Hoàn thành bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Tây Âu và Bắc Mỹ thời cận đại theo gợi ý

8.7 K

Với giải Luyện tập 2 trang 12 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Video bài giải Lịch Sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản - Chân trời sáng tạo

Luyện tập 2 trang 12 Lịch Sử 11: Hoàn thành bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Tây Âu và Bắc Mỹ thời cận đại theo gợi ý dưới đây:

Hoàn thành bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Tây Âu và Bắc Mỹ

Lời giải:

Nội dung

Cách mạng tư sản Anh

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Cách mạng tư sản Pháp

Mục tiêu

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (đứng đầu là vua Sác-lơ I)

- Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới;

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc;

- Thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản và chủ nô;

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (đứng đầu là vua Lu-i XVI)

- Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới;

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Nhiệm vụ

- Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến;

- Xác lập nền dân chủ tư sản.

- Giành độc lập dân tộc;

- Thống nhất thị trường dân tộc, hình thành quốc gia dân tộc.

- Xác lập nền dân chủ tư sản.

- Hình thành thị trường dân tộc thống nhất;

- Chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng.

- Xác lập nền dân chủ tư sản; xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng;

- Đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân.

Giai cấp lãnh đạo

Giai cấp tư sản và quý tộc mới

Giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô

Giai cấp tư sản

Động lực

Lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân (nông dân, công nhân, bình dân thành thị, tiểu tư sản,…)

Kết quả

- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế

- Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

- Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh.

- Hợp chúng quốc Hoa Kỳ ra đời.

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế; thiết lập nền dân chủ tư sản.

Ý nghĩa

- Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh.

- Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mỹ

- Góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước thuộc địa khắp nơi trên thế giới.

- Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

- Lung lay chế độ phong kiến khắp châu Âu.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước.

- Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Ở Bắc Mỹ, phương thức kinh doanh trong các đồn điền tại những bang miền Nam đã dẫn đến sự hình thành của tầng lớp nào?

A. Quý tộc phong kiến.

B. Quý tộc mới.

C. Chủ nô.

D. Nông nô.

Đáp án đúng là: C

Ở Bắc Mỹ, phương thức kinh doanh trong các đồn điền tại những bang miền Nam đã dẫn đến sự hình thành của tầng lớp chủ nô.

Câu 2. Tầng lớp quý tộc phong kiến và quý tộc mới ở Anh (thế kỉ XVII) có sự tương đồng về

A. quyền lực chính trị.

B. nguồn gốc xuất thân.

C. phương thức kinh doanh.

D. thái độ với nhà nước phong kiến.

Đáp án đúng là: B

- Tầng lớp quý tộc phong kiến và quý tộc mới ở Anh (thế kỉ XVII) có sự tương đồng về nguồn gốc xuất thân.

- Một số điểm khác biệt giữa quý tộc mới và quý tộc phong kiến:

+ Quyền lực chính trị:

▪ Quý tộc mới: quyền lực chính trị yếu, không tương xứng với thực lực kinh tế.

▪ Quý tộc phong kiến: nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong triều đình phong kiến.

+ Phương thức kinh doanh:

▪ Quý tộc mới: kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa.

▪ Quý tộc phong kiến: vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong kiến.

+ Thái độ với nhà nước phong kiến:

▪ Quý tộc mới: muốn lật đổ nhà nước phong kiến chuyên chế, thiết lập chế độ mới tiến bộ hơn.

▪ Quý tộc phong kiến: có quyền lợi gắn bó chặt chẽ với nhà nước phong kiến chuyên chế, nên ra sức ủng hộ, bảo vệ chế độ phong kiến chuyên chế.

Câu 3. Lực lượng nào sau đây không thuộc Đẳng cấp thứ ba trong xã hội Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?

A. Giai cấp tư sản.

B. Nông dân.

C. Tăng lữ Giáo hội.

D. Bình dân thành thị.

Đáp án đúng là: C

- Cuối thế kỉ XVIII, xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp:

+ Đẳng cấp thứ nhất là: tăng lữ Giáo hội.

+ Đẳng cấp thứ hai là: quý tộc phong kiến.

+ Đẳng cấp thứ ba, bao gồm: giai cấp tư sản, bình dân thành thị, nông dân,…

Đánh giá

0

0 đánh giá