Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 82. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22.
a) Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X.
b) Xác định số lượng các hạt cơ bản trong ion X2+ và viết cấu hình electron của ion đó.
a) Tổng các hạt cơ bản của X: p + e + n = 82 hay 2p + n = 82 (1)
Hạt mang điện là p + e và hạt không mang điện là n nên ta có:
2p – n = 22 (2)
Giải hệ (1) và (2) ta được: p = 26; n = 30
⇒ Nguyên tố X có Z = số p = 26.
Số khối bằng p + n = 26 + 30 = 56
⇒ X là iron ( )
b) Nguyên tử Fe nhường 2 electron để tạo thành ion Fe2+
Cấu hình electron của Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2.
Cấu hình electron của ion Fe2+ là: 1s22s22p63s23p63d6
Tìm hiểu thêm về nguyên tố Sắt:
- Sắt là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Fe và số hiệu nguyên tử bằng 26. Sắt là nguyên tố có nhiều trên Trái Đất, cấu thành lớp vỏ ngoài và trong của lõi Trái Đất.
- Kí hiệu: Fe
- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2 hoặc [Ar]3d64s2
- Số hiệu nguyên tử: 26
- Khối lượng nguyên tử: 56 g/mol
- Vị trí trong bảng tuần hoàn
+ Ô: số 26
+ Nhóm: VIIIB
+ Chu kì: 4
- Đồng vị: sắt có nhiều đồng vị như 55Fe, 56Fe, 58Fe, 59Fe
1. Tính chất vật lí:
- Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẻo, dai, dễ rèn, nhiệt độ nóng chảy khá cao (1540oC)
- Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt, có tính nhiễm từ.
2. Nhận biết
- Sắt có tính nhiễm từ nên bị nam châm hút.
- Sắt là kim loại có tính khử trung bình, tùy theo các chất oxi hóa mà sắt có thể bị oxi hóa lên mức +2 hay +3.
Fe → Fe2+ + 2e
Fe → Fe3+ + 3e
1. Tác dụng với phi kim
a. Tác dụng với lưu huỳnh
b. Tác dụng với oxi
c. Tác dụng với clo
2. Tác dụng với axit
a.Tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng
Fe + 2H+ → Fe2+ + H2
b. Với các axit HNO3, H2SO4 đặc
Fe + 4HNO3 l → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Chú ý: Với HNO3 đặc, nguội; H2SO4 đặc, nguội: Fe bị thụ động hóa.
3. Tác dụng với dung dịch muối
- Fe đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:
Fe+ CuSO4 → FeSO4 + Cu
Chú ý:
Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag
Ag+ dư + Fe2+ → Fe3+ + Ag
Anion X2- có cấu hình electron là 1s22s22p6. Cấu hình electron của X là
Anion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Tổng số electron ở lớp vỏ của X2- là
Nguyên tử của nguyên tố M có cấu hình electron là 1s22s22p4. Số electron độc thân của M là
Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron đã xây dựng đến phân lớp 3d2. Tổng số electron của nguyên tử nguyên tố X là
Ion O2- không có cùng số electron với nguyên tử hoặc ion nào sau đây?
Nguyên tử của nguyên tố M có số hiệu nguyên tử bằng 20. Cấu hình electron của ion M2+ là
Nguyên tố X được sử dụng rộng rãi trong đời sống: đúc tiền, làm đồ trang sức, làm răng giả, ... Muối iodine của X được sử dụng nhằm tụ mây tạo ra mưa nhân tạo. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử nguyên tố X là 155, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Xác định nguyên tố X.
Nguyên tử của nguyên tố Y có 14 electron ở lớp thứ ba. Thứ tự các lớp và phân lớp electron theo chiều tăng của năng lượng là: 1s2s2p3s3p4s3d ...
Cấu hình electron của nguyên tử Y là
Nguyên tố Q có số hiệu nguyên tử bằng 14. Electron cuối cùng của nguyên tử nguyên tố Q điền vào lớp, phân lớp nào sau đây?
Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử X là 13. Cấu hình electron của nguyên tử X là
Nguyên tử của nguyên tố X có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p1. Nguyên tử của nguyên tố Y có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p3. Số proton của X và Y lần lượt là