Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm (trước năm 1945)

3 K

Với giải Vận dụng 2 trang 55 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)

Vận dụng 2 trang 55 Lịch Sử 11: Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm (trước năm 1945).

Lời giải:

(*) Tham khảo: Giới thiệu về Nguyễn Huệ

+ Nguyễn Huệ sinh năm 1753, là em của Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Khi còn nhỏ, Nguyễn Huệ thường được gọi là Thơm, là em thứ hai trong nhà. Trong ba anh em, Nguyễn Huệ có nhiều đặc điểm nổi trội nhất: tóc quăn, tiếng nói sang sảng như chuông, cặp mắt sáng như chớp, có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối.

+ Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh Nguyễn Huệ tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân nhưng ông đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc: lần lượt đánh đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê - tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh - góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập của nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Nguyễn Huệ đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc Việt Nam.

+ Không chỉ thể hiện tài năng trên lĩnh vực quân sự, Nguyễn Huệ còn là một nhà cải cách, với những chính sách tiến bộ nhằm canh tân đất nước. Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều (năm 1788) cho đến khi từ trần (năm 1792), công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí quật khởi, tự cường của ông.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, đưa Việt Nam bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài?

A. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô (939).

B. Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (938).

C. Khởi nghĩa giành quyền tự chủ của Khúc Thừa Dụ (905).

D. Khúc Hạo cải cách hành chính, xây dựng quyền tự chủ (907).

Đáp án đúng là: B

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, đưa Việt Nam bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài.

Câu 2. Nhà Tống lợi dụng cơ hội nào để lăm le xâm lược Đại Cồ Việt?

A. Đại Cồ Việt đang rơi vào tình trạng “loạn 12 sứ quân”.

B. Đất nước rối ren, Lê Hoàn đảo chính lật đổ nhà Đinh.

C. Triều Đinh lục đục, chia rẽ; vua Đinh Toàn còn nhỏ tuổi.

D. Triều đình suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua thay cho vua Đinh.

Đáp án đúng là: C

Cuối thời Đinh, nội bộ triều đình lục đục chia rẽ. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại, con út là Đinh Toàn nối ngôi vua khi mới sáu tuổi. Nhân cơ hội này nhà Tống lăm le xâm lược nước ta.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ảnh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống (981)?

A. Buộc nhà Tống phải nhún nhường, thần phục Đại Cồ Việt.

B. Thể hiện quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt.

C. Bảo vệ và giữ vững được nền độc lập, tự chủ non trẻ của dân tộc.

D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh sau này.

Đáp án đúng là: A

- Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi vẻ vang đã: thể hiện quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt; bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc; đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh sau này.

- Trong lịch sử, các chính quyền phong kiến phương Bắc chưa từng thần phục chính quyền phong kiến của người Việt.

Đánh giá

0

0 đánh giá