Phân tích vai trò của tầng lớp quý tộc mới trong Cách mạng tư sản Anh

11.6 K

Với giải Câu hỏi trang 9 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Video bài giải Lịch Sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi trang 9 Lịch Sử 11: Phân tích vai trò của tầng lớp quý tộc mới trong Cách mạng tư sản Anh.

Lời giải:

- Vai trò của tầng lớp quý tộc mới trong Cách mạng tư sản Anh:

+ Tầng lớp quý tộc mới đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo cuộc Cách mạng tư sản Anh đi đến thành công.

+ Tuy nhiên, chính sự tham gia của tầng lớp quý tộc mới trong lực lượng lãnh đạo, là một trong những nguyên nhân đưa đến tính “không triệt để” của cuộc Cách mạng tư sản Anh. Vì: tầng lớp quý tộc mới muốn lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế để tự do sản xuất và kinh doanh, nhưng tinh thần chống phong kiến của họ không triệt để, không quyết tâm xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến mà chỉ muốn cải tạo chế độ phong kiến chuyên chế cho phù hợp với lợi ích của mình.

Lý thuyết Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản

1. Mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng tư sản

* Mục tiêu: các cuộc cách mạng tư sản đều hướng tới những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể như sau:

- Mục tiêu chung: lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, gạt bỏ những trở ngại trên con đường xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Về kinh tế: thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hóa; hướng đến một nền sản xuất tập trung, cải tiến kĩ thuật.

+ Về chính trị: xây dựng nhà nước pháp quyền, là nhà nước dân chủ tư sản, dựa trên việc quản lí đất nước bằng pháp luật.

* Nhiệm vụ: các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ đều hướng tới hai nhiệm vụ chính là nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ.

- Nhiệm vụ dân tộc:

+ Giành độc lập dân tộc;

+ Xoá bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, thống nhất thị trường dân tộc; hình thành quốc gia dân tộc.

- Nhiệm vụ dân chủ:

+ Xoá bỏ tính chất chuyên chế phong kiến;

+ Xác lập nền dân chủ tư sản (thành lập nhà nước cộng hòa tư sản hoặc quân chủ lập hiến, ban bố các quyền dân chủ tư sản).

2. Giai cấp lãnh đạo cách mạng tư sản

- Lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản là lực lượng mới, có tư tưởng dân chủ tiến bộ, là bộ phận có thế lực trong xã hội. Đó là giai cấp tư sản (hoặc quý tộc tư sản hoá) như trong Cách mạng tư sản Anh, Đức, Nhật Bản hoặc là giai cấp tư sản công thương như ở Mỹ, Pháp.

- Thời kì sau, có những cuộc cách mạng mang tính chất tư sản nhưng do giai cấp vô sản lãnh đạo (cách mạng ở nước Nga đầu thế kỉ XX).

- Một số nhà lãnh đạo tiêu biểu của các cuộc cách mạng tư sản như: Ô. Crôm-oen (Anh), G.Oa-sinh-tơn (Bắc Mỹ), M. Rô-be-spie (Pháp)....

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

3. Động lực của cách mạng tư sản

- Động lực của cách mạng tư sản bao gồm các giai cấp và tầng lớp đối lập với chế độ phong kiến (nông dân, công nhân, bình dân thành thị, tiểu tư sản,…). Ở Bắc Mỹ còn có cả nô lệ da đen và những người da đỏ. Họ là lực lượng chính tham gia cách mạng tư sản để lật đổ chế độ phong kiến hoặc thực dân, giành những quyền lợi về chính trị, kinh tế, xã hội.

Đánh giá

0

0 đánh giá