Giải SGK Công nghệ 10 Bài 16 (Kết nối tri thức): Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ

4.2 K

Lời giải bài tập Công nghệ lớp 10 Bài 16: Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 10 Bài 16 từ đó học tốt môn Công nghệ 10.

Giải bài tập Công nghệ lớp 10 Bài 16: Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ

Hoạt động mở đầu trang 80 Công nghệ 10: Cây trồng bị sâu hại thường có biểu hiện như thế nào? Làm thế nào để phòng trừ được các loại sâu hại cây trồng một cách hiệu quả nhất.

Trả lời:

Tùy thuộc vào loại sâu hại mà cây trồng có những biểu hiện khác nhau:

- Sâu tơ hại rau: lá rau xuất hiện những vết trong, mờ, lá bị ăn thủng. Khi mật độ sâu cao, vườn rau bị hại xơ xác, chỉ còn trơ lại gân lá.

- Rầy nâu hại lúa: lúa bị khô héo và chết, hạt bị lép.

- Sâu keo mùa thu trên cây ngô: trên các phiến lá có các lỗ thủng lớn, bắp ngô bị đục phá...

Các biện pháp phòng trừ sâu hại cây trồng hiệu quả:

- Thường xuyên kiểm tra, thăm khám để phát triển sâu bệnh kịp thời

- Sử dụng bẫy để bắt các loại côn trùng gây hại

- Canh tác hợp lí và sử dụng giống chống sâu bệnh

- Phòng trừ sâu bệnh bằng biện pháp sinh học: sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc nuôi các loại sinh vật là thiên địch của sâu hại cây trồng...

1. Một số loại sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ

Kết nối năng lực trang 81 Công nghệ 10: Giải thích ý nghĩa của việc xen canh, luân canh trong phòng trừ sâu tơ hại rau.

Trả lời:

Mỗi loại sâu bệnh đều dựa vào một số ký chủ (cây trồng) chủ yếu. Vì vậy nếu độc canh là tạo điều kiện cho sâu bệnh lây lan và phát triển.

Kết nối năng lực trang 82 Công nghệ 10: Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu về các trận dịch lớn do rầy nâu gây ra ở Việt Nam và trên thế giới.

Trả lời:

Đầu tháng 3/2011, rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã gây thiệt hại nặng tại nhiều vùng trồng lúa ở Trung Java, Indonesia, đã khiến nước này gia tăng nhập khẩu gạo từ Việt Nam trong quý 1/2011 để đảm bảo an ninh lương thực. Cũng trong tháng 3/2011, dịch bệnh tiếp tục phát sinh gây hại nặng cho khoảng 48.000 ha lúa tại một số tỉnh Ayutthaya, Chainat, Suphan Buri và Singburi, Thái Lan. Mật số rầy nâu bay vào đèn dày đặc vào chiều tối đã khiến một vài dịch vụ như cửa hàng ăn uống phải đóng cửa.

Trả lời:

Vì giống lúa là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất lúa.

Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu nóng, độ ẩm cao, mưa nắng xen kẽ. Rầy xâm nhập vào ruộng lúa ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ => Rầy nâu rất linh hoạt và phát triển mạnh trong điều kiện môi trường ở Việt Nam. Việc sử dụng giống kháng bệnh ngay từ đầu giúp người nông dân bớt vất vả trong việc tiêu diệt rầy nâu về sau.

2. Nhận biết một số loại sâu hại cây trồng thường gặp

Luyện tập và vận dụng

Vận dụng 1 trang 84 Công nghệ 10: Sưu tầm tranh, ảnh, video về các loại sâu hại cây trồng.

Trả lời:

Công nghệ 10 Bài 16: Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ | Kết nối tri thức (ảnh 1)Ruồi đục trái

Công nghệ 10 Bài 16: Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ | Kết nối tri thức (ảnh 2)Sâu tơ

Công nghệ 10 Bài 16: Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ | Kết nối tri thức (ảnh 3)Sâu xám

Công nghệ 10 Bài 16: Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ | Kết nối tri thức (ảnh 4)Sâu xanh da láng

Vận dụng 2 trang 84 Công nghệ 10: Năm 2016 - 2017 đã xảy ra dịch châu chấu tre tại Cao Bằng, Sơn La với mật độ từ 500 đến 1 000 con/m2, gây hại hàng chục héc ta ruộng ngô, thuốc lá (Hình 16.9)...Em hãy đề xuất một số việc nên làm để hạn chế việc phát sinh các loại dịch hại cây trồng trong tương lai.

Trả lời:

Công nghệ 10 Bài 16: Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ | Kết nối tri thức (ảnh 5)

- Thường xuyên kiểm tra, thăm khám để phát triển sâu bệnh kịp thời

- Sử dụng bẫy để bắt các loại côn trùng gây hại

- Canh tác hợp lí và sử dụng giống chống sâu bệnh

- Phòng trừ sâu bệnh bằng biện pháp sinh học: sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc nuôi các loại sinh vật là thiên địch của sâu hại cây trồng...

Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 15: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ

Bài 17: Một số bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ

Bài 18: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Ôn tập chương 5

Đánh giá

0

0 đánh giá