rất độc, ít tan trong nước, tan trong ancol và benzen.

IV. Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học

1. Cấu tạo phân tử

    - Trong phân tử amin đều có nguyên tử nitơ còn một cặp electron tự do chưa liên kết có thể tạo cho – nhận giống NH3.

    ⇒ Vì vậy các amin có tính bazơ giống NH3 (tức tính bazơ của amin = tính bazơ của NH3).

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

2. Tính chất hoá học

    a. Tính bazơ

    Do nguyên tử N trong phân tử amin còn cặp e chưa sử dụng có khả năng nhận proton.

    * So sánh tính bazơ của các amin:

       + Nếu nguyên tử N trong phân tử amin được gắn với gốc đẩy e (gốc no: ankyl) thì tính bazơ của amin mạnh hơn so với tính bazơ của NH3. Những amin này làm cho quỳ tím chuyển thành màu xanh.

       + Nếu nguyên tử N trong phân tử amin gắn với các gốc hút e (gốc không no, gốc thơm) thì tính bazơ của amin yếu hơn so với tính bazơ của NH3. Những amin này không làm xanh quỳ tím.

       + Amin có càng nhiều gốc đẩy e thì tính bazơ càng mạnh, amin có càng nhiều gốc hút e thì tính bazơ càng yếu.

    ⇒ Lực bazơ: CnH2n + 1–NH2 > H–NH2 > C6H5–NH2

    - Dung dịch metylamin và nhiều đồng đẳng của nó có khả năng làm xanh giấy quỳ tím hoặc làm hồng phenolphtalein.

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    – Amin bậc III mà gốc hiđrocacbon R, R’ và R’’ có số C ≥ 2 thì các gốc R, R’ và R’’ cản trở amin nhận proton H+ ⇒ tính bazơ yếu ⇒ dung dịch không làm đổi màu quỳ tím và phenolphtalein.

    - Anilin và các amin thơm rất ít tan trong nước. Dung dịch của chúng không làm đổ màu quỳ tím và phenolphtalein.

    - Tác dụng với axit: R–NH2 + HCl → R–NH3Cl

    Ví dụ:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    - Tác dụng dung dịch muối của các kim loại có hiđroxit kết tủa:

    Ví dụ: 3CH3NH2 + FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3↓ + 3CH3NH3Cl

    - Lưu ý: Khi cho muối của Cu2+, Zn2+, … vào dung dịch amin (dư) → hiđroxit kết tủa → kết tủa tan (tạo phức chất).

    b. Phản ứng với axit nitrơ HNO2

    - Amin bậc một tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường cho ancol hoặc phenol và giải phóng nitơ.

    C2H5NH2 + HONO → C2H5OH + N2↑ + H2O

    - Anilin và các amin thơm bậc một tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thấp (0 - 5oC) cho muối điazoni:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    c. Phản ứng ankyl hóa

    Amin bậc một hoặc bậc hai tác dụng với ankyl halogenua (CH3I, …) , nguyên tử H của nhóm amin có thể bị thay thế bởi gốc ankyl:

    Ví dụ: C2H5NH2 + CH3I → C2H5NHCH3 + HI

    – Phản ứng này dùng để điều chế amin bậc cao từ amin bậc thấp hơn.

    d. Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin

    Do ảnh hưởng của nhóm NH2 (tương tự nhóm –OH ở phenol), ba nguyên tử H ở các vị trí ortho và para so với nhóm –NH2 trong nhân thơm của anilin bị thay thế bởi ba nguyên tử brom:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    Lưu ý: Phản ứng tạo ra kết tủa trắng 2, 4, 6 tribromanilin dùng nhận biết anilin.

    e) Phản ứng cháy của amin no đơn chức mạch hở:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

V. Ứng dụng và điều chế

1. Ứng dụng

    Các ankylamin được dùng trong tổng hợp hữu cơ, đặc biệt là các điamin được dùng để tổng hợp polime.

    Anilin là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm (phẩm azo, đen anilin,...), polime (nhựa anilin - fomanđehit,...), dược phẩm (streptoxit, suafaguaniđin,...)

2. Điều chế

    - Thay thế nguyên tử H của phân tử amoniac

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    - Khử hợp chất nitro

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Xem thêm một số kiến thức liên quan: 

Lý thuyết Amin (mới + 15 câu trắc nghiệm) hay, chi tiết

63 câu Trắc nghiệm Hóa học 12 Chương 3 có đáp án: Amin, amino axit và protein

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hexametylen điamin và glyxin đều tham gia phản ứng nào sau đây?

Xem đáp án » 19/07/2024 528

Câu 2:

Số nhóm chức -COOH trong alanin là

Xem đáp án » 15/07/2024 464

Câu 3:

Thủy phân hoàn toàn 12 gam HCOOCH3 cần 200 ml dung dịch NaOH x M. Giá trị của x là

Xem đáp án » 20/07/2024 464

Câu 4:

Etyl amin là amin bậc

Xem đáp án » 17/07/2024 336

Câu 5:

Cho các polime: polietilen, cao su thiên nhiên, tơ visco, poli(vinyl clorua), tơ nilon-6,6, tinh bột, poli (etylen terephtalat).Trong các polime trên, số polime tổng hợp là

Xem đáp án » 07/07/2024 335

Câu 6:

Polime nào sau đây có cấu trúc mạch nhánh?

Xem đáp án » 28/06/2024 253

Câu 7:

Chất nào sau đây là poliamit?

Xem đáp án » 19/07/2024 252

Câu 8:

Cho sơ đồ phản ứng sau

X(C7H13O4N) + 2NaOH  => Y + Z + H2O

Glucozơ  =>   2Y + 2CO2

Z + 3HCl   => T + 2NaCl

Z là muối của một α-amino axit mạch thẳng. Cho các phát biểu sau

     (a). Ở điều kiện thường,T tồn tại trạng thái rắn, không tan trong nước.

     (b). X có 2 công thức cấu tạo.

     (c). X, Y tác dụng với Na.

     (d). T vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl

     (e). Trong T nguyên tố oxi chiếm 34,88% theo khối lượng.

Số phát biểu đúng

Xem đáp án » 15/07/2024 246

Câu 9:

Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?

Xem đáp án » 08/07/2024 245

Câu 10:

Hệ số polime hóa của PE có phân tử khối trung bình 3472 là:

Xem đáp án » 20/07/2024 244

Câu 11:

Chất nào sau đây là andehit?

Xem đáp án » 13/07/2024 241

Câu 12:

Dãy các chất sau được sắp xếp theo thứ tự tính bazơ tăng dần là

Xem đáp án » 20/07/2024 224

Câu 13:

Thủy phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit ta thu được hỗn hợp chất hữu cơ X. Cho X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 và đun nhẹ thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là

Xem đáp án » 20/07/2024 220

Câu 14:

Cho các phát biểu sau

(a). Oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3/NH3  thu được amoni gluconat.  

(b). Khi phản ứng với H2, glucozo bị khử thành sobitol.

(c). Phân biệt glucozơ và saccarozo bằng dung dịch AgNO3/NH3.

(d). Tơ visco và tơ axetat đều có nguồn gốc từ xenlulozơ.       

(e). Trong mật ong chỉ chứa đường fructozơ.

Số phát biểu đúng

Xem đáp án » 22/07/2024 220

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »