Cho hình chóp ngũ giác đều S.ABCDE.
a) Hình chóp có bao nhiêu cạnh và bao nhiêu đỉnh?
b) Hình chóp có bao nhiêu mặt là các tam giác cân?
c) Trong (SDE) kẻ đường SM với M là trung điểm DE. Hỏi SM là đường gì của tam giác SDE và là đường gì cùa hình chóp đều?
a) Có 10 cạnh có 6 đỉnh.
b) Có 5 mặt là các tam giác cân.
c) SM là đường cao của tam giác SDE đồng thời là trung đoạn của hình chóp
Hình chóp đều
Hình chóp đều là hình chóp có đáy là một đa giác đều, các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
+ Chân đường cao của hình chóp đều trùng với tâm của đường tròn đi qua các đỉnh của mặt đáy.
+ Đường cao vẽ từ đỉnh của mỗi mặt bên của hình chóp đều được gọi là trung đoạn của hình chóp đó.
Hình chóp cụt đều
Hình chóp cụt đều là phần hình chóp đều nằm giữa mặt phẳng đáy của hình chóp và mặt phẳng song song với đáy và cắt hình chóp.
+ Mỗi mặt bên của hình chóp cụt đều là một hình thang cân.
Hình trên có hình chop cụt đều là A'B'C'D'.ABCD
Mỗi mặt bên của hình chóp cụt đều là hình thang cân.
Xem thêm một số kiến thức liên quan:
Tính chất hình chóp đều: Lý thuyết và 20 bài tập vận dụng
Lý thuyết Hình chóp tam giác đều (Kết nối tri thức) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán lớp 8
Kim tự tháp Kê-ốp (Kheops) ở Ai Cập có hình dạng là một hình chóp tứ giác đều. Biết chiều cao kim tự tháp là 137m, cạnh đáy dài 231 m. Tính cạnh bên và diện tích một mặt bên của kim tự tháp.
Cho hình chóp đều S.ABCD có đường cao SO.
a) Xác định vị trí chân đường cao O của hình chóp.
b) Kể tên các cạnh bên và mặt bên của hình chóp
Cho hình chóp đều S.ABCD có cạnh đáy bằng 4 cm và cạnh bên bằng . Cắt hình chóp bởi mặt phẳng (P) song song với mặt phẳng đáy và cách đáy một khoảng 2 cm.
a) Tính chiều cao của hình chóp đều phần chứa đỉnh S sau khi cắt hình chóp đều S.ABCD bởi (P).
b) Tính diện tích một mặt bên hình chóp cụt đều
Cho hình chóp đều S.ABCD có độ dài đường chéo của mặt đáy bằng 6 cm và cạnh bên bằng 5 cm.
a) Tính chiều cao hình chóp đều.
b) Tính diện tích tam giác SCD
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
a) Hình chóp đều S.ABCD có đáy là hình bình hành.
b) Hình chóp đều S.ABCD có đáy là hình thoi, chân đường cao hình chóp là giao điểm của 2 đường chéo hình thoi.
c) Hình chóp đều S.ABCD có đáy là hình vuông, chân đường cao hình chóp là giao điểm của 2 đường chéo hình vuông.
d) Hình chóp đều S.ABCD có đáy là hình vuông, các mặt bên là các tam giác đều chung đỉnh S.