Giun tròn lây nhiễm vào người thông qua các con đường nào? Nêu cơ chế gây hại của giun tròn.
- Giun tròn lây nhiễm vào người chủ yếu thông qua con đường tiêu hóa khi ăn, uống phải ấu trùng hoặc trứng của giun tròn. Tuy nhiên, một số loại giun tròn có thể lây truyền qua côn trùng.
- Cơ chế gây hại của giun tròn:
+ Giun tròn lấy chất dinh dưỡng từ máu, dịch mô,... làm cơ thể người bị mất chất dinh dưỡng.
+ Giun tròn có thể kí sinh ở ống tiêu hóa, hệ tuần hoàn hoặc các cơ quan nội tạng. Trước khi đến kí sinh ở vị trí cố định, một số giun tròn có giai đoạn di chuyển đến nhiều nơi trong cơ thể vật chủ gây hiện tượng lạc chỗ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng thần kinh trung ương, liệt dây thần kinh sọ não, suy giảm thị lực, phù võng mạc,…
Hãy xác định tác nhân gây bệnh của một số bệnh sau: hắc lào, lang ben, ghẻ, lậu, thủy đậu, zona thần kinh, tay chân miệng.
Prion được hình thành như thế nào? Cho biết cơ chế gây bệnh của prion.
Cho biết nguồn gốc, phương thức lây truyền và gây bệnh của SARS-CoV.
Dựa vào hình 4.8, nêu các biện pháp giảm thiểu nguy cơ lây truyền bệnh kí sinh trùng sốt rét.
Chúng ta nên làm gì để giảm nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV từ động vật sang người?
Hãy nêu những biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus HIV trong cộng đồng.
Trong các bệnh do prion gây ra được trình bày ở bảng 4.1, loại bệnh nào sẽ chịu tác động của ngoại cảnh nhiều nhất? Giải thích.
Kể tên một số bệnh truyền nhiễm mà em biết và nêu một số thiệt hại do bệnh đó gây ra.
Tại sao gọi bệnh do HIV gây ra là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải?