Văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền - Vích-to Huy-gô - Nội dung, tác giả, tác phẩm

3.2 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền lớp 10.

Tác giả tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền - Ngữ văn 10

I. Tác giả Vích-to Huy-gô

- Vích-to Huy-gô (1802-1885), là nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch của nước Pháp thế kỉ XIX.

- Thời thơ ấu ông chịu nhiều thiệt thòi về tình cảm, là người thông minh, tài năng.

- Sự nghiệp:

+ Ông là một người có những hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ tới những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại.

+ Đóng góp: ông sáng tác trong nhiều lĩnh vực, một số tác phẩm tiêu biểu là Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín mươi ba (1874),...

- Năm 1985, vào dịp 100 năm ngày mất của ông, thế giới đã làm lễ kỉ niệm Huy-gô - Danh nhân văn hóa của nhân loại.

Người cầm quyền khôi phục uy quyền– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

II. Tìm hiểu tác phẩm văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền

1. Thể loạiTiểu thuyết

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Người cầm quyền khôi phục uy quyền nằm ở cuối phần thứ nhất của bộ tiểu thuyết "Những người khốn khổ".

3. Tóm tắt văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Giăng Van-giăng là người lao động nghèo khổ, vì đập vỡ tủ kính lấy cắp một chiếc bánh mì nuôi cháu, dẫn đến 19 năm tù khổ sai. Ra tù, ông trở thành người tốt ngờ sự cảm hóa của linh mục Mi-ri-en. Ông đổi tên thành Ma-đơ-len, mở nhà máy, giàu có và trở thành thị trưởng. Nhưng ông luôn bị thanh tra mật thám Gia-ve nghi ngờ và theo dõi. Lần đầu tiên gặp Phăng-tin, ông đã giúp đỡ và cứu cô thoát khỏi tay Gia-ve. Khi Phăng-tin chết, ông trở lại với tên thật của mình, vào tù, rồi vượt ngục. Gi ăng-van-giăng giữ lời hứa tìm đến chuộc Cô-dét, đưa lên Pa-ri sống lẩn trốn nhiều năm. Một cuộc khởi nghĩa của nhân dân Pa-ri nổ ra chống chính quyền tư sản (6-1832). Ông cũng có mặt trên chiến lũy và đã cứu sống Ma-ri-uýt (Người yêu của Cô-dét). Ông vun đắp tình yêu cho họ và cuối cùng ông chết trong cảnh cô đơn.

Người cầm quyền khôi phục uy quyền– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

4. Bố cục văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền: 3 phần.

- Phần 1: (Từ đầu đến "chị rùng mình"): Giăng Van-giăng chưa mất hết uy quyền (của một ông thị trưởng).

- Phần 2: (Tiếp theo đến "Phăng-tin đã tắt thở"): Giăng Van-giăng đã mất hết uy quyền trước thanh tra mật thám Gia-ve.

- Phần 3: (Còn lại): Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền của mình.

5. Giá trị nội dung văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền

- Ca ngợi lẽ sống, tình thương "trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau".

- Phê phán giai cấp tư sản vì lợi ích của mình mà chà đạp lên người dân lương thiện.

6. Giá trị nghệ thuật văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền

- Kịch tính:

+ Xây dựng trên những tương phản, đối lập.

+ Thủ pháp hãm chậm, gây bất ngờ.

- Đậm chất lãng mạn:

+ Thủ phá tương phản, phóng đại, so sánh, ẩn dụ, bình luận ngoại đề.

+ Lý tưởng nhân văn: sức mạnh tình thương có khả năng cảm hóa con người, cải tạo xã hội.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền

1. Nhan đề "Những người khốn khổ"

- Họ là nạn nhân của cường quyền và áp bức (một người đang bị bắt, một người bị ốm sắp chết mong được gặp con).

→ Họ là những người khốn khổ cùng cưu mang giúp đỡ nhau trong tình yêu thương đồng loại.

2. Hình tượng Giăng Van-giăng

- Hoàn cảnh; tâm trạng:

+ Hoàn cảnh: trớ trêu, ngặt nghèo

Vì nghèo đói nên lấy cắp bánh mì nuôi cháu, bị phạt tù khổ sai 19 năm.

Ra tù → làm thị trưởng → giúp đỡ mọi người.

Gia-ve ghen ghét, tố giác → vào tù.

Ra tù → giúp đỡ mọi người, cuối cùng lại chết trong cảnh cô đơn.

+ Tâm trạng: mâu thuẫn, phức tạp.

Thái độ đối với Gia-e

Trước khi Phăng-tin chết:

Cử chỉ điềm tĩnh

Ngôn ngữ nhã nhặn

→ Không hề khiếp sợ

→ Chỉ lo cho Phăng-tin

→ Hạ giọng van xin vì tình thương.

Sau khi Phăng-tin chết:

Thái độ, hành động quyết liệt, mãnh mẽ - kiềm chế.

Ngôn ngữ ngắn gọn, nghiêm khắc - bình tĩnh.

Chấp nhận chịu bắt; xả thân vì tình thương.

Thái độ đối với Phăng-tin

Trước sự hoảng hốt của Phăng-tin khi Gia-ve xuất hiện

Thái độ trấn an, giọng điệu nhẹ nhàng, điềm tĩnh → Hình ảnh một vị cứu tinh, che chở.

Trước linh hồn Phăng-tin

Ngồi yên lặng, mải miết, không nghĩ đến điều gì trên đời.

Dáng điệu buồn thương khôn tả, thì thầm bên tai Phăng-tin.

Nâng đầu Phăng-tin đặt ngay giữa gối

Thắt lại dây rút cổ áo... đặt lên bàn tay một nụ hôn

→ Con người mang một tình yêu mênh mông.

→ Đấng cứu thế, người cứu rỗi linh hồn.

→ Giăng Van-giăng là hiện thân của tình thương, lòng nhân ái bao la. Đó còn là con người kiên cường dũng cảm dám chống lại cường quyền.

→ Xây dựng nhân vật Giăng Van-giăng, Huy-gô như muốn gửi gắm một thông điệp, một niềm tin vào con đường cải tạo xã hội bằng tình thương và lòng nhân ái vô bờ.

3. Nhân vật Gia-ve

- Giọng nói: Ngắn ngủi, cộc lốc → Chứa đựng sự man rợ, điên cuồng → tiếng thú gầm.

- Cặp mắt: "Như cái móc sắt"... quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ.

- Điệu cười: Phô cả hai hàm răng.

- Hành động, thái độ:

+ Với Phăng-tin: khinh bỉ, mạt sát, lạnh lùng, tàn nhẫn.

+ Với Giăng Van-giăng: hả hê, dữ, sợ hãi, dè chừng.

IV. Đọc tác phẩm: Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Ma-đơ-len (Madeleine) là thị trưởng thị trấn Mông-tơ-rơi (Montreuil) và là ông chủ của một nhà máy đặt tại đây. Để cứu một người vô tội bị cảnh sát nhận nhầm là Giăng Van-giăng (Jean Valjean ) - kẻ đang bị pháp luật truy nã, ông đã đến toà thú nhận chính mình mới là người toà cần tìm. Vì điều này, ông phải đối diện với tình huống đầy kịch tính: bị thanh tra Gia-ve (Javert) lập tức đem người đến bắt trong khi ông chưa kịp thực hiện lời hứa hệ trọng với Phăng-tin (Fantine), một nữ công nhân bất hạnh đang nằm trên giường bệnh. Cuộc chạm trán giữa ông với Gia-ve diễn ra tại bệnh xá, nơi Phăng-tin đang nóng lòng chờ gặp đứa con gái thân yêu mà chị ngỡ đã được ông thị trưởng giúp đưa về....

Từ ngày ông Ma-đơ-len gỡ cho Phăng-tin thoát khỏi bàn tay Gia-ve, chị không gặp lại hắn lần nào nữa. Lần này đấu ốc ốm yếu của chị không hiểu được một cái gì cả, nhưng chị đỉnh ninh rằng hắn lại đến để bắt chị. Chị không thể chịu đựng bộ mặt gớm ghiếc ấy. Chị thấy như tắt thở Chị lấy tay che mặt và kêu lên, giọng kinh hoàng:

- Ông Ma-đơ-len, cứu tôi với!

Giảng Van-giăng – từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi – đúng dậy. Ông vẫn nhẹ nhàng, điềm tĩnh bảo Phăng-tin:

- Cứ yên tâm. Không phải nó đến bắt chị đầu.

Rồi ông quay lại nói với Gia-ve:

- Tôi biết là anh muốn gì rồi.

Gia-ve đáp:

- Mau lên!

Trong điệu hắn nói lên hai tiếng ấy có cái gì man rợ, điên cuồng. Gia-ve không nói: “Mau lên”, hắn nói:

“Mau-ulêênh!”. Không có vẫn nào ghi nổi giọng nói của hắn.

Không phải là tiếng người nói mà là tiếng ác thú gầm.

Hắn không làm như thường lệ. Hắn không mào đầu gì cả. Hắn không chìa tờ trất truy nã ra. Hắn coi Giăng Van-giăng như một kẻ đấu thủ bí hiểm và có tài lẩn tránh, một đô vật lạ lùng hắn đã ôm ghì được từ năm năm nay mà không đánh ngã nổi. Lần này bắt được không phải là bắt đầu mà là kết thúc vậy.

Hắn chỉ cần bảo: Mau lên!

Nói xong, hắn cứ đứng là một chỗ. Cặp mắt hắn gắn chặt vào Giảng Van-giăng.

Cái nhìn cứ như có móc, móc vào người Giảng Van-giăng. Chính với cái nhìn ấy hắn đã quen lối vào trong của hắn bao nhiêu kẻ khốn khổ

Chính cái nhìn ấy hai tháng trước đây Phăng-tin đã thấy đi thấu vào đến tận xương tuỷ của chị.

Nghe thấy tiếng Gia-ve, Phăng-tin lại mở mắt ra. Nhưng ông thị trưởng vẫn đúng đó.

Chị còn sợ gì nữa?

Gia-ve tiến vào giữa phòng và hét lên:

– Thế nào! Mày có di không?

Người đàn bà khốn khổ nhìn chung quanh. Chỉ có bà xơ với ông thị trưởng thôi, ngoài ra không còn ai nữa. Thế thì nó mày tao thô bỉ với ai vậy? Tất cả là với chị thôi.

Chị rùng mình.

Rồi chị còn trông thấy một sự vô lí, vô lí đến nỗi ngay trong những cơn sốt mê sảng hãi hùng nhất chị cũng không hề thấy có điều như vậy.

Chị trông thấy tên chó săn Gia-ve tóm cổ ông thị trưởng và chị thấy ông thị trưởng củi đầu. Chị tưởng như cả thế giới đang tan biến. Quả vậy, Gia-ve đã túm cổ áo Giăng Van-giăng.

Chị kêu:

- Ông thị trưởng ơi!

Gia-ve phá lên cười, cái cười làm hắn nhe cả hai hàm răng:

- Ở đây làm gì còn có ông thị trưởng nữa!

Giăng Van-giăng không giằng tay hắn ra, chỉ nói:

- Gia-ve...

Gia-ve ngắt lời ngay:

- Gọi ta là ông thanh tra.

– Thưa ông tôi muốn nói riêng với ông cầu này.

- Nổi to, nổi to lên! Ai nói gì với ta thì phải nói to!

Giăng Van-giăng vẫn thì thầm:

- Tôi cầu xin ông có một điều...

- Ta bảo mày nói to lên cơ mà.

- Nhưng điều này phải một mình ông nghe mới được...

- Ta không cần, ta không nghe!

Giăng Van-giăng ghé gần hắn và hạ giọng nói thật nhanh:

- Xin ông thu cho ba ngày! Ba ngày để đi tìm đứa con cho người đàn bà đáng thương này! Phải hết bao nhiêu tiền tôi cũng trả. Nếu cần thì ông cú đi kèm tới cũng được.

Gia-ve quát:

- Mày đùa ư? Ô thằng này, tao không ngờ mày lại ngu ngốc thế! Mày xin tạo ba ngày để chuồn hả! Mày bảo mày đi tìm đứa con cho con này hử! Á à! Tốt, tốt! Tốt thật!

Phăng-tin run lên bần bật:

- Con tôi! Đi tìm con tôi! Thế ra nó chưa đến đây sao!

Bà xơ ơi! Cho tôi biết con Cô-dét (Cosette) đâu? Tôi cần gặp con tôi! Ông Ma-đơ-len ơi! Ông thị trưởng ơi!

Gia-ve giậm chân:

- Giờ lại đến lượt con này nữa! Con khỉ, có câm họng không! Cái xứ chó đểu gì mà những thằng tù đi đày thì làm ông nọ ông kia, còn lũ gái điếm thì được chạy chữa như những bà hoàng!

Nhưng mà rồi phải thay đổi lại hết: đã đến lúc rồi.

Hắn nhìn Phăng-tin trùng trùng túm lấy cổ áo và ca vát của Giăng Van-giăng và thêm:

- Tạo đã bảo không có ông Ma-đơ-len, ông thị trưởng nào cả. Chỉ có một thằng ăn cắp, một thằng kẻ cướp, một thằng tù khổ sai tên là Giăng Van-giăng! Tao bắt được thằng ấy đây này! Chỉ có thế thôi!

Phăng-tin chống hai cánh tay gầy guộc vùng nhổm dậy. Chị nhìn Giăng Van-giăng, chị nhìn Gia-ve rồi lại nhìn bà xơ. Chị hả miệng như muốn nói gì. Cổ họng có tiếng nấc lên, hai hàm răng đánh vào nhau cầm cập. Chị hoảng hốt giơ tay lên, hai bàn tay cố sức mở ra tìm lấy chỗ bám như người ngã xuống nước đương chơi với. Bỗng chị ngã vật xuống gối. Đầu chị đập vào thành giường và gục xuống, miệng há hốc, hai mắt trợn ngược và hết thần.

Phăng-tin đã tắt thở.

Giăng Van-giăng để tay lên bàn tay Gia-ve đương nắm cổ áo ông ta, gỡ tay hắn ra như gỡ bàn tay trẻ con và bảo hắn

- Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó.

Gia-ve phát khùng lên:

- Đừng có lôi thôi! Tao không đến đây để nghe lí sụ. Dẹp những cái đó lại. Lính đứng sẵn cả dưới nhà rồi. Đi ngay, không thì ông cùm tay lại bây giờ!

Trong góc phòng có chiếc giường sắt cũ đã hư hỏng nhiều, để các bà xơ ngả lưng những đêm phải thúc canh con bệnh. Giăng Van-giăng đến bên giường, trong chớp mắt giật gãy cái gióng chính cầm lăm lăm trong tay. Việc ấy đối với súc ông không khó, cái giường vốn đã long sẵn. Ông trợn mắt nhìn Gia-ve, Gia-ve lùi ra phía của. Giăng Van-giăng tay vẫn cầm thanh sắt, từ từ đến chỗ giường Phăng-tin. Đến nơi, ông quay lại nói với Gia-ve giọng rất khẽ, cố ý mới nghe rõ:

- Tôi khuyên anh đùng có quấy rầy tôi lúc này.

Sự thật Gia-ve run sợ.

Hắn định đi gọi bọn lính, nhưng lại lo Giăng Van-giăng thừa cơ trốn mất. Hắn phải đứng yên đó, tay nắm lấy đầu gậy, lưng tựa vào khung cửa, mắt vẫn không rời Giăng Van-giăng.

Giăng Van-giăng tì khuỷu tay lên trụ đầu giường, bàn tay ôm trán, ngồi ngắm Phăng-tin như thế, khuỷu tay lên trụ đấu giường bầu tay rằng chẳng nghĩ đến một điều gì ở trên đời này nữa. Trong nét mặt và dáng điệu ông chỉ thấy có mỗi một nỗi xót thương vô hạn. Mơ màng một lúc lâu, ông mới ghé lại gần và thì thầm bên tại Phăng-tin.

Ông nói gì? Con người khổ sở ấy có thể nói gì với người đã chết? Những lời ấy là lời gì vậy? Người ở dương gian này không Chú ý hình thức câu hỏi một ai được biết. Kẻ đã chết có nghe thấy không? Có những ảo tưởng rất cảm động, đồng thời lại có thể là những sự thực cao cả. Điều không ai nghi ngờ là bà xơ Xem-po-lít (Simplice), người độc nhất chứng kiến cảnh ấy, thường kể lại rằng lúc Giăng Van-giăng ghé vào tai Phăng-tin thì thầm như thế, thì bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đổi mỗi nhợt nhạt và trong đôi mắt đờ đẫn, ngạc nhiên của chị.

Giăng Van-giăng lấy hai tay nâng đầu Phăng-tin lên, đặt ngay ngắn giữa gối như một người mẹ sửa soạn cho con. Ông thắt lại dây rút cổ áo chị, vén gọn mở tóc vào trong chiếc mũ vải. Xong, ông vuốt mắt cho chị. Lúc ấy trông mặt Phăng-tin nhu sáng rỡ lên một cách lạ thường.

Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại của Chúa.

Tay Phăng-tin vẫn bỏ thông ra ngoài giường. Giăng Van-giăng quỳ xuống khế nâng lên và đặt vào đấy một cái hôn.

Xong ông đứng dậy, quay về phía Gia-ve:

- Giờ anh muốn làm gì thì làm.

(Vich-to Huy-gô, Những người khốn khổ, tập một, Huỳnh Lý, Vũ Đinh Liên, Lê Trí Viễn, Đỗ Đức Hiểu dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1987, tr. 422 –427)

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tác giả - tác phẩm: Bạch Đằng hải khẩu

Tác giả - tác phẩm: Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Tác giả - tác phẩm: Dưới bóng hoàng lan

Tác giả - tác phẩm: Một chuyện đùa nho nhỏ

Tác giả - tác phẩm: Con khướu sổ lồng

Đánh giá

0

0 đánh giá