Giải Chuyên đề Lịch sử 11 Kết nối tri thức Nghệ thuật thời Lê Sơ, thời Mạc

3.8 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề Lịch sử lớp 11 Nghệ thuật thời Lê Sơ, thời Mạc sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Lịch sử 11 Nghệ thuật thời Lê Sơ, thời Mạc

1. Nghệ thuật thời Lê sơ

Câu hỏi trang 12 Chuyên đề Lịch Sử 11Nêu những nét chính về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Lê sơ và nhận xét.

Lời giải:

♦ Nét chính về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Lê sơ:

- Kiến trúc:

+ Các công trình kiến trúc tập trung chủ yếu ở Đông Đô (Thăng Long) và Tây Đô (Thanh Hoá) với những công trình tiêu biểu như: điện Kính Thiên, điện Cần Chánh, cung Vạn Thọ tại Đông Đô và điện Lam Kinh tại Tây Đô….

+ Việc xây dựng mới các chùa, tháp bị hạn chế nhưng hoạt động tu bổ vẫn được coi trọng. Nhà nước đã cho trùng tu nhiều chùa như: chùa Minh Độ (Hải Dương); chùa Thiên Phúc (chùa Thầy), chùa Kim Liên (Hà Nội), Tháp chùa Hoa Yên (Quảng Ninh),…

- Điêu khắc: bao gồm: điêu khắc lăng mộ, văn bia, thành bậc bằng đá,...

+ Đầu thời Lê sơ, các pho tượng ở lăng mộ được sắp xếp với bố cục và kích thước đều nhau phỏng theo hình mẫu của bia Vĩnh Lăng ở Lam Kinh. Từ thời vua Lê Thánh Tông, phong cách điêu khắc có sự thay đổi theo chiều hướng hoa mĩ, cầu kì hơn.

+ Văn bia trong lăng mộ phản ánh rõ phong cách điêu khắc thời kì này. Trong đó, bia Vĩnh Lăng là một trong những tấm bia mộ tiêu biểu còn nguyên vẹn đến ngày nay.

+ Nghệ thuật chạm khắc, trang trí thời Lê sơ rất tinh xảo. Các thành bậc bằng đá, bia đá đều được chạm khắc các cảnh sinh hoạt như: đấu vật, đánh cờ, chèo thuyền,... Trong đó, hình rồng trên bia đá có vẻ đẹp sống động, tự nhiên, khỏe mạnh và dữ tợn hơn so với rồng thời Lý, thời Trần; tượng trưng cho quyền lực chuyên chế của vua.

♦ Nhận xét:

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ có đặc điểm chung là quy mô vừa phải, vừa mang tính khuôn thước, mẫu mực theo tinh thần Nho giáo, vừa mang nét giản dị, đậm tính dân gian.

- Trong kiến trúc, so với thời Lý – Trần, loại hình kiến trúc tôn giáo (nhất là Phật giáo) dưới thời Lê sơ kém phát triển, chủ yếu chỉ dừng lại ở mức tu sửa các công trình đã xây dựng trước đó; rất hạn chế việc xây dựng các công trình mới.

- Trong điêu khắc, hình tượng rồng thời Lê sơ có điểm khác biệt so với thời Lý, Trần:

+ Thời Lý – Trần: hình tượng rồng được thể hiện bằng những đường nét mềm mại, cân đối, uyển chuyển;

+ Thời Lê sơ: hình tượng rồng thể hiện bằng những đường nét sắc nhọn, mạnh mẽ, khỏe khắn, gợi lên sự uy nghiêm, dữ tợn tượng trưng cho quyền lực chuyên chế của nhà vua.

2. Nghệ thuật thời Mạc

Câu hỏi 1 trang 13 Chuyên đề Lịch Sử 11Kể tên những thành tựu nghệ thuật chính thời Mạc.

Lời giải:

- Một số công trình kiến trúc tiêu biểu thời Mạc là:

+ Thành nhà Mạc (được xây dựng ở Cao Bằng, Tuyên Quang; Lạng Sơn);

+ Lăng mộ ở Dương Kinh (Hải Phòng);

+ Đình Tây Đằng (Hà Nội); chùa Trăm Gian (Hà Nội); chùa Cập Nhất (Hải Dương),…

- Một số tác phẩm, hiện vật điêu khắc tiêu biểu thời Mạc là:

+ Tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung tại chùa Trà Phương (Hải Phòng);

+ Phù điêu Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn tại chùa Trà Phương (Hải Phòng);

+ Mảng chạm khắc gỗ hình người nuôi gia súc ở đình Tây Đằng (Hà Nội);

+ Mảng chạm khắc gỗ hình mẹ gánh con ở đình Tây Đằng (Hà Nội);

+ Tượng quan âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Đa Tốn (Hà Nội).

Câu hỏi 2 trang 13 Chuyên đề Lịch Sử 11Trình bày những nét cơ bản về kiến trúc và điêu khắc thời Mạc.

Lời giải:

- Kiến trúc thời Mạc:

Các công trình kiến trúc thời Mạc bao gồm: cung điện và thành quách, chùa, tháp, đình, quán, đền, miếu,...

▪ Ở Thăng Long, nhà Mạc kế thừa các cung điện thời Lê sơ để lại, không xây thêm nhiều và cũng ít tu bổ.

▪ Dấu tích kiến trúc đình, chùa thời Mạc còn lưu lại ở một số nơi như: chùa Bối Khê (Hà Nội), mộ bà chúa Mạc ở chùa Phổ Minh (Nam Định), đình Tây Đằng (Hà Nội) và đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang),…

+ Kiến trúc thời Mạc chịu ảnh hưởng rõ rệt của Đạo giáo. Một số đạo quán được trùng tu và xây dựng như: Thụy Ứng (Hưng Yên), Tiên Phúc (Hải Dương),...

- Điêu khắc thời Mạc:

+ Điêu khắc thời Mạc rất phát triển với chất liệu gỗ, đá.

+ Các loại hình tượng phổ biến là: tượng Phật, Thánh được tiện bằng gỗ và tượng nhân vật được tạc bằng đá.

+ Loại hình hoa văn trong điêu khắc thời Mạc rất phong phú, đa dạng. Ví dụ như: hình tiên nữ, hình các loài vật, hình ảnh sóng nước, mây trời, hoa lá,…

+ Một trong những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật điêu khắc thời Mạc là loại hình chân đèn gốm hoa lam.

Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Lịch sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

I. Nghệ thuật thời Lý, thời Trần

II. Nghệ thuật thời Lê Sơ, thời Mạc

III. Nghệ thuật thời Lê Trung Hưng

IV. Nghệ thuật thời Nguyễn

Đánh giá

0

0 đánh giá