Tục ngữ Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội - Nội dung, tác giả, tác phẩm

1.6 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội lớp 7.

Tác giả tác phẩm: Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội - Ngữ văn 7

I. Tác giả

- Tác giả dân gian

II. Tìm hiểu tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

1. Thể loạitục ngữ

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

In trong khi tàng tục ngữ Viêt, Nguyễn Xuân Kính( chủ biên)

3. Phương thức biểu đạtnghị luận

4. Tóm tắt Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

- Những câu tục ngữ kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

5. Giá trị nội dung tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

- Những câu  tục ngữ kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp

-Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ

- Hình thức và nội dung đối xứng với nhau

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

1. Câu tục ngữ số 1

- Ở hiền gặp lành

+ Ở đời chúng ta sống tốt, giúp đỡ mọi người

+ Sống lương thiện, không lừa gạt

+ Sống có ích cho xã hội

+ Chúng ta sẽ được mọi người yêu quý

+ Gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống

→ Ông bà ta khuyên nhủ con cháu sống tốt thì ắc sẽ được nhiều điều tốt lành đến với mình

2. Câu tục ngữ số 2

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Có 2 nghĩa gốc và nghĩa chuyhuongển

+ Nghĩa gốc nhắc nhở con người khi ăn trái ngọt, nhớ đến người trồng ra cây

+ Nghĩa chuyển nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn

+Luôn khắc ghi, nhớ đến người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn hoạn nạn.

3. Câu tục ngữ số 3

- Không thầy đố mày làm nên

+Thầy là người dạy dỗ , uốn nắn chúng ta thành người

+ Thầy mang đến cho chúng ta rất nhiều kiến thức

+ Người chèo lái luôn kiên nhẫn với học sinh

+Không có thầy thì chúng ta không có định hướng đúng đắn cho cuộc đời mình

+ Không thể trở thành một công dân tốt cho xã hội

+ Xã hội này sẽ không có nhân tài, những người mang kiến thức xây dựng đất nước

→ Người thầy có công ơn vô cùng lớn đối với mỗi người. Thầy là người lặng le , miệt mài để cho ta con chữ thành người

4. Câu tục ngữ số 4

- Học thầy không tày học bạn

- Kiến thức trên thế giới này vô cùng rộng lớn

+Con người không thể nào nắm hết được

- Thầy đóng vai trò là người hứơng dẫn

+ Thầy mang đến cho ta kiến thức

+ Hướng dẫn ta vận dụng

+ Không phải lúc nào thắc mắc ta cũng có thể hỏi thầy

+ Chúng ta có thể học hỏi các bạn bè xung quanh

+ Họ có thể giúp ta cùng nhau tiến bộ

+ Học ở bạn chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn

5. Câu tục ngữ số 5

- Chớ thấy sóng cả, mà ngã tay chèo

- Sóng cả là những ngọn sóng lớn, nguy hiểm

- Nghĩa gốc khuyên chúng ta khi gặp sóng dữ đừng vội bỏ tay chèo đầu hàng với nó

- Nghĩa chuyển sóng là những khó khăn, thử thách của cuộc đời

- Tay chèo là bạn bỏ cuộc, không vượt qua

- Câu này khuyên chúng ta dù cuộc sống có khó khăn đến mấy cũng đừng bỏ cuộc, hãy mạnh mẽ vượt qua

+ Phải giữ tinh thần quyết tâm, sẵn sàng đối mặt để thành công

6. Câu tục ngữ số 6

- Có công mài sắt, có ngày nên kim

- Sắt là một vật lớn, rất khó mài

- Kim là vật nhỏ bé, dùng để may vá quần áo

- Sự đối nghịch giữ 2 vật này cho thấy hành trình từ thanh sắt trở thành cây kim là một hành trình dài , vất vả

- Chúng ta nên cố gắng thực hiện mục tiêu của mình

+ Mặc dù rất khó, nhiều thử thách nhưng nếu kiên trì bạn sẽ có được điều mình muốn

+ Phải nỗ lực không ngừng nghỉ, quyết tâm thực hiện tới cùng để thành công

7. Câu tục ngữ số 7

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Nghĩa gốc: Khi chỉ có một cái cây nhỏ bé thì sẽ dễ bị quật ngã, chẳng làm được điều gì cả

-  Nghĩa bóng:

“Một cây”: chỉ sự tồn tại riêng lẻ, đơn độc

“Ba cây”: chỉ một tập thể to lớn

“chụm lại”: sự đoàn kết, hợp nhất một lòng

“núi cao”: đích đến, thành công hay thắng lợi

→ Như vậy, câu tục ngữ trên đề cao vai trò của sự đoàn kết trong cuộc sống.

8. Câu tục ngữ số 8

- Thuận bè,thuận bạn tát cạn biển đông

Nói về tinh thần đoàn kết

- Một người đơn lẻ không thể làm gì

- Nhưng tất cả bạn bè cùng nha hợp lại đồng lòng thì tát biển đông cũng cạn

- Nhắc nhở trong cuộc sống chúng ta phải có những người bạn

+ Khi gặp một khó khăn, hay muốn làm một việc lớn phải cùng nhau

+ Sát cánh, đồng hành cùng nhau thì việc gì cũng thành công

9. Câu tục ngữ số 9

- Mất của dễ tìm thu

Mất lòng khó kiếm

- Của cải, vật chất khi mất đi thì chỉ cần có sức khỏe con người có thể làm lại

+ Của cải chỉ là vật ngoài thân, dễ kiếm

- Khi bạ làm việc có lỗi với ai đó

+ Làm mất lòng với mọi người

+ Mất niềm tin trong lòng người khác

+ Thì dù bạn có làm gấp trăm, ngàn lần việc tốt thì cũng kho kiếm lại lòng tin đó

+ Khuyên chúng ta làm người phải sống thật tốt.

IV. Đọc tác phẩm: Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

1. Ở hiền gặp lành

2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

3. Không thầy đố mày làm nên

4. Học thầy không tày học bạn

5. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

6. Có công mài sắt, có ngày nên kim

7. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

8. Thuận bè thuận bạn tát cạn biển Đông

9. Mất của dễ tìm,

    Mất lòng khó kiếm

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tác giả - tác phẩm: Tục ngữ và sáng tác văn chương

Tác giả - tác phẩm: Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Tác giả - tác phẩm: Trò chơi cướp cờ

Tác giả - tác phẩm: Cách gọt củ hoa Thủy Tiên

Tác giả - tác phẩm: Hương khúc

 

Đánh giá

0

0 đánh giá