Lập bảng thống kê các danh nhân tiêu biểu của Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học

1.5 K

Với giải Luyện tập 2 trang 62 Chuyên đề Lịch sử 11 Cánh diều chi tiết trong Chuyên đề 3: Danh nhân trong lịch sử Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 11 Chuyên đề 3: Danh nhân trong lịch sử Việt Nam

Luyện tập 2 trang 62 Chuyên đề Lịch Sử 11: Lập bảng thống kê các danh nhân tiêu biểu của Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và đóng góp của họ đối với dân tộc theo mẫu sau:

Lập bảng thống kê các danh nhân tiêu biểu của Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị

Lời giải:

(*) Lưu ý: Học sinh điền các thông tin dưới đây vào bảng

♦ Tên danh nhân: Đinh Bộ Lĩnh

- Lĩnh vực hoạt động: chính trị

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước và lập ra Nhà nước Đại Cồ Việt.

+ Trong thời gian trị vì, Đinh Bộ Lĩnh đã cho thi hành nhiều chính sách, biện pháp tích cực nhằm: ổn định và phát triển đất nước.

♦ Tên danh nhân: Lê Thánh Tông

- Lĩnh vực hoạt động: chính trị

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Tiến hành công cuộc cải cách đất nước một cách toàn diện, đưa vương triều Lê sơ phát triển đến đỉnh cao.

+ Mở rộng bờ cõi Đại Việt.

+ Lê Thánh Tông còn là một nhà văn hóa lớn của dân tộc.

♦ Tên danh nhân: Ngô Quyền

- Lĩnh vực hoạt động: quân sự

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong trận Bạch Đằng, đập tan tham vọng xâm lược của quân Nam Hán, kết thúc hơn một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của nước Việt.

+ Trong thời gian trị vì, Ngô Quyền đã cho thi hành nhiều chính sách, biện pháp tích cực nhằm: ổn định và phát triển đất nước; xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ.

♦ Tên danh nhân: Trần Quốc Tuấn

- Lĩnh vực hoạt động: Quân sự

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Là một danh tướng kiệt xuất, có nhiều đóng góp quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược.

+ Là một nhà lí luận quân sự xuất sắc, có đóng góp lớn cho sự phát triển của khoa học quân sự Việt Nam.

♦ Tên danh nhân: Nguyễn Huệ

- Lĩnh vực hoạt động: Quân sự

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, lật đổ các chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê; đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

+ Chỉ huy các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Thiết lập vương triều mới, ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm ổn định và phát triển đất nước.

♦ Tên danh nhân: Võ Nguyên Giáp

- Lĩnh vực hoạt động: quân sự

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Có công lao lớn trong tổ chức và phát triển lực lượng quân đội Việt Nam theo hướng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và nền quốc phòng vững mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong từng giai đoạn lịch sử.

+ Trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn, quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới kết quả của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước.

+ Là một nhà lí luận quân sự xuất sắc, có đóng góp lớn cho sự phát triển của khoa học quân sự Việt Nam.

♦ Tên danh nhân: Trần Nhân Tông

- Lĩnh vực hoạt động: văn hóa

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Tham gia chỉ huy, lãnh đạo 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược (1285; 1287 - 1288).

+ Trong thời gian trị vì, Trần Nhân Tông đã cho ban hành nhiều chính sách nhằm ổn định và phát triển đất nước.

+ Là một nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn hóa dân tộc, đặc biệt là trên lĩnh vực tôn giáo.

♦ Tên danh nhân: Nguyễn Trãi

- Lĩnh vực hoạt động: văn hóa

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Có nhiều đóng góp lớn trong thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, xây dựng Vương triều Lê sơ, khôi phụcvà phát triển đất nước.

+ Là nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn hóa dân tộc trên các phương diện như: văn học, lịch sử, địa lí, luật pháp, lễ nghi, tư tưởng,…

♦ Tên danh nhân: Nguyễn Du

- Lĩnh vực hoạt động: văn hóa

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Là một nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam. Ông đã để lại cho hậu thế một khối lượng di sản đồ sộ, trong đó, tiêu biểu nhất là kiệt tác Truyện Kiều.

+ Đặt nền móng cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học hiện đại Việt Nam.

♦ Tên danh nhân: Hồ Xuân Hương

- Lĩnh vực hoạt động: văn hóa

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Để lại cho hậu thế một khối lượng di sản văn chương đồ sộ, có nhiều giá trị, góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn học Việt Nam.

+ Thông qua các tác phẩm của mình, Hồ Xuân Hương đã có đóng góp lớn cho nữ quyền, cho sự bình đẳng của phụ nữ; di sản của Hồ Xuân không chỉ là thơ ca, mà còn là hệ ứng xử - tinh thần - ý thức vì một sự tiến bộ tốt đẹp.

♦ Tên danh nhân: Chu Văn An

- Lĩnh vực hoạt động: giáo dục - đào tạo

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Là một nhà giáo ưu tú với triết lí giáo dục nhân văn. Triết lí giáo dục của Chu Văn An đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của giáo dục nước nhà.

+ Là tấm gương về một vị quan chính trực, thanh liêm, hết lòng vì dân, vì nước.

♦ Tên danh nhân: Tuệ Tĩnh

- Lĩnh vực hoạt động: y dược học

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Đặt nền móng cho nền y học cổ truyền Việt Nam

+ Có đóng góp lớn trong việc xây dựng quan điểm y học độc lập, phù hợp với thực tiễn.

♦ Tên danh nhân: Lê Quý Đôn

- Lĩnh vực hoạt động: khoa học

- Đóng góp tiêu biểu:

+ Là nhà bác học uyên thâm, ông đã để lại cho đời sau khoảng 40 công trình khảo cứu có giá trị trên nhiều lĩnh vực, có đóng góp to lớn cho nền văn hiến nước nhà.

+ Trong thời gian làm quan dưới triều Lê - Trịnh, ông đã có nhiều đề xuất nhằm phát triển đất nước và có đóng góp lớn trong quan hệ bang giao giữa Đại Việt với các nước láng giềng.

Đánh giá

0

0 đánh giá