Giải SGK Công nghệ 10 Bài 13 (Kết nối tri thức): Nhân giống cây trồng

4.7 K

Lời giải bài tập Công nghệ lớp 10 Bài 13: Nhân giống cây trồng sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 10 Bài 13 từ đó học tốt môn Công nghệ 10.

Giải bài tập Công nghệ lớp 10 Bài 13: Nhân giống cây trồng

Hoạt động mở đầu trang 66 Công nghệ 10: Nhân giống cây trồng nhằm mục đích gì? Có những phương pháp nhân giống nào? Các phương pháp nhân giống đó được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Mục đích của nhân giống cây trồng là:

- Duy trì và củng cố độ thuần chủng, sức sống, tính trạng đặc trưng, điển hình của giống cây.

- Tạo ra đủ lượng hạt giống cung cấp cho sản xuất đại trà.

- Phổ biến nhanh giống tốt vào sản xuất.

Các phương pháp nhân giống cây trồng là:

- Nhân giống hữu tính

- Nhân giống vô tính: giâm cành, chiết cành, ghép, nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào.

Mỗi phương pháp có cách thực hiện khác nhau.

1. Các cấp giống cây trồng

Trả lời:

Các cấp giống cây trồng là: 

- Giống tác giả

- Giống siêu nguyên chủng

- Giống nguyên chủng

- Giống xác nhận (hay giống thương mại)

HS tự liên hệ thực tế ở gia đình, địa phương.

2. Một số phương pháp nhân giống cây trồng

Khám phá trang 70 Công nghệ 10: Quan sát Hình 13.6 và trình bày các bước nhân giống chuối bằng nuôi cấy mô tế bào.

Công nghệ 10 Bài 13: Nhân giống cây trồng | Kết nối tri thức (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Quan sát hình 13.6 ta thấy sơ đồ minh hoạ các bước nhân giống chuối bằng nuôi cấy mô tế bào bao gồm 5 bước.  

Trả lời:

- Bước 1: Chọn thân, củ chuối còn non khỏe mạnh và không bị nhiễm bệnh để nuôi cấy mô

- Bước 2: Khử trùng mẫu

- Bước 3: Tạo chồi trong môi trường thích hợp

- Bước 4: Ra rễ và tạo cây hoàn chỉnh

- Bước 5: Đưa cây chuối ra vườn ươm.

Kết nối năng lực trang 70 Công nghệ 10: Tìm hiểu các bước nhân giống một số loại cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

Trả lời:

Ví dụ: Nhân giống hoa đồng tiền bằng nuôi cấy mô:

- Bước 1: Chọn vật liệu ban đầu (tuyển lựa bộ phận của cây cho nguồn mẫu sạch và chất lượng tốt nhất)

- Bước 2: Khử trùng mẫu

- Bước 3: Tạo chồi trong môi trường thích hợp

- Bước 4: Ra rễ và tạo cây hoàn chỉnh

- Bước 5: Đưa cây ra vườn ươm.

Luyện tập và vận dụng

Luyện tập 1 trang 70 Công nghệ 10: Phân biệt phương pháp nhân giống hữu tính và phương pháp nhân giống vô tính ở cây trồng.

Trả lời:

- Nhân giống hữu tính là phương pháp nhân giống bằng hạt, phương pháp này áp dụng chủ yếu ở lúa, ngô, các loại đậu và một số loại rau.

- Nhân giống vô tính là phương pháp nhân giống mà cây con được hình thành từ một bộ phận cơ quan sinh trưởng (thân, lá, rễ) của cây mẹ. Có nhiều phương pháp nhân giống vô tính như giâm cành, chiết cành, ghép, nuôi cấy mô tế bào,...

Luyện tập 2 trang 70 Công nghệ 10: Tóm tắt các bước phương pháp nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Nêu những điểm nổi bật của phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.

Trả lời:

- Bước 1: Chọn vật liệu nuôi cấy

- Bước 2: Khử trùng mẫu

- Bước 3: Tạo chồi trong môi trường thích hợp

- Bước 4: Ra rễ và tạo cây hoàn chỉnh

- Bước 5: Đưa cây ra vườn ươm

Những điểm nổi bật của phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào:

- Có thể nhân nhanh số lượng cây giống, không phụ thuộc mùa vụ. Cây giống đồng nhất về di truyền và sạch bệnh. Hệ số nhân giống cao.

- Tốn kinh phí, công sức, đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.

Vận dụng trang 70 Công nghệ 10: Vận dụng kiến thức nhân giống cây trồng vào thực tiễn ở gia đình và địa phương em.

Trả lời:

HS tự vận dụng vào thực tiễn ở gia đình và địa phương

Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 12: Một số phương pháp chọn, tạo giống cây trồng

Ôn tập chương 4

Bài 15: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ

Bài 16: Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ

Đánh giá

0

0 đánh giá