Cho mẩu giấy màu ẩm vào bình khí chlorine. Hiện tượng xảy ra là
A. Giấy màu ẩm bị mất màu;
B. Giấy màu ẩm chuyển sang màu đen;
C. Giấy màu ẩm tan dần đến hết;
D. Không hiện tượng.
Đáp án đúng là: A
Giấy màu ẩm làm cho khí chlorine tiếp xúc với giấy màu ẩm theo.
Mà khí chlorine ẩm có tính tẩy màu.
Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO (HClO có tính tẩy màu)
=> Giấy màu ẩm mất màu
Giải thích
- Khí chlorine (Cl₂) tác dụng với nước: Khi gặp nước, khí chlorine sẽ phản ứng tạo thành hai axit: axit clohiđric (HCl) và axit hipoclorơ (HClO).
- Axit hipoclorơ (HClO) có tính oxi hóa mạnh: HClO là một chất oxi hóa mạnh, có khả năng phá hủy các liên kết trong các hợp chất màu, làm mất màu các chất hữu cơ có trong giấy.
Quá trình mất màu: Các chất màu trong giấy thường là các hợp chất hữu cơ phức tạp. Khi tiếp xúc với HClO, các liên kết trong các phân tử chất màu bị phá vỡ, làm thay đổi cấu trúc và màu sắc của chúng, dẫn đến hiện tượng mất màu.
Cho thí nghiệm: nhỏ vào ống nghiệm chứa 2 ml dung dịch sodium iodine (có sẵn vài giọt hồ tinh bột) vài giọt nước chlorine rồi lắc nhẹ. Hiện tượng xảy ra là
Các khoáng chất fluorite, fluorapatite, cryolite đều chứa nguyên tố
Nhận định sai về đặc điểm lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen là