Quan sát Bảng 7.2 và Hình 7.3, trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược

717

Với giải Câu hỏi trang 46 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)

Câu hỏi trang 46 Lịch Sử 11: Quan sát Bảng 7.2 và Hình 7.3, trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981 do Lê Hoàn lãnh đạo. Theo em, Lê Hoàn đã vận dụng những kinh nghiệm nào từ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền?

Quan sát Bảng 7.2 và Hình 7.3 trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981

Lời giải:

♦ Nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê

- Hoàn cảnh:

+ Cuối năm 980, lợi dụng tình hình khó khăn của Đại Cồ Việt, nhà Tống huy động một đạo quân do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy kéo sang xâm lược, mặt khác sai Lư Đa Tốn đưa thư đe dọa.

+ Trước vận nước lâm nguy, vua Lê Hoàn đích thân lãnh đạo quân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống.

- Diễn biến chính:

+ Trận Lục Đầu giang: Lê Hoàn chủ động bố phòng, đánh giặc ngay khi chúng vừa xâm phạm lãnh thổ, phá kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của quân Tống.

+ Trận Bình Lỗ - sông Bạch Đằng: Lê Hoàn cho xây thành Bình Lỗ, thực hiện kế đóng cọc, bố trí mai phục, chặn đánh giặc dọc tuyến sông Bạch Đằng từ Đại La tới sông Lục Đầu.

- Kết quả: tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống rút chạy.

- Ý nghĩa:

+ Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

♦ Liên hệ: Trong  kháng chiến chống chống Tống (981), Lê Hoàn đã vận dụng nhiều bài học kinh nghiệm từ chiến thắng Bạch Đằng (938) của Ngô Quyền, tiêu biểu như:

+ Triệt để tận dụng ưu thế về điều kiện tự nhiên ở vùng cửa sông Bạch Đằng để bố trí trận địa mai phục quân địch.

+ Dùng kế nghi binh, lừa địch (cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến, vờ thua trận rồi nhử địch vào trận địa cọc ngầm).

+ Biết chọn và chớp thời cơ địch suy yếu để tiến hành phản công.

Lý thuyết Một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu

1. Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

- Hoàn cảnh:

+ Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để hỏi tội, Kiều Công Tiễn sai người cầu cứu nhà Nam Hán.

+ Năm 938, quân Nam Hán vượt biển sang xâm lược nước ta.

+ Sau khi tiêu diệt Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược. Ông đã sai người đem cọc vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở vùng cửa biển - thuộc sông Bạch Đằng

- Diễn biến chính:

+ Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào cửa biển Bạch Đằng, Ngô Quyền cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhử quân giặc tiến vào sâu vào bãi cọc ngầm.

+ Khi thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh tấn công, thuyền giặc va vào cọc nhọn, Lưu Hoằng Tháo tử trận.

- Ý nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho lịch sử dân tộc Việt Nam.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam trước năm 1945

2. Kháng chiến chống quân xâm lược Tống

* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981

- Hoàn cảnh:

Cuối năm 980 - đầu năm 981, lợi dụng tình hình khó khăn của Đại Cồ Việt, nhà Tống huy động một đạo quân do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy kéo sang xâm lược, mặt khác sai Lư Đa Tốn đưa thư đe dọa.

+ Trước vận nước lâm nguy, vua Lê Hoàn đích thân lãnh đạo quân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống.

- Diễn biến chính:

+ Trận Lục Đầu giang: Lê Hoàn chủ động bố phòng, đánh giặc ngay khi chúng vừa xâm phạm lãnh thổ, phá kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của quân Tống.

+ Trận Bình Lỗ - sông Bạch Đằng: Lê Hoàn cho xây thành Bình Lỗ, thực hiện kế đóng cọc, bố trí mai phục, chặn đánh giặc dọc tuyến sông Bạch Đằng từ Đại La tới sông Lục Đầu.

- Kết quả: tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống rút chạy. Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.

* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 1075 - 1077

- Hoàn cảnh:

+ Giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn, như: ngân khố cạn kiệt, dân tình đói khổ, chiến tranh với các bộ tộc phí bắc. Do đó, vua Tống lập kế hoạch xâm lược Đại Việt nhằm hướng mâu thuẫn ra bên ngoài, giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước.

+ Để chuẩn bị cho cuộc chiến, nhà Tống huy động lực lượng, xây dựng ba căn cứ quân sự và hậu cần tại Khâm châu, Liêm châu, Ung châu và nhiều trại quân áp sát biên giới Đại Việt.

- Chủ trương và hành động của nhà Lý:

+ Thái úy Lý Thường Kiệt chủ trương “ngồi im đợi giặc không bằng đem quân chặn trước thế mạnh của giặc.

+ Cuối năm 1075 đầu năm 1076, quân đội nhà Lý chủ động bao vây tiêu diệt ba căn cứ quân sự, hậu cần và các trại dọc biên giới của quân Tống. Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt gấp rút chuẩn bị phòng tuyến bên bờ Nam sông Như Nguyệt.

- Diễn biến trận chiến trên sông Như Nguyệt:

+ Tháng 1/1077, khoảng 10 vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy vượt ải Nam Quan tiến vào Thăng Long, nhưng bị chặn lại ở bờ Bắc sông Như Nguyệt.

+ Từ tháng 1 đến tháng 3/1077, Quách Quỳ nhiều lần cho quân vượt sông, tấn công phòng tuyến Như Nguyệt nhưng thất bại.

+ Cuối tháng 3/1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông, bất ngờ đánh vào các doanh trại của quân Tống, khiến quân Tống thua to “mười phần chết đến năm, sáu”.

+ Trước tình thế quân Tống đang hoang mang, tuyệt vọng, Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa, chủ động kết thúc chiến tranh.

- Kết quả: Quân Tống thất bại. Nhà Tống phải trả lại đất Quảng Nguyên (Cao Bằng), nối lại bang giao hai nước.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam trước năm 1945

Lược đồ trận chiến giữa Đại Việt và quân Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt

3. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Thế kỉ XIII, quân Mông - Nguyên đã ba lần xâm lược Đại Việt vào các năm 1258, 1285, 1287 - 1288 và đều thất bại.

* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258

- Hoàn cảnh:

+ Năm 1257 Mông Cổ cho quân áp sát vào biên giới Đại Việt. Ba lần cử sứ giả đến Thăng Long dụ hàng.

+ Vua Trần Thái Tông cho bắt giam sứ giả, đồng thời ra lệnh cho cả nước tập luyện, chuẩn bị vũ khí, sẵn sàng đánh giặc.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam trước năm 1945

Vua Trần Thái Tông cho bắt giam sứ giả Mông Cổ (tranh minh họa)

- Diễn biến:

+ Tháng 1/1258, Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào Đại Việt.

+ Ngày 17/1/1258, vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy chặn giặc ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) sau đó cho quân rút lui để bảo toàn lực lượng

+ Trước thế mạnh của giặc Mông Cổ, nhà Trần quyết định rút khỏi Thăng Long, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”. Quân Mông Cổ chỉ chiếm được Thăng Long trống rỗng nên lâm vào tình thế khó khăn

+ Ngày 28/1/1258, quân Trần tổ chức tấn công lớn ở Đông Bộ Đầu. Quân Mông Cổ thua trận, phải rút chạy về nước.

- Kết quả: Thắng lợi.

* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1285

Hoàn cảnh:

+ Năm 1271, Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên. Năm 1279 sau khi chiếm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Nhà Nguyên tập trung lực lượng, ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt.

+ Năm 1282, Vua Trần tập trung hội nghị Bình Than. Năm 1285, triệu tập hội nghị Diên Hồng bàn kế đánh giặc. Trần Hưng Đạo được cử làm Quốc công tiết chế - Tổng chỉ huy lực lượng kháng chiến. Để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu binh lính, Hưng Đạo Vương viết Hịch Tướng Sĩ.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam trước năm 1945

Hội nghị Diên Hồng (tranh minh họa)

Diễn biến chính:

+ Tháng 1/1285, Thoát Hoan dẫn 50 vạn quân từ phía bắc, Toa Đô dẫn 10 vạn quân từ phía nam (Chăm-pa) tấn công Đại Việt.

+ Trước thế giặc mạnh, quân Trần lui về Vạn Kiếp. Quân dân Nhà Trần thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” rút từ Thiên Long (Chí Linh, Hải Dương) về Thăng Long, sau đó tiếp tục lui về Thiên Trường (Nam Định).

+ Tháng 5/1285 quân Trần phản công, đánh bại quân địch ở Tây Kết (Thăng Long), Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Thăng Long). Tiến về giải phóng kinh đô.

+ Toa Đô tử trận, Thoát Hoan chui ống đồng bắt quân lính khiêng chạy về nước...

- Kết quả: cuộc kháng chiến giành thắng lợi.

* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1287 - 1288

- Hoàn cảnh:

+ Sau hai lần thất bại, vua Nguyên lại cử Thoát Hoan kép quân xâm lược Đại Việt một lần nữa.

+ Đoán được dã tâm và ý đồ xâm lược của nhà Nguyên, quân dân nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến.

- Diễn biến:

+ Tháng 12/1287, hơn 50 vạn quân Nguyên tiến vào Đại Việt theo đường bộ ; hơn 600 chiến thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường thủy tiến vào vùng biển Đông Bắc, tiếp theo là đoàn thuyền lương.

+ Trần Khánh Dư chặn đánh và tiêu diệt đoàn thuyền lương giặc ở Vân Đồn

+ Tháng 1/ 1288, Thoát Hoan cho quân chiếm Thăng Long. Nhân dân Thăng long thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”, khiến quân Nguyên gặp nhiều khó khăn. Đường cùng, Thoát Hoan quyết định rút quân về nước.

+ Tháng 4 /1288, Trần Hưng Đạo bố trí trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng. Toàn bộ cánh quân thủy của nhà Nguyên bị tiêu diệt. Cánh quân của Thoát Hoan trên đường rút chạy cũng bị truy đuổi quyết liệt.

- Kết quả: Kháng chiến kết thúc thắng lợi

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam trước năm 1945

Chiến thắng Bạch Đằng của quân dân nhà Trần (tranh minh họa)

4. Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm năm 1785

- Hoàn cảnh: Sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh chạy sang nước Xiêm cầu cứu. Lợi dụng cơ hội đó, cuối tháng 7/1784, vua Xiêm phái 5 vạn quân kéo vào Gia Định, chiếm đóng gần hết miền Tây Nam Bộ.

Diễn biến chính:

+ Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ đưa 2 vạn quân vào Gia Định, bố trí mai phục trên sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm tới Xoài Mút (Tiền Giang).

+ Sáng ngày 19/1/1785, quân Tây Sơn dụ quân Xiêm vào trận địa mai phục, rồi đồng loạt tấn công.

Kết quả:

+ Gần 4 vạn quân Xiêm bị tiêu diệt, buộc phải rút về nước.

+ Quân Tây Sơn làm chủ vùng Gia Định.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam trước năm 1945

5. Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789)

- Hoàn cảnh:Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh. Lợi dụng cơ hội đó, cuối năm 1788, vua Thanh cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào nước ta.

- Diễn biến chính:

+ Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn chủ động rút lui khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng và gấp rút xây dựng phòng tuyến thuỷ bộ ở Tam Điệp - Biện Sơn.

+ Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long.

+ Đêm 30 Tết Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn bất ngờ tấn công và tiêu diệt gọn quân Thanh ở đồn tiền tiêu.

+ Mùng 3 Tết Kỉ Dậu (1789), quân Tây Sơn bao vây và triệt hạ đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội).

+ Rạng sáng mùng 5 Tết Kỉ Dậu (1789), quân Tây Sơn giành thắng lợi quyết định ở đồn Ngọc Hồi và Đống Đa (Hà Nội).

- Kết quả: Quân Thanh đại bại, buộc phải rút chạy về nước.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam trước năm 1945

6. Nguyên nhân thắng lợi

* Nguyên nhân chủ quan

- Các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam mang tính chính nghĩa, chống kẻ thù xâm lược. Vì thế đã huy động được sức mạnh toàn dân, hình thành thế trận “cả nước đánh giặc, toàn dân là lính”.

- Truyền thống yêu nước và ý chí kiên cường bất khuất trong đấu tranh bảo vệ nền độc lập của nhân dân Đại Việt là nhân tố quyết định thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

- Có sự lãnh đạo của vua và các tướng lĩnh quân sự mưu lược, tài giỏi, biết vận dụng đúng đắn, sáng tạo truyền thống và nghệ thuật quân sự vào thực tiễn các cuộc kháng chiến.

* Nguyên nhân khách quan

- Những cuộc chiến tranh của các thế lực phong kiến vào Đại Việt là những cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa nên tất yếu dẫn đến thất bại.

- Các đội quân xâm lược thiếu sự chuẩn bị về hậu cần nên nhanh chóng rơi vào thế bất lợi.

Đánh giá

0

0 đánh giá