Tài liệu tác giả tác phẩm Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim lớp 8.
Tác giả tác phẩm: Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim - Ngữ văn 8
I. Tìm hiểu tác phẩm Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim
1. Thể loại: Văn bản thông tin
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Theo 1001 thắc mắc Sự thực có phải chim di cư là do chúng sợ lạnh?
https://tienphong.vn/, ngày 17/3/2022)
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim có phương thức biểu đạt là tự sự.
4. Tóm tắt Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim
- Hàng trăm tỉ con chim di cư mỗi năm theo chiều Bắc Nam giữa nơi sinh sản và nơi trú đông cách xa hàng ngàn hoặc thậm chí hàng chục ngàn ki-lô-mét. Sự di cư của các loài chim đầy những bí ẩn và thách thức đôi với sự hiểu biết của con người. Đàn chim di cư bay theo đội hình chữ V.
5. Bố cục Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim
Gồm 2 phần.
+ Phần 1: Từ đầu đến “phong phú hơn”: Giải thích vì sao chim có tập tính di cư.
+ Phần 2: Còn lại: Lí giải việc chim di cư theo đội hình.
6. Giá trị nội dung
- Giải thích lí do loài chim có tập tính di cư và trả lời câu hỏi tại sao loài chim khi di cư lại bay theo đội hình.
7. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng ngôn ngữ phi vật thể giúp cho văn bản trở nên sinh động, dễ hiểu.
- Sử dụng cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu đối tượng.
- …
II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim
1. Giải thích vì sao chim có tập tính di cư
- Chim di cư vào mùa đông mỗi năm, theo chiều bắc nam giữa nơi sinh sản và nơi trú đông cách xa hàng ngàn hoặc thậm chí hàng chục ngàn ki-lô-mét.
- Ban đầu, mọi người nghĩ rằng chim di cư là để tránh cái lạnh của mùa đông.
- Lí do di cư của loài chim là vì tình trạng thiếu lương thực xảy ra ở một số khu vực trong thời tiết lạnh, buộc chúng phải rời khỏi nhà, di chuyển đến những khu vực có nhiệt độ cao và lượng thức ăn phong phú hơn.
2. Lí giải việc chim di cư theo đội hình
- Chim di cư bay theo đội hình chữ V.
- Nguyên nhân:
+ Đội hình chữ V được xem là đội hình tối ưu về mặt khí động lực học, con chim bay ở đầu mũi tên hay hình chữ V thường là chim đầu đàn và khỏe hơn hẳn những con phía sau.
+ Khi bay theo đội hình chữ V, các chú chim thường tận dụng luồng không khi di qua cánh: luồng khí hướng lên từ phía dưới lên mép sau của đôi cánh giữ cho chúng ở trên không trung mà không phải quạt cánh vất vả.
+ Khi bay, con chim đầu đàn vỗ cánh làm cho không khí hai bên cánh chuyển động, luồng khí này truyền ra sau. Những con phía sau sẽ nhận luồng khí có lợi từ con đầu đàn và giảm thiểu luồng khí hướng xuống bất lợi nhằm hạn chế việc hao tốn sức lực trong thời gian dài.
+ Ngoài ra việc bay hình chữ V còn giúp đàn chim giữ liên lạc tốt hơn vì những con chim bay sau sẽ dễ dàng nhìn thấy con chim phía trước = > không bị lạc đàn khi chim đầu đàn ra tín hiệu dừng nghỉ hoặc đổi hướng bay.
III. Đọc tác phẩm Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim
Hàng trăm tỉ con chim di cư mỗi năm theo chiều bắc nam giữa nơi sinh sản và nơi trú đông cách xa hàng ngàn hoặc thậm chí hàng chục ngàn ki-lô-mét giống như một phép lạ của cuộc sống.
Vì sao chim di cư?
Sự di cư của các loài chim đầy những bí ẩn và thách thức đối với sự hiểu biết của con người. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trường hợp cụ thể sau:
Én-sân mơ-rơ-lít (Ancient murrelet) là một loài chim vô cùng kì lạ. Mỏ của chúng giống loài chim sẻ, cơ thể lại giống một con chim cánh cụt, đôi cánh giống loài vịt và chim non trông giống những con gà con. Điều khác biệt nhất so với các loài chim khác là chân của chúng ở rất gần đuôi và có dáng đứng thẳng. Tuy nhiên, chúng có vẻ khá vụng về. Loài chim này bay khoảng 8 000 km mỗi năm trên toàn bộ khu vực Bắc Thái Bình Dương, giữa các quốc gia châu Mỹ và châu Á. Chúng sinh sản ở miền tây Ca-na-đa (Canada), sau đó bay hàng ngàn dặm, băng qua đại dương ở khu vực Nhật Bản và Hàn Quốc để trú đông. Đây cũng là loài chim duy nhất được biết đến trên khắp Bắc Thái Bình Dương.
Lúc đầu, mọi người nghĩ rằng chim di cư là để tránh cái lạnh của mùa đông, tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng điều này không hoàn toàn đúng. Những nơi mà loài chim này di cư tới so với nơi chúng sinh ra đều có khí hậu ôn đới khá tương đồng tại cùng một thời điểm. Về mặt lí thuyết, nếu chúng ở lại nơi được sinh ra vào mùa đông thì điều kiện khí hậu ở đó cũng không ảnh hưởng nhiều và chúng vẫn có thể sống sót bình thường. Vậy tại sao chúng vẫn phải thực hiện một hành trình dài để di cư hằng năm? Về vấn đề này, các nhà khoa học vẫn cảm thấy bối rối và chưa thể tìm được câu trả lời.
Ví dụ trên rõ ràng đã phản bác lại quan điểm chim di cư là để tránh cái lạnh giá của mùa đông.
Một số nhà khoa học đã suy đoán rằng sự di cư của loài chim có thể bắt nguồn từ thời kì băng hà 10 000 năm trước Công nguyên. Mùa băng ở Bắc bán cầu và tuyết rơi khiến một số loài chim buộc phải rời khỏi nơi cư trú để tìm đến những nơi có điều kiện sống tốt hơn, dễ kiếm thức ăn hơn. Khi giá lạnh qua đi, chúng sẽ lại trở về nơi sinh sống cũ. Nhưng khi mùa đông ập đến, nhóm chim di cư dần mở rộng và cuối cùng đã hình thành sự di cư hằng năm của các loài chim này. Nói cách khác, sự xói mòn và đóng băng định kì của sông băng đã khiến các loài chim hình thành một bản năng di truyền thường xuyên từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tuy nhiên, lí thuyết này vẫn có những lỗ hổng nhất định. Nó không thể giải thích được tại sao một số loài chim không di cư và thời kì băng hà chỉ chiếm 1% trong lịch sử sinh tồn của loài chim. Một khoảng thời gian ngắn như vậy tại sao lại có thể có tác động đến sự di truyền của chúng?
Trong những năm gần đây, hai nhà khoa học W. E-lít-xơ Bon (W. Alice Boyle) và Coóc-nây Con-quây (Courtney Conway) thuộc Đại học A-ri-dô-na (Arizona), đã đưa ra những ý tưởng mới để nghiên cứu về sự di cư của loài chim. Lí do di cư của loài chim là vì tình trạng thiếu lương thực xảy ra ở một số khu vực trong thời tiết lạnh, buộc chúng phải rời khỏi nhà, di chuyển đến những khu vực có nhiệt độ cao và lượng thức ăn phong phú hơn. […]
Tại sao đàn chim di cư lại bay theo đội hình chữ V?
Hằng năm cứ vào mùa đông, nhiều loài chim lại kéo nhau bay về phương nam để tránh rét và tìm kiếm thêm thức ăn. Thú vị ở chỗ, nhiều loài chim như nhạn, ngỗng trời,... có tập tính bay đội hình chữ V. Vậy nguyên nhân nào khiến những loài chim lại sử dụng đội hình bay như thế?
Các nhà khoa học Anh đã tìm ra câu trả lời sau khi tiến hành thực nghiệm trên mười bốn con cò đen đầu hói bằng cách đeo thiết bị để xác định vị trí đường bay, tốc độ và nhịp cánh của mỗi chú cò.
Đội hình chữ V được xem là đội hình tối ưu về mặt khí động lực học', con chim bay ở đầu mũi tên hay hình chữ V thường là chim đầu đàn và khoẻ hơn hẳn những con phía sau. Khi bay theo đội hình như vậy, các chú chim thường tận dụng luồng không khí đi qua đôi cánh của chúng bao gồm: luồng khí hướng lên (có lợi) từ phía dưới lên mép sau của đôi cánh giữ cho chúng ở trên không trung mà không phải quạt cánh vất vả và luồng không khí hướng xuống (không có lợi) từ phía trên đến mép sau đôi cánh. Khi bay, con chim dẫn đầu vỗ cánh làm cho không khí hai bên cánh chuyển động, luồng khí này truyền ra phía sau. Những con chim bay phía sau sẽ nhận luồng khí có lợi từ con đầu đàn và giảm thiểu luồng khí hướng xuống bất lợi nhằm hạn chế việc hao tốn sức lực trong suốt thời gian dài. Đó là mục đích chính của đội hình bay chữ V:
“Những con chim bay sau chỉ đơn giản cảm nhận được đâu là vị trí của luồng không khí hướng lên và đâu là vị trí của luồng không khí hướng xuống. Từ đó, chúng sẽ xác định được vị trí thích hợp để không phải mất nhiều sức lực khi bay”. Nhờ sự liên kết khí động lực học này mà hiếm có con chim nào phải rời đàn vì kiệt sức, nếu con đầu đàn không còn sức thì lập tức sẽ có một con to khoẻ khác thay thế ngay.
Theo một nghiên cứu năm 2001, những con bồ nông trắng khi bay theo đội hình chữ V có nhịp tim và nhịp vỗ cánh thấp hơn 14% khi chúng bay một mình. Nghiên cứu từ những năm 1970 cho thấy, khi bay thành đàn, chim có thể bay nhanh hơn khi bay đơn độc đến 71% nên con chim đầu đàn phải có sức khoẻ và ý chí cao hơn những con chim còn lại.
Ngoài ra, việc bay theo đội hình chữ V còn giúp đàn chim giữ liên lạc tốt hơn vì những con chim bay sau dễ dàng nhìn thấy những con chim phía trước. Điều này giúp chúng không bị lạc đàn mỗi khi chim đầu đàn ra tín hiệu dừng lại để nghỉ, tìm thức ăn hoặc đổi hướng bay.
Con người cũng có thể học cách bay theo đội hình chữ V của loài chim vì tiết kiệm được năng lượng khi bay theo đội hình, hình thức này khá phổ biến với cả phi công dân sự và quân sự. Tờ báo chuyên công bố kết quả của những nghiên cứu mới nhất – Nây-chơ (Nature) cho biết: “Bằng cách giữ đầu mũi cánh trong vùng xoáy của máy bay phía trước, mỗi chiếc bay sau có thể tiết kiệm tối đa 18% lượng nhiên liệu.”
Xem thêm các bài tóm tắt Tác giả, tác phẩm Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tác giả - tác phẩm: Mưa xuân II
Tác giả - tác phẩm: Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim
Tác giả - tác phẩm: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Tác giả - tác phẩm: Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
Tác giả - tác phẩm: Bài ca Côn Sơn
Tác giả - tác phẩm: Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI