Các phương pháp nhận biết người bị ngộ độc thực phẩm:
- Nhận biết triệu chứng ngộ độc thực phẩm: Người bị ngộ độc thực phẩm thường có các triệu chứng bắt đầu từ đường tiêu hoá như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mất nước,… Một số triệu chứng đặc trưng cho một số loại tác nhân gây độc như ngộ độc do hoá chất gây đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh bất thường, co giật,…; ngộ độc do độc tố tự nhiên như vàng da do hepatitis A virus có triệu chứng bất thường;…
- Xác định nguồn thực phẩm gây ngộ độc: Nếu có nhiều người cùng ăn thì sẽ có triệu chứng giống nhau. Tìm hiểu chi tiết các thực phẩm mà người bệnh đã ăn trong vòng 24 giờ trước khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, xác định những thực phẩm nghi ngờ chứa tác nhân gây bệnh.
- Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm: Thực hiện xét nghiệm phân tích các mẫu bệnh phẩm như thức ăn, đồ uống, chất nôn, phân, nước tiểu, máu của người bệnh và các xét nghiệm khác,… để tìm ra các tác nhân gây bệnh.
Gia đình em đã có những biện pháp gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bảo quản và chế biến thực phẩm?
Nêu vai trò của các thành phần chứa trong gói oresol. Tại sao cần pha dung dịch oresol đúng liều lượng quy định?
Khi bị ngộ độc thực phẩm và bị tiêu chảy, người bệnh có nên tự dùng thuốc chống tiêu chảy không? Tại sao?
Quan sát hình 9.1 và cho biết tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người.
Bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm có thể phát hiện sớm được không? Tại sao?
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới năm 2019, tổng thiệt hại về kinh tế liên quan đến các bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở các nước thu nhập thấp và trung bình khoảng 95,2 tỉ USD, trong đó, chi phí điều trị hằng năm cho các bệnh này là khoảng 15 tỉ USD. Vậy, mất vệ sinh an toàn thực phẩm đã gây ra những bệnh nguy hiểm gì? Gia đình em đã phòng và điều trị ngộ độc thực phẩm bằng cách nào? Giải thích ý nghĩa của những cách làm đó.