C + H2SO4 đặc → SO2 + CO2 + H2O | C ra CO2

434

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình C + 2H2SO4 → 2SO2 + CO2 + 2H2O gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Cacbon. Mời các bạn đón xem:

Phương trình C + 2H2SO4  2SO2 + CO2 + 2H2O

1. Phương trình phản ứng hóa học

C + 2H2SO4 → 2SO2 + CO2 + 2H2O

2. Hiện tượng phản ứng

- Sủi bọt khí làm trào bột than ra ngoài cốc.

3. Điều kiện xảy ra phản ứng

Phản ứng xảy ra thuận lợi khi đun nóng.

4. Tính chất hoá học

4.1. Tính chất hoá học của Cacbon

- Trong các dạng tồn tại của C, C vô định hình hoạt động hơn cả về mặt hóa học.

- Trong các phản ứng hóa học C thể hiện hai tính chất: Tính oxi hóa và tính khử. Tuy nhiên tính khử vẫn là chủ yếu của C.

Tính khử

    - Tác dụng với oxi

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

    Ở nhiệt độ cao C lại khử CO2 theo phản ứng:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

    - Tác dụng với oxit kim loại:

       + C khử được oxit của các kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim loại:

CuO + C → Cu + CO (tº)

Fe2O3 + 3C → 2Fe + 3CO (tº)

       + Với CaO và Al2O3:

CaO + 3C → CaC2 + CO (trong lò điện)

2Al2O3 + 9C → Al4C3 + 6CO (2000ºC)

    - Tác dụng với các chất oxi hóa mạnh thường gặp H2SO4 đặc, HNO3, KNO3, KClO3, K2Cr2O7, ... trong các phản ứng này, C bị oxi hóa đến mức +4 (CO2).

C + 2H2SO4 đặc → CO2 + 2SO2 + 2H2O (tº)

C + 4HNO3 đặc → CO2 + 4NO2 + 2H2O (tº)

C + 4KNO3 → 2K2O + CO2 + 4NO2 (tº)

    - Khi nhiệt độ cao, C tác dụng được với hơi nước:

C + H2O → CO + H2 (1000ºC)

C + 2H2O → CO2 + 2H2

Tính oxi hóa

    - Tác dụng với hidro

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

    - Tác dụng với kim loại

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

5. Cách tiến hành thí nghiệm

Nhỏ từ từ H2SO4 đặc vào ống nghiệm chứa bột than (C), đun nóng.

6. Bạn có biết

- Kim cương và than chì là cacbon ở dạng tự do gần như tinh khiết.

- Cacbon còn có trong các khoáng vật như canxit (đá vôi, đá hoa, đá phấn đều chứa CaCO3), magiezit (MgCO3), đolomit (CaCO3.MgCO3).

- Dầu mỏ, khí thiên nhiên là hỗn hợp của các chất khác nhau chứa cacbon.

- Cơ thể động thực vật cũng chứa nhiều hợp chất của cacbon.

7. Bài tập liên quan

Câu 1: Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau?

A. C + Oto CO2

B. C + 2CuO to 2Cu + CO2

C. 3C + 4Al to Al4C3

D. C + H2to CO + H2

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Tính oxi hóa của C thể hiện khi tác dụng với hiđro và kim loại.

3C0+4AltoAl4C43

Câu 2: Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau?

A. 2C + Ca to CaC2.

B. C + 2Hto CH4.

C. C + COto 2CO.

D. 3C + 4Al to Al4C3.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Tính khử của C thể hiện khi tác dụng với oxi, CO2, oxit kim loại và các chất oxi hóa mạnh như HNO3, H2SO4 đặc, KClO3,…

C0+CO2to2C+2O

Câu 3: Cho m gam than tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư, thu được 11,2 lít hỗn hợp 2 khí (đktc). Giá trị của m là:

A. 1,2.

B. 6.

C. 2,5.

D. 3.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

C + 4HNO3 đặc to CO2 + 4NO2 + 2H2O

nC=amolnCO2=amol;nNO2=4amola+4a=11,222,4a=0,5molmC=0,5.12=6gam

Câu 4: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Fe2O3, CO2, H2, HNO3 đặc.

B. CO, Al2O3, HNO3 đặc, H2SO4 đặc.

C. Fe2O3, Al2O3, CO2, HNO3.

D. CO, Al2O3, K2O, Ca.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

3C + 2Fe2Oto 3CO2 + 4Fe

C + COto 2CO

C + 2Hto,xt CH4

C + 4HNO3 đặc to CO2 + 4NO2 + 2H2O

Câu 5: Đốt cháy hết m gam than (C) trong V lít oxi thu được 2,24 lít hỗn hợp X gồm 2 khí. Tỉ khối của X so với oxi bằng 1,25. Các thể tích đo được (đktc). Giá trị của m và V là

A. 1,2 và 1,96.

B. 1,5 và 1,792.

C. 1,2 và 2,016.

D. 1,5 và 2,8.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

C + Oto CO2

C + COto2CO

nCOnCO2=4432.1,2532.1,2528=13

nX=0,1molnCO=0,025mol;nCO2=0,075mol

Bảo toàn nguyên tố C:

nC=nCO+nCO2=0,1molmC=0,1.12=1,2gam

Bảo toàn nguyên tố O:

nO2=nCO2+nCO2=0,0875mol

VO2=1,96lít

Câu 6: Trong các phản ứng hóa học, cacbon:

A. chỉ thể hiện tính khử.

B. chỉ thể hiện tính oxi hóa.

C. không thể hiện tính khử hay tính oxi hóa.

D. thể hiện cả tính oxi hóa và tính khử.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Cacbon có các mức oxi hóa có thể có là: -4, 0, +2, +4.

→ Cacbon thể hiện cả tính oxi hóa và tính khử trong các phản ứng hóa học.

Câu 7: Khi đun nấu bằng than tổ ong thường sinh ra khí X không màu, không mùi, bền với nhiệt, hơi nhẹ hơn không khí và dễ gây ngộ độc đường hô hấp. Khí X là

A. N2

B. CO2.

C. CO. 

D. H2.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Khi đun nấu than tổ ong sẽ thường sinh ra CO2 và CO. Trong đó, khí CO là không màu, không mùi, bền với nhiệt, hơi nhẹ hơn không khí và dễ gây ngộ độc đường hô hấp.

Câu 8: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, sau phản ứng thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và H2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp X qua dung dịch Ca(OH)2 thu được 2 gam kết tủa và khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 0,68 gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu; khí còn lại thoát ra gồm CO và H2 có tỉ khối hơi so với H2 là 3,6. Giá trị của V là

A. 2,688. 

B. 2,912.

C. 3,360. 

D. 3,136.

Hướng dẫn giải :

Đáp án B

Ta có: mdd=mmCO2

mCO2=20,68=1,32gamnCO2=1,3244=0,03mol

dhh/H2=3,6Mhh=3,6.2=7,2

nH2nCO=287,27,22=41

Ta có phương trình hóa học:

C + H2t0 CO + H2

C + 2H2t0 CO2 + 2H2

Gọi số mol của CO là x mol

nH2=nCO+2nCO2=x+0,03.2=x+0,06(mol)

→ nH2nCO=x+0,06x=4x=0,02mol

nH2=0,08mol

→ nkhí = nCO2+nCO+nH2=0,03+0,02+0,08=0,13mol

Vx=22,4.0,13=2,912lít.

Câu 9:Cacbon vô định hình được điều chế từ than gỗ hay gáo dừa thường gọi là than hoạt tính. Tính chất nào sau đây của than hoạt tính khiến nó được sử dụng để chế tạo các thiết bị phòng độc, lọc nước?

A. Hấp phụ các chất khí, chất tan trong nước.

B. Khử các chất khí độc, các chất tan trong nước.

C. Đốt cháy than sinh ra khí cacbonic.

D. Bám trên bề mặt các chất độc và chất tan ngăn cản độc tính.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Than hoạt tính có khả năng hấp phụ mạnh các chất khí, chất tan trong nước nên được sử dụng để chế tạo các thiết bị phòng độc, lọc nước.

Câu 10: Kim cương và than chì là các dạng:

A. đồng hình của cacbon.

B. đồng vị của cacbon.

C. thù hình của cacbon.

D. đồng phân của cacbon.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Kim cương và than chì là các dạng thù hình của cacbon.

Câu 11: Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?

A. Khi đốt cháy cacbon, phản ứng tỏa nhiều nhiệt, sản phẩm thu được chỉ là khí cacbonic.

B. Than chì mềm do có cấu trúc lớp, các lớp lân cận liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu.

C. Kim cương là cacbon hoàn toàn tinh khiết, trong suốt, không màu, không dẫn điện.

D. Than gỗ, than xương có khả năng hấp phụ các chất khí và chất tan trong dung dịch.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Cacbon cháy tỏa nhiều nhiệt, ban đầu tạo CO2. Nếu C dư, C sẽ khử CO2 thành CO

C + O2 to CO2

C + CO2 to 2CO

Câu 12: Cacbon chỉ thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng hóa học nào sau đây?

A. 2C + O2 to2CO

B. C + O2 toCO2

C. 3C + CaO toCaC2 + CO

D. C + 2H2 to,xtCH4

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

C tác dụng với H2 thì C đóng vai trò là chất oxi hóa. Khi tác dụng với oxi thì đóng vai trò là chất khử, khi tác dụng với CaO thì vừa đóng vai trò là chất khử vừa đóng vai trò chất oxi hóa.

Câu 13: Cho hơi nước đi qua m gam than nung đỏ đến khi phản ứng hết, thu được hỗn hợp khí X gồm CO, CO2, H2. Cho X qua CuO dư, nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn Y có khối lượng giảm 1,6 gam so với lượng CuO ban đầu. Giá trị của m là:

A. 0,6.

B. 1,2.

C. 2,4.

D. 0,3.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Ta có mCuO giảm = mO đã bị C lấy đi = 1,6 gam.

→ nO bị lấy = 0,1 mol → nCO+nH2=0,1mol

C+2H2OtoCO2+2H2x2xmol

C+H2OtoCO+H2yymol

→ y + (2x + y) = 0,1

→ x + y = 0,05

→ nC = x + y = 0,05mol

→ mC = 0,05.12 = 0,6 gam.

8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Cacbon (C) và hợp chất:

C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O

C + CO2 to 2CO

2CO + O2 to 2CO2

CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Đánh giá

0

0 đánh giá