Giải Chuyên đề Lịch sử 11 Kết nối tri thức Nghệ thuật thời Lý, thời Trần

4 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề Lịch sử lớp 11 Nghệ thuật thời Lý, thời Trần sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Lịch sử 11 Nghệ thuật thời Lý, thời Trần

Mở đầu trang 6 Chuyên đề Lịch Sử 11Hình dưới đây là một trong những thành tựu tiêu biểu về kiến trúc và điêu khắc truyền thống Việt Nam. Trải qua các thời kì từ Lý, Trần đến Nguyễn, Việt Nam còn có những thành tựu tiêu biểu nào khác về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật và âm nhạc? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về một trong các thành tựu đó. Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam qua các triều đại có sự phát triển, khác biệt như thế nào?

Hình dưới đây là một trong những thành tựu tiêu biểu về kiến trúc trang 6 SGK Chuyên đề lịch sử 11 (ảnh 1)

Lời giải:

- Một số thành tựu tiêu biểu:

+ Về kiến trúc: Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội); thành nhà Hồ (Thanh Hóa); chùa tháp Phổ Minh (Nam Định); chùa Tây Phương (Hà Nội); chùa Keo (Tháo Bình),…

+ Về điêu khắc: tượng phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh); tượng các vị La hán chùa Tây Phương (Hà Nội); Rồng đá ở điện Kính Thiên tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội),…

+ Về mĩ thuật: tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh dân gian hàng Trống (Hà Nội); tranh Kim Hoàng (Hà Nội); tranh làng Sình (Huế),…

+ Về âm nhạc: Nhã nhạc cung đình; Dân ca ví, dặm Nghệ - Tĩnh,…

- Chia sẻ hiểu biết: rồng đá ở thềm trước Điện Kính Thiên uốn 7 khúc. Đầu rồng nổi bật, dáng vẻ uy nghiêm, oai hùng, mạnh mẽ, đôi mắt rồng lồi, chiếc mũi gồ cao, đôi sừng nhọn khép lại đằng sau theo tư thế rồng ngẩng lên chầu vua. Đôi bờm dài và 5 móng rồng được coi là biểu tượng của rồng đế vương.

Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam có sự phát triển qua các triều đại, ở mỗi triều đại đều có những nét đặc trưng riêng về phong cách nghệ thuật.

1. Nghệ thuật thời Lý

Câu hỏi 1 trang 8 Chuyên đề Lịch Sử 11Nêu những nét chính về kiến trúc và điêu khắc thời Lý.

Lời giải:

- Kiến trúc thời Lý:

+ Kiến trúc phát triển mạnh và chịu ảnh hưởng của Phật giáo.

+ Các công trình cung điện, lâu đài, chùa, tháp,... được xây dựng với quy mô lớn. Việc xây dựng một số công trình chùa, tháp đã phản ánh sự phát triển của Phật giáo.

- Điêu khắc thời Lý:

+ Chủ yếu được thể hiện trên gỗ, gốm, đá với các đề tài về: mây, sóng nước, hoa sen, lá đề,... đặc biệt là hình tượng rồng thể hiện trình độ thẩm mĩ và ước mơ về cuộc sống thịnh vượng của cư dân.

+ Đặc điểm chung của điêu khắc thời Lý là: sự khắc họa chân thực, đơn giản, uyển chuyển với tượng tròn, phù điêu sống động, mềm mại; nhiều linh vật được tạc thành tượng, khắc họa rõ nét văn hoá bản địa dù có chịu ảnh hưởng của nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa và Ấn Độ.

+ Một số tác phẩm điêu khắc, hiện vật tiêu biểu như: tượng chim uyên ương, tượng sư tử, tượng tiên nữ Ápsara....

Câu hỏi 2 trang 8 Chuyên đề Lịch Sử 11Kể tên một số công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu thời Lý mà em biết.

Lời giải:

- Một số công trình kiến trúc tiêu biểu:Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội); chùa Một Cột, chùa Thắng Nghiêm, chùa Chân Giáo, tháp Báo Thiên (Hà Nội); chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa Long Đọi Sơn (Hà Nam),...

- Một số tác phẩm, hiện vật điêu khắc tiêu biểu:tượng chim uyên ương, tượng sư tử, tượng tiên nữ Ápsara; gạch trang trí hình rồng....

2. Nghệ thuật thời Trần

Câu hỏi 1 trang 10 Chuyên đề Lịch Sử 11Nêu những nét cơ bản về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Trần.

Lời giải:

- Kiến trúc thời Trần:

+ Có sự kế thừa, phát triển phong cách kiến trúc thời Lý và đạt nhiều thành tựu.

+ Bên cạnh việc tu sửa các công trình kiến trúc có từ thời Lý, Vương triều Trần cho xây dựng mới một số công trình tại Hoàng cung Thăng Long và một số nơi khác. Ví dụ như: xây dựng cung Tức Mặc ở Thiên Trường (Nam Định); hành cung Lỗ Giang ở Thái Bình, hành cung Vũ Lâm ở Ninh Bình,...

+ Chùa, tháp thời Trần được xây dựng rải rác ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc, nhưng tập trung nhất vẫn ở ven các triền sông vùng Đồng bằng Bắc Bộ ngày nay.

+ Đa số các chùa, tháp thời kì này được trùng tu hoặc xây dựng lại từ các công trình đã có từ thời Lý với quy mô nhỏ hơn như: chùa, tháp Phổ Minh (Nam Định), tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc), chùa Thái Lạc (Hưng Yên),... Riêng khu chùa, tháp Yên Tử (Quảng Ninh) được xây dựng mở rộng để trở thành trung tâm Phật giáo.

- Điêu khắc thời Trần:

+ Nghệ thuật điêu khắc thời Trần là sự nối tiếp thời Lý, nhưng phong cách tạo hình thể hiện sự khoáng đạt, khỏe khoắn hơn.

+ Hoa văn trang trí chủ yếu trên đồ gốm, đình, chùa là: hoa sen, hoa cúc, hình rồng, chim phượng, hổ, hình người....

+ Một số tác phẩm điêu khắc tiêu biểu của thời kì này như: Tiên nữ dâng hoa - tấu nhạc (chùa Thái Lạc, Hưng Yên), vũ nữ múa trên bệ đá (chùa Hoa Long, Thanh Hoá), bộ cửa điêu khắc hình rồng (chùa Phổ Minh, Nam Định),…

Câu hỏi 2 trang 10 Chuyên đề Lịch Sử 11So sánh về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc giữa thời Trần và thời Lý.

Lời giải:

♦ So sánh nghệ thuật kiến trúc thời Lý và thời Trần:

- Giống nhau:

+ Chịu ảnh hưởng của Phật giáo.

+ Có sự phát triển và đạt được nhiều thành tựu ở cả 2 loại hình: kiến trúc cung đình và kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng dân gian.

- Khác nhau:

+ Kiến trúc thời Trần phát triển dựa trên sự kế thừa phong cách kiến trúc thời Lý.

+ So với thời Lý, phạm vi xây dựng chùa, tháp thời Trần đã được mở rộng về phía nam, đến Thanh Hóa, Nghệ An.

♦ So sánh nghệ thuật điêu khắc thời Lý và thời Trần:

- Giống nhau:

+ Các tác phẩm hoặc hiện vật điêu khắc được thể hiện trên nhiều chất liệu, ví dụ như: gỗ, gốm, đá,…

+ Đa dạng, phong phú về đề tài và hoa văn trang trí.

+ Dù chịu ảnh hưởng của nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa, Ấn Độ, song các tác phẩm điêu khắc thể hiện rõ tính bản địa.

- Khác nhau:

+ Thời Lý: phong cách điêu khắc thể hiện sự chân thực, đơn giản, uyển chuyển, mềm mại.

+ Thời Trần: phong cách tạo hình thể hiện sự khoáng đạt, khỏe khoắn,…

Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Lịch sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

I. Nghệ thuật thời Lý, thời Trần

II. Nghệ thuật thời Lê Sơ, thời Mạc

III. Nghệ thuật thời Lê Trung Hưng

IV. Nghệ thuật thời Nguyễn

Đánh giá

0

0 đánh giá