Ở đồng bằng lòng sông mở rộng hơn ở miền núi chủ yếu là do
A. lớp phủ thổ nhưỡng mềm.
B. bề mặt địa hình bằng phẳng.
C. tổng lưu lượng nước lớn.
D. tốc độ nước chảy nhanh.
Đáp án B
Lý thuyết Lòng sông
Ở đồng bằng lòng sông mở rộng hơn ở miền núi chủ yếu là do bề mặt địa hình bằng phẳng, dòng chảy và phù sa tràn ra hai bên sông dễ dàng, lâu dài lòng sông được mở rộng. Ở miền núi, địa hình cao, dốc nên nước chảy xiết, đào lòng nhanh và lòng sông hẹp, khả năng mở rộng hạn chế.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông
- Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối lớn trên lục địa và đảo, được các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan nuôi dưỡng.
- Sự thay đổi lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là chu kì nước, chịu ảnh hưởng bởi:
+ Nguồn cấp nước (nước ngầm; nước mưa, tuyết tan)
+ Bề mặt lưu vực (địa hình; hồ đầm, thực vật; sự phân bố và số lượng phụ lưu…)
Xem thêm một số kiến thức liên quan:
Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nhân tố nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông?
Yếu tố nào sau đây góp phần chủ yếu làm cho chế độ nước sông điều hoà?
Ở nước ta, mực nước lũ thường lên nhanh đột ngột ở các sông thuộc khu vực nào sau đây?