Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 13, cho biết: - Những nét chính về thân thế, sự nghiệp và nêu nhận xét về đóng góp của Chu Văn An

320

Với giải Câu hỏi trang 60 Chuyên đề Lịch sử 11 Cánh diều chi tiết trong Chuyên đề 3: Danh nhân trong lịch sử Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 11 Chuyên đề 3: Danh nhân trong lịch sử Việt Nam

Câu hỏi trang 60 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 13, cho biết:

- Những nét chính về thân thế, sự nghiệp và nêu nhận xét về đóng góp của Chu Văn An đối với dân tộc.

Những nét chính về thân thế, sự nghiệp và nêu nhận xét về đóng góp của Chu Văn An

 

Lời giải:

- Thân thế và sự nghiệp:

+ Chu Văn An (1292 - 1370) tên thật là Chu An, tự là Linh Triệt, quê ở xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội). Năm 1314, ông đỗ thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học.

+ Dưới thời vua Trần Minh Tông, ông được nhà vua mời ra Thăng Long làm Tư nghiệp ở Quốc Tử Giám. Đến đời vua Dụ Tông, vua ham chơi, lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước. Chu Văn An khuyên can nhưng vua không nghe, bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, đều là những kẻ quyền thế được vua yêu. Người bấy giờ gọi là “Thất trảm sớ”.

+ Sau khi dâng “Thất trảm sớ” nhưng không được vua trả lời, Chu Văn An rời kinh thành về vùng đất Chí Linh (Hải Dương) mở trường tiếp tục dạy học.

- Đóng góp:

+ Là một nhà giáo ưu tú với triết lí giáo dục nhân văn (thực hiện giáo dục không phân biệt giàu nghèo; học đi đôi với hành; học suốt đời; học để biết, để làm việc và cống hiến cho xã hội). Triết lí giáo dục của Chu Văn An đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của giáo dục nước nhà.

+ Chu Văn An cũng là tấm gương về một vị quan chính trực, thanh liêm, hết lòng vì dân, vì nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá