Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

886

Với giải Luyện tập 1 trang 55 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)

Luyện tập 1 trang 55 Lịch Sử 11: Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.

Lời giải:

- Vai trò:

+ Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là chiến tranh chính nghĩa, chống xâm lược, có vai trò đặc biệt đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, quyết định sự tồn vong của dân tộc Việt Nam, có tác động to lớn đến tiến trình lịch sử dân tộc và chính sách quản lí đất nước.

+ Kết quả của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng ảnh hưởng đến tính chất xã hội, để lại nhiều bài học lịch sử cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

- Ý nghĩa:

+ Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

+ Tổ tiên ta đã viết nên những trang sử vẻ vang, nêu cao chủ nghĩa yêu nước, tinh thần độc lập tự chủ, mưu trí, sáng tạo của con người Việt Nam, tạo nên sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, lòng tự hào dân tộc.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, đưa Việt Nam bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài?

A. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô (939).

B. Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (938).

C. Khởi nghĩa giành quyền tự chủ của Khúc Thừa Dụ (905).

D. Khúc Hạo cải cách hành chính, xây dựng quyền tự chủ (907).

Đáp án đúng là: B

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, đưa Việt Nam bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài.

Câu 2. Nhà Tống lợi dụng cơ hội nào để lăm le xâm lược Đại Cồ Việt?

A. Đại Cồ Việt đang rơi vào tình trạng “loạn 12 sứ quân”.

B. Đất nước rối ren, Lê Hoàn đảo chính lật đổ nhà Đinh.

C. Triều Đinh lục đục, chia rẽ; vua Đinh Toàn còn nhỏ tuổi.

D. Triều đình suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua thay cho vua Đinh.

Đáp án đúng là: C

Cuối thời Đinh, nội bộ triều đình lục đục chia rẽ. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại, con út là Đinh Toàn nối ngôi vua khi mới sáu tuổi. Nhân cơ hội này nhà Tống lăm le xâm lược nước ta.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ảnh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống (981)?

A. Buộc nhà Tống phải nhún nhường, thần phục Đại Cồ Việt.

B. Thể hiện quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt.

C. Bảo vệ và giữ vững được nền độc lập, tự chủ non trẻ của dân tộc.

D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh sau này.

Đáp án đúng là: A

- Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi vẻ vang đã: thể hiện quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt; bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc; đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh sau này.

- Trong lịch sử, các chính quyền phong kiến phương Bắc chưa từng thần phục chính quyền phong kiến của người Việt.

Đánh giá

0

0 đánh giá