Với giải Luyện tập 3 trang 30 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 3: Khái niệm, nguyên tắc của pháp luật lao động giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề KTPL 11. Mời các bạn đón xem:
Giải Chuyên đề KTPL 11 Bài 3: Khái niệm, nguyên tắc của pháp luật lao động
Luyện tập 3 trang 30 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy cùng bạn đóng vai để đưa ra ý kiến thuyết phục các chủ thể trong những trường hợp sau:
a. Anh P dự định mượn bằng tốt nghiệp trung học phổ thông của anh trai để làm hồ sơ xin vào làm việc ở Công ty X vì công ty chỉ tuyển dụng người đã tốt nghiệp trung học phổ thông.
b. Chị Q dự định sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với một nữ nhân viên sau khi nghe tin nữ nhân viên đó đã lấy chồng và mang thai.
c. Doanh nghiệp do chị H làm chủ do kinh doanh thua lỗ nên chị dự định cắt giảm tiền lương, tiền thưởng của người lao động.
Lời giải:
- Trường hợp a. Anh P không nên thực hiện hành vi mượn bằng tốt nghiệp THPT của anh trai để xin vào làm việc tại công ty X. Vì: theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động năm 2019: Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
- Trường hợp b. Chị Q không nên thực hiện ý định trên. Vì: theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2019: người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động nữ đang mang thai, nghỉ thai sản và nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Trường hợp c. Chị H không nên tự ý quyết định việc cắt giảm tiền lương, thưởng của người lao động; mà chị nên: tiến hành trao đổi, thỏa thuận lại với người lao động về các khoản lương, thưởng trong bối cảnh kinh doanh thua lỗ. Vì: Theo quy định tại điều 33 Bộ luật Lao động năm 2019:
+ Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
+ Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
+ Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 3: Khái niệm, nguyên tắc của pháp luật lao động
Bài 4: Một số vấn đề của pháp luật lao động về hợp đồng lao động
Xem thêm bài giải Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp Luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Chuyên đề 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi môi trường tự nhiên