Tài liệu tác giả tác phẩm Một đời như kẻ tìm đường Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Một đời như kẻ tìm đường lớp 10.
Tác giả tác phẩm Một đời như kẻ tìm đường - Ngữ văn 10
I. Tác giả Phan Văn Trường
- Phan Văn Trường sinh ngày 27 tháng 07 năm 1946. Nguyên quán: Làng Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
- Phan Văn Trường là chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đàm phán quốc tế và là cố vấn của Chính phủ Pháp về thương mại Quốc tế. Ông được Tổng thống Pháp đã trao tặng Huy Chương Hiệp Sĩ Bắc Đẩu Bội Tinh (Chevalier de la Légion d’Honneur) năm 2007.
II. Tìm hiểu tác phẩm văn bản Một đời như kẻ tìm đường
1. Thể loại: Văn bản nghị luận
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Một đời như kẻ tìm đường được trích từ cuốn sách cùng tên của tác giả Phan Văn Trường. Cuốn sách là sự đúc kết những trải nghiệm phong phú của một người đã đi khắp thế giới, trải qua rất nhiều vị trí nghề nghiệp, am hiểu cả văn hóa phương Đông và phương Tây và đặc biệt luôn có tinh thần tận hiến. Cuốn sách cũng là lời nhắn nhủ tha thiết và đầy tin yêu của ông dành cho thế hệ trẻ Việt Nam.
3. Tóm tắt văn bản Một đời như kẻ tìm đường
Văn bản nói về những lựa chọn và quyết định của tác giả cũng như làm thế nào để đưa ra được những lựa chọn đúng đắn
4. Bố cục văn bản Một đời như kẻ tìm đường
- Đoạn 1: Từ đầu đến “tiếp tục bước đi”: Cuộc đời tác giả đã có nhiều khúc quanh, không giống với định hướng ban đầu.
- Đoạn 2: Còn lại: Tác giả đã luôn phải tự tìm đường nhưng chưa bao giờ tìm thấy
5. Giá trị nội dung văn bản Một đời như kẻ tìm đường
- Văn bản gửi gắm những trải nghiệm của bản thân tác giả về việc lựa chọn hướng đi đúng đắn của mỗi người trên đường đời.
6. Giá trị nghệ thuật văn bản Một đời như kẻ tìm đường
- Giọng điệu đầy suy tư, trải nghiệm và tự tin khi cuối cùng, tác giả đã nhận ra con đường đúng đắn của cuộc đời mình.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Một đời như kẻ tìm đường
1. Ý nghĩa nhan đề
- Nhan đề của bài viết là Một đời như kẻ tìm đường.
→ Việc tìm đường đã cho tác giả hiểu ra được giá trị cốt lõi của cuộc sống không phải nằm ở con đường mà là ở tận hiến.
2. Các yếu tố tự sự, biểu cảm trong văn bản
- Tác giả kể lại những lựa chọn đầu tiên thì thời niên thiếu của mình: chọn ngoại ngữ và chương trình học.
- Tác giả kể lại những khúc quanh của cuộc đời.
→ Tác dụng: giúp củng cố cho các lí lẽ trong văn bản, giúp văn bản trở nên gần gũi như lời tự bạch và có sức thuyết phục cao.
* Yếu tố biểu cảm trong văn bản:
- Thể hiện cảm xúc vè những thứ có mang chữ "cổ": "Tôi thì không hiểu sao cứ nghe chữ "cổ" thì lại thấy chối tai."
- Thể hiện tình cảm với những gì thuộc "hiện đại": "Chỉ có chút ngôn ngữ cơ thể thế thôi đã làm trái tim của tôi nghiêng hẳn sang phía hiện đại."
- Thể hiện khát khao tiến về phía trước: "Đôi khi không biết đi đâu nhưng cũng vẫn đi, giấc mơ tiến tới tương lai mạnh đến mức trở thành ám ảnh, cho dù tương lai còn mù mờ. Cuộc đời dù là tiến hay lùi, vẫn phải tiếp tục bước đi."
→ Tác dụng: Khơi gợi cảm xúc của người đọc, tăng sức thuyết phục của văn bản.
3. Ý nghĩa thông điệp
- Những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và các sự kiện tiếp theo của họ.
- Những lựa chọn đó sẽ quyêt định con người ta phải đưa ra những lựa chọn ở các thời điểm tiếp theo.
- khi đã đưa ra một lựa chọn nào đó thì sẽ khó lòng quay lại và chọn lại từ đầu. - Chỉ cần sống hết mình, tận hiến thì sẽ tìm ra được các giá trị cốt lõi, đích thực.
IV. Đọc tác phẩm: Một đời như kẻ tìm đường
Năm mười bốn tuổi là năm đầu tiên tôi phải suy nghĩ để đưa ra những lựa chọn cho cuộc đời mình. Trước đó, chưa bao giờ tôi phải làm việc này. Thuở ấy, nhà trường viết thư gửi cho các phụ huynh với đôi lời nhắn nhủ về việc chọn một trong hai ngoại ngữ, và nhất là chọn giữa hai chương trình học – cổ điển hay hiện đại. Đó là giai đoạn những năm 50 – 60 của thế kỉ trước.
Vào thời đó, ngay cả cha mẹ tôi cũng bối rối, bởi lẽ không ai trong gia đình tôi có ý niệm gì về ngôn ngữ thịnh hành trên thế giới. Còn về chương trình cổ điển thì nghe khá lạ tai, vì sẽ đặt trọng tâm vào tiếng La tinh, tiếng Hy Lạp cổ. Ông hiệu trưởng thì hết lời khuyến khích học sinh đi theo lộ trình cổ điển. Ông giải thích rằng các Kinh Thánh cần được hiểu tận gốc, các nền văn hoá Tây Âu cần được thấu triệt qua việc tham khảo và nghiên cứu các bài viết của những tác giả ngàn xưa, như Xô cờ rất (Socrates) hay Pla-tông (Platon), được cho là những tiền đề của nền triết học nhân loại.
Cha mẹ tôi vừa nghe thấy “hiểu tận gốc nền triết lí của nhân loại” thì thích lắm. Nhưng may mà cả hai đều không có tư duy áp đặt. Tôi thì không hiểu sao cứ nghe chữ “cổ” thì lại thấy chối tai. Ngoài ra, còn có một yếu tố giúp tôi lấy định hướng cho đời mình. Đô là tôi có ba người bạn thân học cùng lớp cứ rủ tôi nghe nhạc Mỹ của En-vít-xờ Prét-xo-li (Elvis Presley) và Pỗn An-ka (Paul Anka). Ba anh nghe loại nhạc này vừa nhảy mắt thưởng thức, vừa đứng ngồi không yên. Chỉ có chút ngôn ngữ cơ thể thế thôi đã làm trái tim của tôi nghiêng hẳn sang phía hiện đại. Nhiều khi chuyện đời nào cũng nghiêng sang một bên do ảnh hưởng của những yếu tố kì lạ, nhẹ nhõm và khó giải thích. Và đó là trường hợp của tôi, thời thiếu niên.
Trong cuộc thương thuyết với cha mẹ, đề tài chọn nghề cũng xuất hiện đột ngột vào đúng lúc tôi chưa được cầm một xu tiền mặt nào. Hơn nữa, tôi cũng chưa có ý niệm sau này phải đi làm để có tiền trang trải cuộc sống nói chi đến chọn nghề. Cha tôi thì thích ngành kiến trúc. Mẹ tôi thì thích nghề bác sĩ. Và cuối cùng hai người đã hướng ý thích của tôi vào lộ trình công chúc, một hướng đi quá an toàn cho tôi, và cả cho mẹ tôi, bởi vì bà nghĩ như thế thì con trai bà sẽ không bao giờ ra khỏi vòng tay mình. Còn đối với cha tôi, chữ “công chức” có lẽ còn hàm nghĩa, con trai ông sẽ tham gia vào các hoạt động xã hội nhiều hơn.
[...] Đó là những lựa chọn đầu tiên trong cuộc đời tôi. Nó khởi đầu cho một chuỗi dài những quyết định sau này, đôi khi còn khó đưa ra hơn rất nhiều
[…] Cuộc đời của mỗi chúng ta có thể ví như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn. Chọn hướng đi, chọn phương án, chọn kẻ đồng hành, chọn những trang bị chọn thời điểm hành động. Rất nhiều khi chúng ta không có quyền lựa chọn, hoặc không biết lựa chọn. Nhưng rồi cuối cùng chúng ta cũng bắt buộc phải bước tiếp.
Đôi khi không biết đi đâu nhưng cũng vẫn đi, giấc mơ tiến tới tương lai mạnh đến mức trở thành ám ảnh, cho dù tương lai còn mù mờ. Cuộc đời dù là tiến hay lùi, vẫn phải tiếp tục bước đi.
Cá nhân tôi trong suốt bấy nhiêu năm toàn gặp những tình huống lạ kì. Nhiều lần như thế, lần nào cũng vậy: phải đưa ra một quyết định, phải lựa chọn, và sau đó mọi việc tiếp diễn như không cần tới mình. Mỗi lần mình tìm giải pháp, tìm hướng đi là một lần số mệnh đẩy mình đi vào một lộ trình không muốn, mà mình chẳng biết trước tốt hay xấu.
Tôi sang Pháp năm mười bảy tuổi, chẳng chọn đi, mà cũng chẳng chọn Pháp. Tôi tốt nghiệp kĩ sư, mà nghĩ lại cho cùng thì mình chưa bao giờ mơ làm kĩ sư, hoạ may làm bác sĩ hay kiến trúc sư như bố mẹ tôi từng mong mỏi. [...] Tôi cũng chưa bao giờ mơ đến quyền lục, nhưng rồi cuộc đời nghề nghiệp đã đưa tôi vào những vị trí quyền lực trên cả năm châu. Một chuyện lạ khác, tuy tôi là kĩ sư cầu đường, nhưng chưa bao giờ tôi thiết kế cây cầu hay xây dựng một con đường nào cho ai đi. Tôi đã làm tư vấn về kinh tế và đã dạy kinh tế trong trường đại học nhưng chưa bao giờ học kinh tế. Tôi đã làm chuyên gia quy hoạch vùng và chỉnh trang lãnh thổ, một môn hoàn toàn xa lạ. Tôi đã làm nghề buôn bán những nhà máy điện khổng lồ tuy chưa bao giờ học về điện lục. Tôi đã lãnh đạo doanh nghiệp đường sắt, mê-trô và cao tốc trong khi trước đó tôi chưa có chút ý niệm gì về kĩ nghệ giao thông. Tôi đã chủ trì một tập đoàn làm nghề lọc nước và phân phối nước lọc cho các đô thị từ nước sông trong khi tôi chưa bao giờ bước chân vào môn hoa. Chưa hết, tôi sinh ra làm người Việt nhưng suốt cuộc đời nghề nghiệp lại tại vị ở nước ngoài. Nắm vững tiếng Pháp thì cuộc đời lại đưa đẩy tôi sang làm việc ở xứ nói tiếng Anh, thậm chí tiếng Bồ Đào Nha.
[...] Vào mỗi khúc quanh của cuộc đời mình, tôi đã tìm đường để rồi chẳng thấy. Suốt cuộc đời tôi đã mầy mò, giống như người khiếm thị lại phải đi trong cảnh sương mù. Nhưng rồi mãi tới lúc cao tuổi, tôi mới hiểu được rằng chẳng bao giờ mình sẽ tới, vì cuộc đời, trên bản chất, phải là một hành trình dài vô tận. Đi đường nào rồi cũng có thể thành công, chọn lối nào rồi cũng có khả năng đạt hạnh phúc, vì hạnh phúc và thành công không tuỳ thuộc vào con đường chúng ta đi, mà vào tâm trạng tự tại của chúng ta, cũng như vào những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã đi qua.
[…] Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm. Làm việc gì cũng đuợc, đi đâu cũng đặng nếu mỗi chúng ta không quên mình là một thành phần của xã.
Và “nhiều" không có nghĩa là số lượng, mà là tình cảm đậm đà, giá trị bền vững. Hạnh phúc ở đâu, nay tôi đã biết. Những hạnh phúc nhỏ thì nằm trên mỗi bước đi, nhưng hạnh phúc bền vững là thứ hạnh phúc lấy gốc từ sự trải nghiệm, từ sự từ bi chấp nhận, từ tinh thần tích cục mà mình luôn luôn có.
Suốt cuộc đời tìm đường, tôi đã tìm thấy súc mạnh của mình trong những thử thách vô cùng gian nan. Tôi đã tìmthấy tình yêu khi trao trọn trái tim. Tôi đã tìm được quyền thế bằng cách sống mẫu mục, khiêm tốn. Tôi đã tìm thấy hạnh phúc khi tạo ra hạnh phúc cho mỗi người xung quanh.
Tôi đã tìm được sự no ấm khi miệt mài tạo ra giá trị cho xã hội. Và may mắn thay, tôi đã tìm được chính mình bằng cách tặng trọn bản thân cho xã hội. Cứ cho đi thì mới thấy được thứ mình đi tìm.
(Theo Phan Văn Trường, Một đòi như kẻ tìm đường, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr. 19 – 23, 34, 406)
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tác giả - tác phẩm: Tính cách của cây
Tác giả - tác phẩm: Về chính chúng ta
Tác giả - tác phẩm: Con đường không chọn
Tác giả - tác phẩm: Một đời như kẻ tìm đường
Tác giả - tác phẩm: Mãi mãi tuổi hai mươi