Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình Cl2 + H2 ⟶ HCl gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Đồng . Mời các bạn đón xem:
Phương trình Cl2 + H2 ⟶ HCl
1. Phương trình phản ứng
Cl2 + H2 ⟶ 2HCl
2. Điều kiện xảy ra phản ứng
Nhiệt độ: cháy trong H2 Cl2 hoặc ở nhiệt độ phòng
Điều kiện khác: có ánh sáng
3. Cách thức thực hiện phản ứng
Đưa hidro đang cháy vào lọ đựng khí clo. Sau phản ứng, cho một ít nước vào lọ lắc nhẹ rồi dùng giấy quỳ tím để thử.
4. Hiện tượng xảy ra sau khi phản ứng
Hidro cháy trong khí clo tạo thành khí không màu. Màu vàng lục của khí clo biến mất. giấy quỳ tím hoá đỏ.
5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
5.1 Bản chất của Cl2
Cl2 (clo) là chất oxi hóa và tác nhân oxi hóa.
5.2 Bản chất của H2
H2 (hidro) là chất khử và tác nhân khử
6. Tính chất hóa học
6.1. Tính chất hóa học của Cl2
a. Tác dụng với kim loại
Đa số kim loại và có to để khơi màu phản ứng tạo muối clorua (có hoá trị cao nhất )
b. Tác dụng với phi kim
(cần có nhiệt độ hoặc có ánh sáng)
c. Tác dụng với nước và dung dịch kiềm
Cl2 tham gia phản ứng với vai trò vừa là chất ôxi hóa, vừa là chất khử.
- Tác dụng với nuớc
Khi hoà tan vào nước, một phần Clo tác dụng (Thuận nghịch)
Cl20 + H2O → HCl + HClO (Axit hipoclorơ)
Axit hipoclorơ có tính oxy hoá mạnh, nó phá hửy các màu vì thế nước clo hay clo ẩm có tính tẩy màu do.
- Tác dụng với dung dịch bazơ
d. Tác dụng với muối của các halogen khác
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3
3Cl2 + 6FeSO4 → 2Fe2(SO4)3 + 2FeCl3
Cl2 + 2KI → 2KCl + I2
e. Tác dụng với chất khử khác
f. Phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng phân huỷ với một số hợp chất hữu cơ
6.2. Tính chất hóa học của H2
a. Tác dụng với oxi
Nếu đốt cháy hidro trong oxi: hidro cháy mạnh, trên thành lọ xuất hiện những giọt nước nhỏ
PTHH: 2H2 + O2 −to→ 2H2O
Hỗn hợp sẽ gây nổ nếu trộng hidro và oxi theo tỉ lệ thể tích 2:1
b. Tác dụng với đồng oxit CuO
Khi đốt nóng tới khoảng 400°C : bột CuO màu đen chuyển thành lớp kim loại đồng màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành trên thành cốc
PTHH: H2 + CuO −to→ Cu +H2O
⇒ Hidro đã chiến oxi trong CuO. Vậy hidro có tính khử
⇒ở nhiệt độ thích hợp, hidro có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. do vậy hidro có tính khử. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt
7. Bạn có biết
Khi clo đã phản ứng mạnh với hidro tạo thành khí hidro clorua không màu. Khí này tan trong nước tạo thành dung dịch axit clohidric và làm quỳ tím hoá đỏ.
8. Bài tập vận dụng
Câu 1: Để điều chế clo, người ta có thể làm như sau:
A. Điện phân muối NaCl nóng chảy hoặc dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn.
B. Cho KMnO4 hoặc MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.
C. Cho KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc.
D. A hoặc B hoặc C.
Lời giải:
Đáp án D.
2NaCl + 2H2O Cl2 + 2NaOH + 2H2
2NaCl 2Na + Cl2
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + 2H2O + Cl2
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 8H2O + 5Cl2
KClO3 + 6HCl → KCl + 3H2O + 3Cl2
Câu 2: Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng với dd HCl đặc, dư và đun nóng. Thể tích khí thoát ra (đktc) là (cho Mn = 55)
A. 4,48 lít. B. 2,24 lít.
C. 3,36 lít. D. 6,72 lít.
Lời giải:
Đáp án A.
Câu 3: Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng, dư ở nhiệt độ phòng thu được dung dịch chứa các chất
A. NaCl, NaClO3, Cl2
B. NaCl, NaClO, NaOH
C. NaCl, NaClO3, NaOH
D. NaCl, NaClO3
Lời giải:
Đáp án B
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Dung dịch còn chứa NaOH dư.
Câu 4: Khí Cl2 không tác dụng với
A. khí O2.
B. dung dịch NaOH.
C. H2O.
D. dung dịch Ca(OH)2.
Lời giải:
Đáp án A
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Cl2 + H2O ⇆ HCl + HClO
Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O
Câu 5: Khí X được dùng để khử trùng cho nước sinh hoạt. Khí X là
A. CO2. B. O2.
C. Cl2. D. N2.
Lời giải:
Đáp án C
Câu 6: Trong phản ứng : Cl2 + H2O ⇆ HCl + HClO, Clo đóng vai trò
A. Chất tan.
B. Chất khử.
C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
D. Chất oxi hóa.
Lời giải:
Đáp án C