TOP 20 bài Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 (2025) SIÊU HAY

3.7 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 4 bài văn mẫu Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.

Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt

Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt.

Dàn ý Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt

1. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện (nêu tên truyện, nội dung chính của truyện, các nhân vật trong truyện)

Trong vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật làm cho làng bản tan hoang, nhiều nơi không ai còn sống sót. Thương dân bản, Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh.

2. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện

- Giới thiệu về bốn nhân vật chính và tài năng của họ

Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng 3 người bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng.

- Kể hành trình đi diệt yêu tinh của bốn anh em: Những người bạn của Cẩu Khây đã chiến đấu với yêu tinh như thế nào?

3. Kết bài: Ý nghĩa của câu chuyện, cảm nghĩ về câu chuyện.

Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc bằng lời em (9 mẫu) - Tập làm văn lớp 4

Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 1

Chị Lan được giao nhiệm vụ phụ trách Đội Thiếu niên của phường. Có rất nhiều em nhỏ phải sống trong cảnh nghèo khổ hoặc lang thang kiếm sống bằng những nghề như bán báo, bán vé số, đánh giày, lượm rác... rất vất vả mà tiền chẳng được bao nhiêu nên không thể đến trường như các bạn cùng trang lứa. Trong số thiếu niên đó, chị Lan chú ý nhiều đến cậu bé có tên là Lái, khoảng mười hai, mười ba tuổi.

Ngày ngày, Lái xách chiếc hòm gỗ nhỏ, trong đựng mấy thứ đồ nghề đánh giày, rong ruổi khắp nơi bằng đôi chân trần nứt nẻ, sạm đen. Có lần, chị Lan bất chợt gặp Lái đứng rất lâu trước tủ kính của cửa hàng bán giày dép, chăm chú ngắm những đôi giày đẹp đẽ. Lần khác, chị thấy Lái đứng tần ngần nhìn theo cậu bé đi đôi ba ta màu xanh nước biển với vẻ thèm thuồng.

Chị Lan nhớ lại thuở nhỏ, chị cũng đã từng ao ước có được đôi giày ba ta giống như của người anh họ. Đôi giày mới đẹp làm sao! Cổ giày cao, ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải xanh như màu da trời những ngày thu. Phần thân giày gần sát cổ có hai hàng khuy dập và luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. Chị tưởng tượng nếu mang nó vào, chắc bước đi sẽ nhẹ nhàng và nhanh hơn. Chị sẽ chạy tung tăng trên những con đường đất mịn trong làng trước cái nhìn thèm muốn của bạn bè.

Bây giờ, chị thấy Lái cũng giống như chị ngày xưa. Chợt chị Lan nghĩ ra cách để giúp cậu bé Lái chấp nhận vào học lớp học tình thương. Chị mua cho Lái một đôi giày ba ta màu xanh dương và tặng cậu trong buổi đầu tiên đến lớp. Nhận đôi giày mơ ước từ tay chị Lan. Lái ngạc nhiên và sung sướng lắm! Tay cậu run run, môi cậu mấp máy nói lời cảm ơn, mắt cậu cứ nhìn xuống đôi bàn chân đen đủi đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng như chân sáo.

Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 2

Ngày xưa, vua Mi-đát là một con người cực kì tham lam. Một lần, nhà vua đến gặp Thần Đi-ô-ni-dốt xin Thần ban cho phép lạ.

Thần Đi-ô-ni-dốt hỏi:

- Nhà ngươi muốn gì ?

- Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng.

Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.

Mi-đát sung sướng lắm. Vua liền bẻ một cành sồi, tức thì cành sồi biến thành một cành vàng lấp lánh. Chớp chớp đôi mắt, Mi - đát đưa tay run run ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt, óng ánh. Mi-đát mặt mày rạng rỡ, tưởng trên đời không có ai sung sướng hơn thế nữa.

Bữa cơm hôm ấy, nhà vua ngồi vào bàn. Bát đĩa cốc chén...vua vừa chạm tới, biến ngay thành vàng. Các thứ cao lương mĩ vị... vua vừa chạm tay vào đều biến thành vàng. Lúc bấy giờ Mi-đát mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Ngày đêm trôi qua, bụng đói cồn cào, ngủ không yên..., Mi-đát quỳ xuống chắp tay cầu khẩn:

- Thần Đi-ô-ni-dốt muôn vàn kính mến! Xin Thần tha tội cho tôi. Kính mong người thu lại lời ước.. để cho tôi được sống!...

Tức thì Thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra và phán truyền:

- Nhà ngươi hãy chạy mau đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước. Phép mầu sẽ biến mất ngay lập tức và nhà ngươi sẽ rửa sạch được lòng tham

Mi-đát ba chân bốn cẳng vội vàng chạy đến sông Pác-tôn và nhảy ào xuống dòng nước. Quả nhiên nhà vua thoát khỏi quà tặng của Thần mà trước đây ông lừng khát khao mong ước.

Trên đường trở về hoàng cung, Mi-đát mới thấm thìa. Ông vừa đi vừa lẩm bẩm: "Hỏa ra hạnh phúc không thế xây dựng bằng ước muốn tham lam!".

Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 3

Ngày xưa có một ông vua tuổi đã cao mà không có con. Vua muốn tìm một người tài đức để truyền ngôi.

Bữa nọ, vua ra lệnh mở kho thóc phát cho mỗi thần dân một đấu thóc giống và giao hẹn: "Ai nộp được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi báu; ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt!".

Vụ mùa năm ấy bội thu. Các thần dân trong Vương quốc nô nức chở thóc về Kinh thành. Chỉ có một chú bé tên là Chôm đến với hai bàn tay không. Quỳ xuống trước mặt vua, Chôm kính cẩn tâu:

- Muôn tâu Đức Vua! Con xin chịu tội vì thóc giống Bệ hạ ban cho, con đã gieo nhưng không mọc mầm!

Mọi người đều sững sờ. Nhưng nhà vua thì mỉm cười đỡ chú bé đứng dậy và nói: "Thóc phát ra đã bị luộc cả rồi, làm sao mà gieo thành mạ được. Những gánh thóc, xe thóc kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!..."

Nhìn một lượt khắp các bá quan văn võ và ngàn vạn thần dân có mặt, nhà vua phán truyền:

- Trung thực là đức tính quý báu nhất của con người. Chôm vừa trung thực vừa dũng cảm, rất xứng đáng được ta truyền ngôi báu.

Chôm được làm vua và nổi tiếng là vị vua hiền minh của Vương quốc.

Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 4

BA ANH EM

Nghỉ hè, Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca về thăm bà ngoại.

Ăn cơm xong, Ni-ki-ta chạy vội ra ngõ, hóa vào đám trẻ láng giềng đang nô đùa. Gô-sa thấy nhiều mẩu bánh mì vụn rơi trên bàn, liếc nhìn bà rồi nhanh tay phủi xuống đất, hối hả chạy theo anh. Còn Chi-ôm-ca ở lại giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh vụn đem cho bầy chim đang gù bên cửa sổ.

Buổi tối, ba anh em quây quần bên bà. Bà nói:

- Ba cháu là anh em ruột mà chẳng giống nhau.

Ni-ki-ta thắc mắc:

- Bà ơi, ai cũng bảo anh em cháu giống như như những giọt nước cơ mà ?

Bà mỉm cười:

- Bà nói vé tính nết các cháu cơ. Ni-ki-ta thì chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình, ăn xong là chạy tót đi chơi. Gô-sa hơi láu, lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất. Chi-ôm-ca bé nhất lại biết giúp bà. Em nó còn biết nghĩ đến cả những con chim bồ câu nữa. Những con bồ câu cũng cần ăn chứ nhỉ?

Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 5

Tập làm văn lớp 4: Kể lại câu chuyện Nàng Tiên Ốc (Dàn ý + 16 mẫu) Văn kể  chuyện lớp 4

 Đặc biệt là cậu ta ăn rất khỏe, mỗi bữa ăn hết 9 chõ xôi. Dân bản đặt tên là Cẩu Khây.

        Hồi ấy có một con yêu tinh xuất hiện chuyên bắt người và súc vật để ăn thịt. Nó hoành hành ngang dọc, tàn phá làng bản tan hoang, nhân dân vô cùng lo sợ. Cẩu Khây rất thương bà con, chàng vác vũ khí lên đường quyết trừ diệt yêu quái.

        Cẩu Khây qua một cánh đồng khô cạn, thấy một cậu bé dùng tay làm vồ đóng cọc. Một quả đấm cậu giáng xuống cái cọc tre thụt sâu vào lòng đất. Tên cậu ta là Nắm Tay Đóng Cọc. Nghe Cẩu Khây nói chuyện đi giết yêu tinh, cậu ta xin được lên đường.

         Hai người đi đến một vùng khác. Từ xa đã nghe tiếng ầm ầm. Đến gần mới thấy một cậu bé đang ngâm mình dưới hồ, lấy vành tai to tát nước lên thửa ruộng cao bằng mái nhà. Vừa nghe Cẩu Khây nói chuyện, Lấy Tai Tát Nước xin được nhập đoàn, cùng đi diệt trừ yêu quái.

         Ba người vượt qua bao núi cao rừng thẳm đến một nơi xa lạ. Họ ngạc nhiên thấy một chú bé ngồi dưới gốc cây cổ thụ, đang cặm cụi dùng móng tay đục gỗ thành máng dẫn nước vào ruộng. Móng Tay Đục Máng xin được làm em út đi theo để cùng ba anh tiêu diệt yêu quái.

        Bốn anh tài đi suốt đêm ngày, trải qua nhiều mưa nắng và đói khát mới tìm đến được hang ổ của yêu tinh. Họ may mắn gặp được một bà già đang chăn bò cho yêu tinh. Cụ nấu cơm cho 4 cậu bé ăn. Ăn no, cả 4 anh em cùng lăn ra ngủ. Đánh hơi thấy mùi thịt trẻ em, yêu tinh xuất hiện. Được bà cụ báo cho biết, 4 anh em quyết chí sẵn sàng chiến đấu.

        Yêu tinh trợn mắt xanh lè, thè lưỡi đỏ như máu, dài bằng quả núc nác, cái đầu bù xù lông lá. Một mùi tanh nồng nặc xông lên. Nhanh như cắt, Móng Tay Đục Máng túm chặt lấy lưỡi yêu tinh kéo ra. Nắm Tay Đóng Cọc liền vung tay đánh thẳng vào mõm quái vật, làm gãy gần hết hàm răng của nó. Quái vật rú lên, điên cuồng chống trả. Cẩu Khây nhổ cây làm gậy nện túi bụi. Yêu tinh đau quá hét lên, chạy trốn. Tức thì gió bão nổi lên, đất trời tối sầm lại. Bốn anh em bám sát đuổi theo đến một thung lũng. Yêu tinh phun nước ra như mưa, dâng nước ngập tràn băng băng. Bốn anh em vội trèo lên núi. Nắm Tay Đóng Cọc be bờ ngăn nước lũ. Lấy Tai Tát Nước ra sức tát nước ầm ầm. Móng Tay Đục Máng ngả cây khoét máng khơi dòng nước chảy đi. Chỉ một lát sau, mặt đất lại khô ráo. Yêu tinh sợ quá phải quy hàng anh em Cẩu Khây.

           Từ đấy, các bản làng được bình yên, bà con dược yên ổn làm ăn. Họ mãi ghi nhớ công ơn bốn anh tài.

Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 6

Tập làm văn lớp 4: Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc kết hợp tả ngoại hình của  các nhân vật Tả ngoại hình nhân vật - Tuần 2 - Thời Đại Hải Tặc

Ngày xửa ngày xưa, thần Giao Long biến thành bà lão già nua bệnh tật để đi thử lòng mọi người. Đến đâu bà lão cũng bị người ta xa lánh. Một hôm bà lão tìm đến một nơi đang diễn ra lễ hội đồng vui. Mọi người đều ăn mặc đẹp, thắp hương khấn cầu Trời, Phật, thần linh ban cho nhiều phúc lộc. Ai cũng nói đến chuyện làm phúc, chuyện lễ nghĩa. Nhưng mọi người đều xa lánh, đều từ chối, đều xua đuổi bà lão đói khổ khi bà cất tiếng van xin.

Trời sắp tối. Bà lão ăn mày lập cập bước vào một túp lều của hai mẹ con bà Góa nghèo khổ. Chỉ có một bát cơm nguội, hai mẹ con dành cho bà lão ăn mày. Chỉ có một manh chiếu rách, hai mẹ con cũng nhường cho con người khốn khổ. Bà lão ăn mày cảm động lắm cất tiếng cảm ơn và nói: "Hai mẹ con bà tuy nghèo mà phúc đức lắm, Trời sẽ phù hộ cho". Trước khi bước ra đi, bà lão đưa cho hai mẹ con bà Góa một gói tro, một chiếc vỏ trấu và dặn: "Nhớ giữ lấy để phòng thân. Lũ lụt, mưa to gió lớn thì rắc tro xung quanh nhà. Nước dâng lên thì thả vỏ trấu xuống...". Rồi bà lão ăn mày biến mất.

Đêm ấy mưa to gió lớn, thần Giao Long còn hóa phép làm cho đất sụt xuống, nước phun lên, dâng lên trắng cả trời đất như biển. Nhiều người bị chết đuối, bị lũ cuốn đi. Hai mẹ con bà Góa rắc tro xung quanh túp lều mình, nước không tràn vào được. Chiếc vỏ trấu, hai mẹ con vừa thả xuống nước, tức thì hóa thành một chiếc thuyền độc mộc rất to, rất dài. Với chiếc thuyền độc mộc ấy, hai mẹ con bà Góa đã cứu được bao nhiêu người thoát chết. Họ không bao giờ quên công ơn của hai mẹ con bà.

Nơi thần Giao Long làm sụt đất ấy biến thành một cái hồ sâu, dài, rộng, bốn bề là vách núi, được người đời gọi là hồ Ba Bể. Giữa hồ mênh mông nổi lên một cái gò cao gọi là gò Bà Góa.

Đã bao đời nay, dân gian vẫn lưu truyền câu ca dao:

"Bắc Cạn có suối đãi vàng,

Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh".

Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 7

Nghe theo lời của bà Tiên, Tin-tin và Mi-tin nhắm chặt mắt lại và dang rộng cánh tay. Tự  nhiên, các bạn bay vút lên cao. Bên tai, tiếng gió thổi ù ù. Một lát sau, tiếng bà Tiên vang lên:

-  Các cháu hãy mở mắt ra nào! Đến Vương quốc Tương Lai rồi đó!

Hai bạn đặt chân lên thảm cỏ xanh mướt, êm ái. Ồ! Cả một thế giới kì diệu mở ra trước những cặp mắt đang sáng lên vì ngạc nhiên và thích thú.

Bà Tiên dẫn hai bạn vào một công xưởng rộng rãi. Các cô bé, chú bé tí hon đang bận rộn làm việc. Tin-tin cất tiếng hỏi một em bé:

-  Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?

Em bé trả lời:

-  Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất.

-  Cậu định sáng chế cái gì vậy?

Tin-tin tò mò hỏi tiếp. Em bé hào hứng đáp:

-  Khi nào ra đời, mình sẽ chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc. Không giấu nổi sốt ruột, Mi-tin xen vào:

-  Vật đó ăn ngon chứ? Nó có gây ồn ào không?

Em bé mỉm cười thích thú:

-  Không đâu! Nó chẳng gây ồn ào gì cả. Mình chế tạo sắp xong rồi, cậu có muốn xem không?

Bất chợt, em bé thứ hai lại gần, kéo tay Tin-tin:

-  Cậu có muốn xem vật mình vừa sáng chế không?

Tin-tin vội đáp:

-  Có chứ! Cái gì đấy?

Em bé thầm thì vẻ bí mật:

-  Mình có ba mươi vị thuốc trường sinh đựng trong những chiếc lọ xanh kia.

Từ trong đám đông, em bé thứ ba bước ra, phấn khởi khoe với hai người khách từ phương xa tới:

-  Mình mang đến một thứ ánh sáng mà chưa ai biết cả. Thật là kì lạ phải không ?

Em bé khẽ xoay tròn. Từ thân thể em toả ra luồng ánh sáng xanh huyền ảo. Tin-tin và Mi-tin đang mải mê ngắm nhìn thì em bé thứ tư kéo tay Tin-tin và bảo:

-  Cậu vào đây xem cái máy của mình này. Nó biết bay trên không y hệt một con chim vậy.

Em bé thứ năm vội vàng nói:

-  Hãy xem cái máy của mình trước đã ! Nó biết dò tìm những kho báu cất giấu trên tận mặt trăng cơ!

Sau đó, các vị khách quý được mời sang tham quan khu vườn kì diệu.

Một em bé mang chùm quả treo trên đầu gậy lon ton đi tới, tươi cười hỏi Tin-tin:

-  Cậu thấy chùm quả của mình thế nào?

Tin-tin trầm trồ khen ngợi:

-  Ôi, chùm lê đẹp quá!

Em bé mỉm cười lắc đầu:

- Ồ, không phải lê đâu! Nho đấy chứ! Đến lúc mình 30 tuổi, nho sẽ to như thế này. Mình đã tìm ra cách trồng và chăm bón chúng.

Vừa lúc đó, em bé khác bê ra một sọt quả to và tròn, màu đỏ hồng trông rất đẹp và hớn hở khoe:

-  Các bạn hãy xem những trái cây mình trồng này!

Mi-tin nhanh nhảu hỏi:

-  Dưa đỏ phải không cậu?

-  Không đúng! Táo đấy! Chưa phải loại to nhất đâu nhé ! Sau khi ra đời, mình sẽ giúp mọi người trồng những loại táo to như thế này!

Một em bé khác đẩy ra xe dưa, quả nào quả ấy lớn bằng quả bí đỏ, tíu tít khoe:

-  Còn đây là sản phẩm của mình. Các bạn có thích không ?

Tin-tin tròn xoe mắt:

-  Mình chưa bao giờ nhìn thấy những quả bí đỏ lạ như thế!

Em bé lắc đầu cười vang:

-  Không phải bí đỏ đâu! Đó là những quả dưa. Khi ra đời, mình sẽ trồng những quả dưa to như thế!

Tin-tin và Mi-tin đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Quả là ở Vương quốc Tương lai này, cái gì cũng lạ lùng, kì diệu, khác xa với thế giới hiện tại mà các bạn đang sống.

Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 8

Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.

Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm !...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.

Bước vào phòng ông, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi đá bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:

- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”. Tôi tự hứa với bản thân mình rằng, phải cố học tập thật tốt để ông ở trên thiên đường có thể thấy được an ủi phần nào.

Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 9

Ở chương trình Tiếng Việt lớp 4, em được học các câu chuyện hay và ý nghĩa. Các câu chuyện ấy kể về các bạn nhỏ trạc tuổi em, nên câu chuyện cũng nhờ vậy mà trở nên gần gũi hơn. Trong đó, em đặc biệt ấn tượng câu chuyện Anh em sinh đôi.

Câu chuyện kể về hai anh em sinh đôi là Long và Khánh. Họ có ngoại hình giống nhau đến mức có thể bị người khác nhận nhầm. Khi còn nhỏ, Long rất khoái chí với điều này. Nhưng dần dần khi đã trưởng thành, cậu lại không cảm thấy vui nữa, thậm chí là cáu gắt khi bị nhận nhầm với anh Khánh.Để hạn chế tối đa điều này xảy ra, Long đã nỗ lực làm mọi cách trở nên thật khác anh trai của mình. Cậu cắt tóc, ăn mọc, tập dáng đi, cách nói chuyện cho thật khác biệt với anh.

Nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ một hội thao của trường. Hôm đó, Long và anh Khánh phải mặc đồng phục giống nhau để cùng tham gia thi chạy. Cậu lo lắm. Sợ khi mặc áo quần giống nhau, thì các bạn sẽ nhầm cậu với anh, rồi cổ vũ nhầm người. Thế nhưng, mọi lo lắng của Long đều là dư thừa. Vì trong suốt cuộc thi, không ai cổ vũ nhầm cho Long và anh Khánh cả. Cậu cảm thấy thật kì lạ. Vì thế, ngay khi hội thao kết thúc, cậu đã tìm gặp các bạn để hỏi chuyện. Lúc này, mọi người đã giải thích cho Long hiểu rằng, mọi người không nhầm lẫn hai anh em, vì mỗi người có một tính cách khác biệt hoàn toàn. Khi chỉ nhìn lướt qua thì mới có thể nhầm lẫn, nhưng khi trò chuyện thì không thể nào nhầm Long với anh Khánh được. Lời giải thích ấy của các bạn khiến Long vui như mở cờ trong bụng. Cậu cảm thấy hạnh phúc vô cùng, và buồn cười về những lo lắng của bản thân.

Từ câu chuyện Anh em sinh đôi, em hiểu rõ hơn về nét riêng của mỗi người. Nét riêng ấy không phải dựa vào áo quần hay dáng đứng như Long từng nghĩ. Mà nó thể hiện ở tính cách và phẩm chất của một người. Do đó, hãy trau dồi và phát triển bản thân từ sâu bên trong, để xây dựng một bản thân thật riêng biệt.

Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 10

Trong cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, em được đọc rất nhiều những câu chuyện hay với nhiều nội dung khác nhau. Trong đó, em đặc biệt yêu thích những câu chuyện có các bài học ý nghĩa được đúc kết sau khi đọc. Tiêu biểu là câu chuyện Con vẹt xanh.

Câu chuyện Con vẹt xanh kể về một bạn nhỏ có tên là Tú. Tú có một người anh trai rất yêu thương và quan tâm mình. Một ngày nọ, trong vườn nhà Tú xuất hiện một chú vẹt nhỏ bị thương ở cánh. Thế là cậu đã đưa chú chim ấy về nhà để chăm sóc. Khi anh trai bảo với cậu rằng, loài vẹt có thể bắt chước giọng nói của con người, Tú rất háo hức mong chờ được nghe vẹt nói chuyện. Từ hôm đó, mỗi khi đi học về, Tú sẽ chạy ngay về phía con vẹt. Thấy cậu, con vẹt vui lắm, liên nhục nhảy nhót, há mỏ đòi ăn. Tú yêu thương vẹt lắm, chăm chú đút cho nó ăn, rồi còn cưng nựng nó như trẻ con. Dù vẹt chưa thể nói được từ nào, cậu cũng thấy nó thật ngoan.

Một hôm, khi Tú đang chơi với vẹt, thì có tiếng anh trai gọi cậu ra phụ việc nhà. Cậu không vui chút nào, nên phụng phịu đáp lại anh bằng những lời nói trống không. Khi anh gọi thì cậu trả lời là “Cái gì?”, rồi còn lẩm bẩm “Kêu chi kêu hoài”. Hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần, khiến anh trai rất buồn nhưng Tú chẳng để tâm.

Cho đến một hôm, con vẹt bất ngờ nói chuyện. Tú sung sướng và tự hào lắm, vội gọi bạn bè đến nhà để xem vẹt nói chuyện. Tuy nhiên, mỗi khi Tú gọi “Vẹt ơi”, thì vẹt lại chỉ đáp trống không “Cái gì?” chứ không “Dạ” như lời cậu đã dạy. Điều này làm Tú buồn lắm, liền mắng nó rằng “Anh chăm sóc vẹt cực khổ, vậy mà anh gội, vẹt trả lời “cái gì” à?”. Nhưng vừa nói xong, thì vẹt lại bảo “Kêu chi kêu hoài”. Lúc này, Tú nhận ra rằng vẹt đang bắt chước những lời mình nói khi anh trai gọi. Thì ra, chú vẹt đã không lễ phép, là vì đang học theo một người bạn không lễ phép như Tú. Có phải những lúc ấy, anh trai cũng buồn và thất vọng như Tú bây giờ không nhỉ. Càng nghĩ, Tú càng ân hận và buồn bã. Cậu mong thật nhanh được sửa chữa lỗi sai của mình. Từ hôm nay, cậu sẽ ngoan ngoãn và lễ phép hơn, sẽ “dạ” thật to mỗi khi anh trai gọi mình.

Câu chuyện Con vẹt xanh có kết thúc mở, giúp em có thể tự tương tượng ra những cách mà Tú sẽ sửa chữa lỗi sai của mình. Cũng từ đó, giúp em hiểu thêm một bài học ý nghĩa về việc phải biết lễ phép, ngoan ngoãn vâng lời với người lớn. Bởi nếu mình nói chuyện trống không, thì người thân sẽ buồn lắm.

Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 11

Ngày xưa, ở bản kia có một chú bé tuy nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi. Dân bản đặt tên cho chú là Cẩu Khây. Cẩu Khây lên mười tuổi, sức đã bằng trai mười tám; mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ.

Hồi ấy, trong vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật. Chẳng mấy chốc, làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót. Thương dân bản, Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh.

Đến một cánh đồng khô cạn, Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc để đắp đập dẫn nước vào ruộng. Mỗi quả đấm của cậu giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng gang tay. Hỏi chuyện, Cẩu Khây biết tên cậu là Nắm Tay Đóng Cọc. Nắm Tay Đóng Cọc sốt sắng xin được cùng Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh.

Đến một vùng khác, hai người nghe có tiếng tát nước ầm ầm. Họ ngạc nhiên thấy một cậu bé đang lấy vành tai tát nước suối lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà. Nghe Cẩu Khây nói chuyện, Lấy Tai Tát Nước hăm hở cùng hai bạn lên đường.

Đi được ít lâu, ba người lại gặp một cậu bé đang ngồi dưới gốc cây, lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. Cẩu Khây cùng các bạn đến làm quen và nói rõ chí hướng của ba người. Móng Tay Đục Máng hăng hái xin được làm em út đi theo.

Bốn anh em tìm tới chỗ yêu tinh ở. Nơi đây bản làng vắng teo, chỉ còn mỗi một bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó. Thấy anh em Cẩu Khây kêu đói, bà cụ nấu cơm cho ăn. Ăn no, bốn cậu bé lăn ra ngủ. Tờ mờ sáng, bỗng có tiếng đập cửa. Biết yêu tinh đã đánh hơi thấy thịt trẻ con, bà cụ liền lay anh em Cẩu Khây dậy, giục chạy trốn. Cẩu Khây bèn nói:

– Bà đừng sợ, anh em chúng cháu đến đây để bắt yêu tinh đấy.

Cẩu Khây hé cửa. Yêu tinh thò đầu vào, lè lưỡi dài như quả núc nác, trợn mắt xanh lè. Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng. Yêu tinh bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó. Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi. Yêu tinh đau quá hét lên, gió bão nổi ầm ầm, đất trời tối sầm lại. Đến một thung lũng, yêu tinh dừng lại, phun nước ra như mưa. Nước dâng ngập cả cánh đồng. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc be bờ ngăn nước lụt, Lấy Tai Tát Nước tát nước ầm ầm qua núi cao, Móng Tay Đục Máng ngả cây khoét máng, khơi dòng nước chảy đi. Chỉ một lúc, mặt đất lại cạn khô. Yêu tinh núng thế, đành phải quy hàng.

Từ đấy, bản làng lại đông vui.

Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 12

Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, em thích nhất là câu chuyện Thằn lằn xanh và tắc kè. Một câu chuyện ngộ nghĩnh, đáng yêu kể về cuộc sống của đôi bạn Thằn lằn và tăc kề, mang lại cho em bài học đáng nhớ.

Chuyện kể rằng vào một hôm nọ, khi thằn lằn xanh đang bò trên cành cây thì đột nhiên, thằn lằn phát hiện "người bạn mới" tắc kè đang bò trên bức tường ở một ngôi nhà và cất tiếng chào:

- Chào cậu! Tớ là thằn lằn xanh. Tớ thích đi kiếm thức ăn vào ban ngày.

- Chào cậu! Tớ là tắc kè. Tớ thích đi kiếm thức ăn vào buổi tối. – Tắc kè đáp lời thằn lằn xanh.

Cả hai bạn cảm thấy thích thú về cuộc sống của nhau: Tắc kè thì thấy chán những bức tường lắm rồi và muốn kiếm ăn trên cây, trong các bụi cỏ giống Thằn lằn. Còn Thằn lằn xanh lại muốn bò lên tường để tìm thức ăn giống tắc kè. Thế là đôi bạn quyết định đổi cuộc sống cho nhau.

Vài ngày sau, Thằn lằn xanh nhận ra tay và chân của mình không bám dính như tắc kè. Trong khi đó, tắc kẻ cũng cảm thấy mình không thể chịu được sức nóng của ban ngày. Cuối cùng họ cùng đổi lại cuộc sống như trước. Thằn lằn xanh trở về với cái cây của mình và thích thú đi kiếm ăn vào ban ngày. Tắc kè quay trở lại bức tường thân yêu và vui vẻ đi tìm thức ăn vào buổi tối. Đôi bạn vẫn thi thoảng gặp nhau và trò chuyện về cuộc sống.

Em rất yêu thích những trải nghiệm cuộc sống thú vị, đầy mới lạ của Thằn lằn xanh và tắc kè. Đồng thời nhờ đó em cũng nhận ra mỗi người đều có những ưu điểm, nên biết trân trọng và yêu mến cuộc sống hiện tại.

Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 13

Trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, em đã được đọc một câu chuyện rất hay và ý nghĩa, đó là Công chúa và người dẫn chuyện. Sau đây mời cô và các bạn cùng lắng nghe.

Chuyện diễn ra sau bữa ăn trưa, khi cô giáo thông báo Giét-xi được chọn đóng vai công chúa trong vở kịch sắp tới. Cảm nhận được ánh mắt ngưỡng mộ của bạn bė, Giét-xi vui lắm.

Về nhà, Giét-xi hào hứng kể cho mẹ nghe. Cả tuần ấy, tối nào mẹ cũng tập lời thoại cùng Giét-xi. Giét-xi siêng năng luyện tập và nhớ lời thoại rất nhanh. Nhưng khi lên sân khấu diễn thử, mọi lời thoại trong đầu Giét-xi đều bay đi đâu hết. Cuối cùng, cô giáo đành phải đổi vai cho cô bé. Giét-xi thấy buồn lắm. Sao không buồn khi phải nhường vai chính cho bạn khác diễn được! Thấy Giét-xi buồn, mẹ rủ cô bé cùng ra nhổ cỏ trong vườn nhà. Khu vườn vào xuân, những cây hồng leo khoác tấm áo xanh mới. Mẹ cô bé định nhổ hết cỏ và hoa dại ở đây để từ giờ trong vườn chỉ trồng hoa hồng thôi. Nhưng Giét-xi ngăn cản mẹ vì cô bé thích cả hoa bồ công anh. Mẹ mỉm cười và nói: mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng, con người cũng vậy, không phải ai cũng thành công chúa, nhưng điều đó không có gì đáng xấu hổ. Giét-xi đoán mẹ đã biết chuyện thay vai diễn của mình. Mẹ dịu dàng nói: "Con gái bé nhỏ của mẹ, con có giọng đọc truyền cảm, rất hợp với vai người dẫn chuyện. Nếu thiếu người dẫn chuyện, vở kịch cũng khó mà thành công được con ạ."

Câu chuyện đã giúp em nhận được một bài học thật ý nghĩa, đó là mỗi người đều có vẻ đẹp và giá trị riêng của mình. Hãy tự tin và hạnh phúc với điều đó, phát huy sở trường của bản thân để làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp hơn.

Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 14

Thuở ấy có một bà già sống độc thân nhà lại rất nghèo, suốt ngày bà phải ra đồng mò cua bắt ốc kiếm sống qua ngày. Một hôm tình cờ bà nhặt được một con ốc. Vỏ nó phủ một màu xanh biển trông rất lạ, rất xinh. Bà không nỡ bán mà đem thả vào một cái chum nước.

Lạ thay từ ngày đó trở đi, mỗi lần bà đi làm về đều thấy nhà cửa sạch sẽ, tươm tất, gọn gàng, vườn tược cây cối được vun xới, lợn gà ăn uống no say. Và một mâm cơm được sắp sẵn trên bàn. Bà quyết định tìm ra cho bằng được người đã ngấm lén giúp bà. Rồi một hôm, bà vẫn đi làm bình thường nhưng đến nửa ngày bà thấy một người con gái tuổi mới mười tám đôi mươi đẹp như tiên sa giáng trần từ trong chum nước bước ra, nhẹ nhàng đi vào nhà. Cô gái cầm chổi quét nhà, dọn dẹp nhà cửa, cho lợn gà ăn,… Lúc đó bà lặng lẽ đến bên chum nước, cầm vỏ ốc rồi lén đập vỡ ra thành từng mảnh. Nghe tiếng động, cô gái vội vàng đến bên chum nước để ẩn mình vỏ ốc, nhưng đá quá muộn. Bà lão nhìn người con gái xinh đẹp cất tiếng nói:

- Con gái ơi! Hãy ở lại với ta!

Từ đó nàng tiên Ốc trở thành người con yêu quý của bà lão. Hai mẹ con bà sống thật đầm ấm hạnh phúc.

Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 15

Chuyện kể về một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé oà khóc. Cây xoà cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.

Câu chuyện trên đã để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc về sự biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ. Là một người con, chúng ta nên thấu hiểu sự yêu thương, hy sinh của cha mẹ. Vì thế hãy cố gắng trở thành một người con ngoan các bạn nhé!

Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 16

Những câu chuyện trong sách giáo khoa đều vừa hay, lại vừa ý nghĩa. Khi đọc những câu chuyện ấy, em luôn tự đặt bản thân mình vào nhân vật trong đó để trải nghiệm những điều mà mình chưa từng gặp được, từ đó rút ra bài học cho bản thân. Trong đó, em nhớ nhất là câu chuyện “Công chúa và người dẫn chuyện”.

Nhân vật chính trong câu chuyện là một cô gái nhỏ tên là Giét-xi. Cô bạn ấy đã được cô giáo chọn đóng vai công chúa cho vở kịch của lớp. Điều đó khiến bạn ấy rất vui và hãnh diện, nên đã hào hứng chia sẻ cho mẹ của mình nghe ngay khi về nhà. Và để hoàn thành nhiệm vụ đó, tối nào sau khi ăn cơm, Giét-xi cũng cùng mẹ tập lời thoại cho vở kịch. Nhờ sự chăm chỉ và nghiêm túc, bạn ấy nhớ lời thoại rất nhanh, chẳng mấy chốc đã thuộc làu. Thế nhưng, khi lên sân khấu diễn thử, trước ánh mắt của các bạn khác trong lớp, Giét-xi rất căng thẳng, nên chẳng thể nói ra một lời thoại hoàn chỉnh nào. Sau nhiều lần cố gắng nhưng không thể khắc phục, cô giáo đành chuyển Giét-xi sang vai người dẫn chuyện và nhường vai công chúa cho bạn khác. Điều đó khiến bạn ấy vô cùng buồn bã, vì chẳng còn được diễn vai chính nữa và phải chuyển sang một vai phụ chỉ đứng sau cánh gà.

Nỗi buồn đó của Giét-xi khiến mẹ bạn ấy nhanh chóng nhận ra, và tìm cách khiến bạn ấy vui trở lại. Bà rủ Giét-xi cùng mình ra vườn nhổ cỏ, và đề nghị rằng sẽ nhổ hết hoa dại đi, chỉ để lại hoa hồng thôi. Ngay lập tức, Giét-xi đã xin mẹ đừng làm như vậy, vì loài hoa nào cũng đẹp, cũng góp sắc hương cho khu vườn. Chỉ chờ có vậy, người mẹ liền âu yếm nói với Giét-xi rằng, con người cũng như các loài hoa, ai ai cũng có vẻ đẹp và vai trò riêng của mình. Nhờ sự khuyên giải chân thành ấy của mẹ, Giét-xi đã hiểu được vai trò của vai diễn của mình. Cô bạn nhỏ đã tự tin hơn và yêu thích hơn vị trí người dẫn chuyện đó, không còn u buồn nữa.

Từ câu chuyện của Giét-xi, em nhận được bài học ý nghĩa về vai trò của mỗi người trong cuộc sống. Nếu ai cũng chỉ muốn làm công chúa, thì một vở kịch sẽ chẳng thể diễn ra. Ai trong chúng ta cũng đều quan trọng, cũng có vai trò không thể thiếu được trong tập thể. Vì thế hãy luôn tự tin và là chính mình. Thông điệp ấy khiến em yêu thích câu chuyện “Công chúa và người dẫn chuyện” vô cùng.

Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 17

Trong các câu chuyện đã đọc, em ấn tượng nhất với tác phẩm "Con vẹt xanh". Truyện đã để lại nhiều bài học quý giá về thái độ, cách đối xử giữa người với người.

Truyện kể về một bạn nhỏ tên Tú. Một hôm, Tú thấy một con vẹt lông xanh đang bị thương. Khi ấy, cậu quyết định đem chú vẹt về nhà chăm sóc. Thấy anh bảo vẹt có thể bắt chước tiếng người, Tú vô cùng hào hứng. Cậu chăm chỉ, miệt mài dạy chú vẹt tập nói.

 

Có hôm đang ngồi chơi với vẹt, Tú nghe anh gọi ra giúp. Do cảm thấy bị làm phiền, cậu đã cáu gắt và nói trống không với anh: "Cái gì?", "Kêu chi kêu hoài". Điều này diễn ra không chỉ một mà là rất nhiều lần.

Thời gian qua đi, vẹt xanh đã biết huýt sáo. Tuy nhiên, nó vẫn chưa chịu nói tiếng nào. Một lần Tú gọi, vẹt đã cất giọng the thé gắt lại: "Cái gì?". Nghe vậy, Tú vui mừng khôn xiết, nghĩ rằng mình đã thành công rồi. Thế là cậu đi khoe khắp nơi về việc vẹt nhỏ nhà mình biết nói.

Hôm sau, bạn bè đến nhà Tú chơi để "chiêm ngưỡng" chú vẹt. Tú hãnh diện gọi "Vẹt ơi" nhưng vẹt nhỏ lại the thé đáp "Cái gì?". Điều này khiến Tú xấu hổ, nghiêm giọng gọi lại thêm lần nữa. Khi này, vẹt nhỏ than phiền bằng giọng bất mãn: "Kêu chi kêu hoài". Thế là các bạn được dịp cười bò thích thú. Nhưng Tú lại ngồi lặng thinh, nhớ lại bao lần mình nói trống không, cằn nhằn bởi anh gọi. Nghĩ vậy, cậu hối hận vô cùng. Chú vẹt nhỏ dường như cũng biết lỗi, xù lông cổ, rụt đầu và gù một cái nghe tựa tiếng "Dạ!".

Qua câu chuyện, em cảm thấy bản thân cần biết lễ phép với người lớn hơn. Các em nhỏ đều có thể bắt chước những việc mình làm. Vậy nên ta cần cư xử mẫu mực, trở thành tấm gương sáng cho thế hệ sau.

Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 18

Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế.

Năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em ra quả rất sai. Từng chùm quả chín vàng như nặng lúc lỉu trên cành. Người em nhìn cây khế mà vui mừng, tính đem bán để lấy tiền mua gạo.

Một hôm, có con chim lạ từ đâu bay đến ăn khế. Thấy cây khế bị chim ăn xơ xác người em ôm mặt khóc. Chim bỗng cất lời: “Ăn một quả trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng”

Người em nghe chim nói tiếng người lấy làm kinh ngạc, bèn về kể cho vợ nghe. Hai vợ chồng may một chiếc túi vừa đúng ba gang, chờ chim đến. Hôm sau, chim bay đến, bảo người em ngồi lên lòng mình. Chim bay rất xa, đến một hòn đảo đầy vàng bạc giữa biển khơi bao la. Người em lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi lại theo chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có.

Người anh nghe thấy em giàu liền sang chơi và lân la hỏi chuyện. Em không giấu giếm kể lại cho anh tường tận mọi điều. Người anh nằng nặc đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy mảnh vườn và cây khế, người em dù không muốn nhưng thấy anh cương quyết quá cũng đành đổi cho anh.

Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu những quả vàng chín mọng, người anh khấp khởi mừng thầm, ngày ngày ngóng chờ con chim lạ tới. Thế rồi một hôm, chim tới ăn khế, người anh giả vờ khóc lóc, chim cũng nói: “Ăn một quả trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng”

Người anh nghe vậy, mừng như mở cờ trong bụng, vội vã cùng vợ may một chiếc túi to thật là to. Hôm sau chim tới đưa người anh đi lấy vàng ở hòn đảo xa lạ nọ. Nhìn thấy vàng bạc châu báu trên đảo, người anh vội vàng nhét đầy túi to, lại còn giắt khắp người. Khi người anh leo lên lưng chim, chim phải vỗ cánh mấy lần mới bay lên được. Vì quá nặng nên chim bay chậm, mãi vẫn ở trên biển. Chim bảo người anh vứt bớt vàng bạc đi nhưng anh ta không chịu. Chim nặng quá, nghiêng cánh, thế là người anh tham lam cùng túi vàng rơi xuống biển sâu, không bao giờ trở về được nữa.

Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 19

Trong rất nhiều truyện cổ tích đã đọc, em thích nhất là "Sự tích chú Cuội". Câu chuyện không chỉ nhắc đến nguồn gốc của chú Cuội mà còn đem đến cho em nhiều bài học ý nghĩa.

Truyện kể về chàng tiều phu tên Cuội. Một lần vào rừng, anh ta thấy cảnh đám hổ con đã chết được hổ mẹ mớm cho loại lá kì lạ. Từ đó, phát hiện ra loài cây có khả năng "cải tử hoàn sinh". Vì tò mò, Cuội đã mang cây về trồng và giúp đỡ được rất nhiều người. Có hôm, Cuội đi trên đường và phát hiện ra một con chó đáng thương nằm chết bên đường. Thương hại, anh ta lấy lá cây cứu sống nó rồi mang về nhà nuôi. Chú chó cũng biết ơn ân nhân, luôn quấn quýt chủ không rời nửa bước. Một lần, Cuội cứu sống con gái phú ông. Cô gái tỉnh dậy thì vô cùng biết ơn, nguyện theo Cuội về nhà. Phú ông cũng rất vừa lòng, quyết định gả luôn con gái cho anh. Thế là Cuội có vợ. Hai vợ chồng sống với nhau vô cùng hòa thuận, hạnh phúc.

Lúc bấy giờ, trong làng có một bọn cướp chuyên. Chúng biết Cuội có thể hồi sinh người chết, đem lòng ghen ghét, nhân lúc anh ta đi vắng đã giết vợ Cuội và quẳng bộ lòng đi. Chàng Cuội trở về thấy vợ chết thì đau khổ vô cùng, cố hết sức lấy lá cây chữa trị. Thế nhưng do không còn bộ lòng, Cuộc không thể nào hồi sinh vợ được. Chú chó trung thành thương chủ, nguyện dâng hiến bộ lòng của mình. Nhờ vậy mà vợ Cuội sống lại. Sau đó, Cuội đắp một bộ lòng bằng đất cho chú chó và thành công hồi sinh nó. Cả gia đình lại vui vẻ, thuận hòa chung sống.

Tuy nhiên, vợ Cuội sau khi sống lại lại trở nên hay quên. Cuội lúc nào cũng nhắc vợ phải tưới cây bằng nước giếng trong. Thế nhưng dặn rồi nàng ta lại quên luôn. Trong một lần Cuội đi vắng, người vợ đã tưới nước bẩn cho cây thần. Cái cây cứ vậy bật gốc, dần bay lên trời. Đúng lúc đó thì Cuội trở về. Do tiếc cây, anh ta đã túm lấy rễ, cố kéo cái cây về lại nhưng vô ích. Thế là cả người cả cây bay lên cung trăng.

Qua "Sự tích chú Cuội", em đã nhận ra rằng sự sống của con người là có hạn. Thế nên chúng ta cần biết trân trọng hiện tại, đối đãi tử tế với tất cả mọi người. Có như vậy, cuộc sống mới trở nên có ý nghĩa.

Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 20

Ngày xưa, có một người con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân thuộc giống rồng. Thần có sức khỏe vô địch, lại nhiều phép lạ. Thần giúp dân trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở. Ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nàng đến thăm vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ. Hai người gặp nhau, yêu nhau và trở thành vợ chồng.

Ít lâu sau Âu Cơ mang thai và sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra trăm người con, người nào cũng đều hoàn hảo, đẹp lạ thường. Lạc Long Quân vốn quen sống ở dưới nước, nên thường xuyên trở về dưới thuỷ cung.

Âu Cơ ở lại nuôi đàn con, tháng ngày chờ đợi Lạc Long Quân trở lại, nhưng nỗi nhớ chồng khiến nàng buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên than thở:

- Sao chàng đành bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?

Lạc Long Quân nói:

- Ta vốn ở miền nước thẳm, nàng thì ở chốn núi cao. Nhiều điều khác nhau, khó mà ở cùng nhau một nơi được lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc gì cần giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn, đây là giao ước của vợ chồng, con cái.

Âu Cơ ưng thuận. Trước khi đưa năm mươi con lên núi, nàng nói với chồng:

- Thiếp xin nghe lời chàng. Vợ chồng ta đã sống với nhau thắm thiết, nay phải chia hai, lòng thiếp thật là đau xót.

Lạc Long Quân cũng cố nén nỗi buồn trong buổi chia li, chàng khuyên giải vợ:

- Tuy xa nhau nhưng tình cảm đôi ta không hề phai nhạt, khi nào cần chúng ta lại gặp nhau.

Âu Cơ vẫn quyến luyến, rồi buồn bã nói:

- Thiếp rất nhớ chàng và thương các con, biết đến khi nào chúng ta mới gặp nhau.

Lạc Long Quân nắm chặt tay vợ, an ủi:

- Xa nàng và các con lòng ta cũng đau lắm! Âu cũng là mệnh trời, mong nàng hiểu và cảm thông cùng ta.

Âu Cơ và các con nghe theo lời cùng nhau chia tay lên đường.

Lạc Long Quân và các con về nơi biển cả, Âu Cơ đưa các con về đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam ta đều luôn tự hào mình là dòng dõi con Rồng cháu Tiên.

Đánh giá

0

0 đánh giá