Ngưỡng cửa trang 45, 46, 47 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

4.9 K

Trả lời các câu hỏi bài Đọc: Ngưỡng cửa trang 45, 46, 47 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 từ đó học tốt môn Tiếng Việt lớp 3.

Tiếng Việt lớp 3 Ngưỡng cửa trang 45, 46, 47

Chia sẻ

Tiếng Việt lớp 3 trang 45 Câu 1: Tìm từ còn thiếu trong các câu ca dao, tục ngữ dưới đây và hoàn thành ô chữ.

Dòng 1: Chị ngã em _

Dòng 2: Công cha như _ ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.

Dòng 3: Anh em như thế chân _

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Dòng 4: Khôn ngoan đối _ người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

Dòng 5: Đố ai đếm được _ sao

Đố ai đếm được công lao mẹ thầy.

Dòng 6: Con _ có tổ, có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn.

Dòng 7: Em thuận anh hòa là _ có phúc. 

Ngưỡng cửa trang 45, 46, 47 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em điền từ vào ô trống theo mẫu.  

Trả lời:

Ngưỡng cửa trang 45, 46, 47 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 2)

Tiếng Việt lớp 3 trang 45 Câu 2: Đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc tô màu xanh đậm.  

Phương pháp giải:

Em đọc từ đã được điền ở cột dọc tô màu xanh đậm. 

Trả lời:

Từ ở cột dọc màu xanh là: Gia đình.   

Bài đọc

Ngưỡng cửa

(Trích)

Nơi ấy ai cũng quen                                                               

Ngay từ thời tấm bé

Khi tay bà, tay mẹ

Còn dắt vòng đi men.

 

Nơi bố mẹ ngày đêm

Lúc nào qua cũng vội

Nơi bạn bè chạy tới

Thường lúc nào cũng vui.

 

Nơi ấy đã đưa tôi

Buổi đầu tiên đến lớp

Nay con đường tít tắp

Vẫn đang chờ tôi đi.

 

Nơi ấy ngôi sao khuya

Soi vào trong giấc ngủ

Ngọn đèn khuya bóng mẹ

Sáng một vầng trân sân.

VŨ QUẦN PHƯƠNG

Ngưỡng cửa trang 45, 46, 47 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều (ảnh 3)

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 47 Câu 1: Khổ thơ 1 gợi lại kỉ niệm gì về ngưỡng cửa? 

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ 1. 

Trả lời:

Khổ thơ 1 gợi lại kỉ niệm về ngưỡng cửa là: Khi còn bé được bà và mẹ dắt tay chập chững tập đi men ở ngưỡng cửa.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 47 Câu 2: Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên nỗi vất vả của bố mẹ? 

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thở 2 để trả lời câu hỏi.  

Trả lời:

Những hình ảnh trong bài thơ nói lên nỗi vất vả của bố mẹ là: Nơi bố mẹ ngày đêm/ Lúc nào qua cũng vội.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 47 Câu 3: Hình ảnh nào trong bài thơ thể hiện niềm vui bạn bè gắn với ngưỡng cửa? 

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ 2 để trả lời.  

Trả lời:

Hình ảnh trong bài thơ thể hiện niềm vui bạn bè gắn với ngưỡng cửa là: Nơi bạn bè chạy tới/ Thường lúc nào cũng vui.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 47 Câu 4: Em hiểu “con đường tít tắp” ở khổ thơ 3 là gì? Chọn ý đúng:

a) Đường đến trường học.

b) Đường đến nhà bạn bè.

c) Đường đến tương lai. 

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ 3 để trả lời câu hỏi.  

Trả lời:

Em hiểu “con đường tít tắp” ở khổ thơ 3 là:

c) Đường đến tương lai.   

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 47 Câu 1: Tìm từ ngữ có nghĩa giống các từ ngữ: ngỡ, xa tắp, thời tấm bé.  

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập. 

Trả lời:

- Ngỡ: nghĩ.

- Xa tắp: xa xôi, xa xăm, xa tít.

- Thời tấm bé: thời thơ ấu. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 47 Câu 2: Đặt câu với một từ ngữ vừa tìm được.  

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập. 

Trả lời:

- Tớ rất vui khi nghĩ đến việc sắp được về quê thăm ông bà.

- Đường về quê xa tít.

- Khi về quê, tớ được ông bà kể chuyện về thời thơ ấu. 

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tự đọc sách báo trang 47

Viết: Ôn chữ viết hoa: E, Ê trang 47

Nói và nghe: Nhận và gọi điện thoại trang 48, 49

Đọc: Cha sẽ luôn ở bên con trang 49, 50, 51

Viết: Kể chuyện em và người thân trang 51

Đọc: Quạt cho bà ngủ trang 52, 53

Viết: Trong đêm bé ngủ trang 53, 54

Nói và nghe: Em đọc sách báo trang 54, 55

Đọc: Ba con búp bê trang 55, 56

Góc sáng tạo: Viết, vẽ về mái ấm gia đình trang 57, 58

Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 3: Niềm vui của em

Bài 4: Mái ấm gia đình

Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1

Bài 6: Yêu thương, chia sẻ

Bài 7: Khối óc và bàn tay

Đánh giá

0

0 đánh giá