Chúng ta nên làm gì để giảm nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV từ động vật sang người?
Một số biện pháp để giảm nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV từ động vật sang người:
- Chấm dứt các hoạt động săn, bắt, vận chuyển, trao đổi, buôn bán và sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
- Hạn chế tiếp xúc với động vật trong thời gian có dịch.
- Nếu phải chăm sóc động vật cần đảm bảo vệ sinh, an toàn sinh học trong quá trình tiếp xúc với động vật, bao gồm: đeo khẩu trang; rửa tay trước và sau khi tiếp xúc hoặc khi xử lí thức ăn, phân hoặc dụng cụ liên quan đến động vật.
- Không để vật nuôi tiếp xúc với người hoặc động vật khác bên ngoài nhà trong thời gian có dịch.
- Nếu vật nuôi có các dấu hiệu lâm sàng nghi nhiễm SARS-CoV, vui lòng gọi điện cho bác sĩ thú y để nhận được tư vấn thay vì mang tới các phòng khám.
- Không bỏ rơi, không xịt cồn hoặc chất sát trùng không an toàn cho vật nuôi.
Hãy xác định tác nhân gây bệnh của một số bệnh sau: hắc lào, lang ben, ghẻ, lậu, thủy đậu, zona thần kinh, tay chân miệng.
Prion được hình thành như thế nào? Cho biết cơ chế gây bệnh của prion.
Cho biết nguồn gốc, phương thức lây truyền và gây bệnh của SARS-CoV.
Dựa vào hình 4.8, nêu các biện pháp giảm thiểu nguy cơ lây truyền bệnh kí sinh trùng sốt rét.
Hãy nêu những biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus HIV trong cộng đồng.
Giun tròn lây nhiễm vào người thông qua các con đường nào? Nêu cơ chế gây hại của giun tròn.
Trong các bệnh do prion gây ra được trình bày ở bảng 4.1, loại bệnh nào sẽ chịu tác động của ngoại cảnh nhiều nhất? Giải thích.
Kể tên một số bệnh truyền nhiễm mà em biết và nêu một số thiệt hại do bệnh đó gây ra.
Tại sao gọi bệnh do HIV gây ra là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải?