Lời giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 31: Kinh tế Cộng hòa Nam Phi sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 31 từ đó học tốt môn Địa Lí lớp 11.
Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 31: Kinh tế Cộng hòa Nam Phi
Lời giải:
- Đặc điểm nổi bật nền kinh tế Cộng hòa Nam Phi:
+ Là một trong ba nền kinh tế lớn nhất châu Phi, là quốc gia duy nhất của châu Phi thuộc thành viên của G20.
+ Có trình độ khoa học - công nghệ phát triển nhất châu Phi, có cơ sở hạn tầng hiện đại hỗ trợ cho các ngành kinh tế.
+ Thu hút được nhiều vốn đầu tư, tổng FDI đầu tư vào Cộng hòa Nam Phi đạt 3 tỉ USD năm 2020, lớn thứ 3 châu Phi.
- Sự phát triển các ngành kinh tế:
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 1,5% GDP và sử dụng 10,4% lực lượng lao động (năm 2020)
+ Công nghiệp chiếm 23,4% GDP và khoảng 25% lực lượng lao động của đất nước (năm 2020); tạo nên nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
+ Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng nhất của Nam Phi, chiếm 64,6% GDP và sử dụng 72,4% lực lượng lao động (năm 2020).
I. Tình hình phát triển kinh tế
Lời giải:
- Sự phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi
+ Là một trong ba nền kinh tế lớn nhất châu Phi, là quốc gia duy nhất của châu Phi thuộc thành viên của G20.
+ Có trình độ khoa học - công nghệ phát triển nhất châu Phi, có cơ sở hạ tầng hiện đại hỗ trợ cho các ngành kinh tế.
+ Thu hút được nhiều vốn đầu tư từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản,... Tổng FDI đầu tư vào Cộng hòa Nam Phi đạt 3 tỉ USD năm 2020, lớn thứ ba châu Phi (sau Ai Cập và Cộng hòa Công-gô).
II. Các ngành kinh tế
Lời giải:
a) Nông nghiệp
- Đóng góp 2,5% vào GDP (năm 2020), nhưng có vai trò quan trọng:
+ Giải quyết việc làm cho dân cư ở khu vực nông thôn;
+ Tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể nhờ xuất khẩu các mặt hàng nông sản
+ Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
- Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm 1/5 diện tích đất nông nghiệp. Các cây trồng quan trọng là ngô, đậu tương, lúa mì, mía, hướng dương, cây ăn quả các loại.
- Chăn nuôi quảng canh chiếm 4/5 diện tích đất nông nghiệp. Các vật nuôi phổ biến là bỏ, cửu, dê, lợn....
- Nông nghiệp của Cộng hòa Nam Phi có sự phân hóa theo vùng:
+ Hoạt động trồng trọt thâm canh và chăn nuôi hỗn hợp tập trung chủ yếu ở những khu vực có tài nguyên đất và nguồn nước thuận lợi như vùng ven biển đông nam và phía nam, hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả;
+ Chăn nuôi gia súc thường phân bố ở các vùng khô hạn trong nội địa.
b) Lâm nghiệp
- Là ngành có ý nghĩa quan trọng đối với Cộng hòa Nam Phi.
- Mặc dù chỉ đóng góp 0,6% vào GDP (năm 2020) nhưng đây là ngành cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành khác như: sản xuất giấy, bột giấy; đặc biệt, lâm nghiệp có ý nghĩa lớn đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo sử dụng bên vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Rừng trồng của Nam Phi có thể cung cấp hằng năm từ 15 đến 18 triệu m3 gỗ. Mô hình đồn điền trồng cây lấy gỗ đang ngày càng được đầu tư, phát triển cho năng suất cao.
c) Thuỷ sản
- Ngành thuỷ sản chưa thực sự phát triển, mới chỉ đóng góp khoảng 0,1% vào GDP (năm 2020).
+ Sản lượng thuỷ sản khai thác ngày càng tăng, năm 2020 đạt 602,7 nghìn tấn.
+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có xu hướng tăng lên song còn thấp, đạt 9,7 nghìn tấn (năm 2020).
- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng được chú trọng theo hướng phát triển bền vững.
Lời giải:
- Cộng hòa Nam Phi là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển nhất châu Phi.
- Mặc dù tỉ trọng trong GDP có xu hướng giảm nhưng công nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 23,4% GDP và khoảng 25% lực lượng lao động của đất nước (năm 2020); tạo nên nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
- Công nghiệp khai thác khoáng sản:
+ Là ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo ra nguồn việc làm cho 451,4 nghìn người (năm 2020) và đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế.
+ Cộng hòa Nam Phi là nhà sản xuất lớn nhất thế giới về bạch kim, vàng và crôm.
+ Công nghiệp khai thác khoáng sản tập trung ở khu vực nội địa.
- Một số ngành công nghiệp quan trọng khác của Cộng hòa Nam Phi là: sản xuất ô tô, luyện kim, dệt may, hóa chất, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản.
- Các trung tâm công nghiệp chính là: Kếp tao, Giô-han-ne-xbua, Po Ê-li-da-bét, Đông Luân Đôn và Đuốc-ban.
Lời giải:
- Đặc điểm của ngành giao thông vận tải ở Cộng hòa Nam Phi: Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải khá phát triển với đầy đủ các loại hình giao thông. Tuy nhiên, một số vùng cơ sở hạ tăng giao thông còn hạn chế.
+ Đường bộ là loại hình vận tải chính để vận chuyển hành khách, hàng hóa.
+ Giao thông đường sắt có chiều dài đứng thứ 10 trên thế giới và kết nối với nhiều mạng lưới đường sắt ở khu vực cận Xa-ha-ra.
+ Giao thông đường biển có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước, một số cảng biển lớn là Kép-tao, Po Ê-li-da-bét, Đuốc-ban.
+ Giao thông đường hàng không được đầu tư phát triển nhanh trong những năm gần đây, các sân bay quan trọng là Prê-tô-ri-a, Giô-han-ne-xbua, Kếp tao.
Lời giải:
- Cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp ở Cộng hòa Nam Phi:
+ Trung tâm công nghiệp Prê-tô-ri-a có các ngành: sản xuất ô tô, thực phẩm, dệt may, khai thác kim cương.
+ Trung tâm công nghiệp Giô-han-ne-xbua có các ngành: sản xuất ô tô, thực phẩm, luyện kim màu, hóa chất, khai thác vàng.
+ Trung tâm công nghiệp Đuốc-ban có các ngành: sản xuất ô tô, thực phẩm, luyện kim màu, luyện kim đen.
+ Trung tâm công nghiệp Đông Luân Đôn có các ngành: thực phẩm, dệt may, chế biến lâm sản.
+ Trung tâm công nghiệp Po Ê-li-da-bét có các ngành: sản xuất ô tô, hóa chất, luyện kim đen, dệt may.
+ Trung tâm công nghiệp Kếp-tao có các ngành: sản xuất ô tô, dệt may, chế biến lâm sản.
Lời giải:
- Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét: Nhìn chung, giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Cộng hòa Nam Phi giai đoạn 2000 - 2020 đều có sự biến động, tăng nhanh trong giai đoạn từ 2000 - 1020 và giảm dần từ 2010 đến 2020. Cụ thể:
+ Giá trị xuất khẩu năm 2000 đạt 37 tỉ USD tăng nhanh đến năm 2010 đạt 107,6 tỉ USD, sau đó giảm dần xuống còn 93,2 tỉ USD năm 2020.
+ Giá trị nhập khẩu năm 2000 đạt 33,1 tỉ USD tăng nhanh đến năm 2010 đạt 102,8 tỉ USD, sau đó giảm dần xuống còn 78,3 tỉ USD năm 2020.
+ Trong giai đoạn này chỉ có 2 thời kì giá trị xuất nhập khẩu của Nam Phi ở mức nhập siêu đó là thời kì 2005 và 2015, các thời kì còn lại đều là nước xuất siêu.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Ngô công nghệ sinh học (CNSH) - tiềm năng về nông sản của Cộng hòa Nam Phi
Ngô là cây lương thực chính ở Nam Phi, quốc gia này là nước sản xuất ngô chính trong khối Cộng đồng Phát triển Miền Nam Châu Phi (SADC). Có hơn 9.000 trang trại trồng ngô thương mại, tập trung tại các tỉnh North West, the Free State, the Mpumalanga Highveld và the KwaZulu-Natal Midlands. Diện tích trồng ngô năm 2014 khoảng 2,7 triệu héc-ta, năng suất bình quân 5,04 tấn/héc-ta, sản lượng dự kiến đạt 13,6 triệu tấn. Trong năm 2013, Nam Phi xuất khẩu được 764 triệu USD đối với mặt hàng ngô. Trong đó, Nhật Bản là đối tác lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này là 196 triệu USD, tiếp theo là Mexico đạt 96 triệu USD, Zimbabwe đạt 79 triệu USD, Việt Nam là 5 triệu USD…
Cây ngô CNSH là cây trồng chính ở Nam Phi và được sử dụng cho cả người tiêu dùng (chủ yếu là ngô trắng) và thức ăn chăn nuôi (chủ yếu là ngô vàng). Ngô CNSH được trồng trên 2,16 triệu ha cao hơn 22% so với năm 2015. Diện tích này bao gồm 19,5% (420.000 ha) kháng sâu bệnh, 18,9% (407.000 ha) chịu được thuốc diệt cỏ và 61,7% (1,33 triệu ha) ) của IR/HT. Ngô trắng CNSH được trồng trên 52% (1,123 triệu ha) trong tổng số ngô công nghệ sinh học, ngô vàng ở mức 48%.
Sản xuất ngô ở Nam Phi cho thấy xu hướng sản xuất ngô nhiều hơn ở các vùng ít sử dụng các phương pháp, canh tác hiệu quả hơn. Với công nghệ sinh học, sản lượng ngô tăng gấp đôi trong 20 năm qua ở Nam Phi. Ngô CNSH cũng cho thấy khả năng cải thiện các chiến lược phù hợp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, hỗ trợ công tác sản xuất ở cả vùng năng suất cao và thấp, đồng thời tăng cường an ninh lương thực liên quan đến việc tiêu thụ ngô trắng ở Nam Phi.
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 31: Kinh tế Cộng hòa Nam Phi
I. Tình hình phát triển kinh tế
- Là một trong ba nền kinh tế lớn nhất châu Phi (cùng với Ni-giê-ri-a và Ai Cập), là quốc gia duy nhất ở châu Phi thuộc thành viên của G20 (năm 2020).
- Là quốc gia có trình độ khoa học - công nghệ phát triển nhất châu Phi, có cơ sở hạ tầng hiện đại hỗ trợ cho các ngành kinh tế.
- Thu hút được nhiều vốn đầu tư từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản,... Tổng FDI đầu tư vào Cộng hòa Nam Phi đạt 3 tỉ USD năm 2020, lớn thứ ba châu Phi (sau Ai Cập và Cộng hòa Công-gô).
II. Các ngành kinh tế
1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
a) Nông nghiệp
- Đóng góp 2,5% vào GDP (năm 2020), nhưng có vai trò quan trọng:
+ Giải quyết việc làm cho dân cư ở khu vực nông thôn;
+ Tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể nhờ xuất khẩu các mặt hàng nông sản
+ Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
- Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm 1/5 diện tích đất nông nghiệp. Các cây trồng quan trọng là ngô, đậu tương, lúa mì, mía, hướng dương, cây ăn quả các loại.
- Chăn nuôi quảng canh chiếm 4/5 diện tích đất nông nghiệp. Các vật nuôi phổ biến là bỏ, cửu, dê, lợn....
- Nông nghiệp của Cộng hòa Nam Phi có sự phân hóa theo vùng:
+ Hoạt động trồng trọt thâm canh và chăn nuôi hỗn hợp tập trung chủ yếu ở những khu vực có tài nguyên đất và nguồn nước thuận lợi như vùng ven biển đông nam và phía nam, hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả;
+ Chăn nuôi gia súc thường phân bố ở các vùng khô hạn trong nội địa.
b) Lâm nghiệp
- Là ngành có ý nghĩa quan trọng đối với Cộng hòa Nam Phi.
- Mặc dù chỉ đóng góp 0,6% vào GDP (năm 2020) nhưng đây là ngành cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành khác như: sản xuất giấy, bột giấy; đặc biệt, lâm nghiệp có ý nghĩa lớn đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo sử dụng bên vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Rừng trồng của Nam Phi có thể cung cấp hằng năm từ 15 đến 18 triệu m3 gỗ. Mô hình đồn điền trồng cây lấy gỗ đang ngày càng được đầu tư, phát triển cho năng suất cao.
c) Thuỷ sản
- Ngành thuỷ sản chưa thực sự phát triển, mới chỉ đóng góp khoảng 0,1% vào GDP (năm 2020).
+ Sản lượng thuỷ sản khai thác ngày càng tăng, năm 2020 đạt 602,7 nghìn tấn.
+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có xu hướng tăng lên song còn thấp, đạt 9,7 nghìn tấn (năm 2020).
- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng được chú trọng theo hướng phát triển bền vững.
2. Công nghiệp
- Là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển nhất châu Phi.
- Mặc dù tỉ trọng trong GDP có xu hướng giảm nhưng công nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 23,4% GDP và khoảng 25% lực lượng lao động của đất nước (năm 2020); tạo nên nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
- Công nghiệp khai thác khoáng sản:
+ Là ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo ra nguồn việc làm cho 451,4 nghìn người (năm 2020) và đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế.
+ Cộng hòa Nam Phi là nhà sản xuất lớn nhất thế giới về bạch kim, vàng và crôm.
+ Công nghiệp khai thác khoáng sản tập trung ở khu vực nội địa.
- Một số ngành công nghiệp quan trọng khác của Cộng hòa Nam Phi là: sản xuất ô tô, luyện kim, dệt may, hóa chất, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản.
- Các trung tâm công nghiệp chính là: Kếp tao, Giô-han-ne-xbua, Po Ê-li-da-bét, Đông Luân Đôn và Đuốc-ban.
3. Dịch vụ
♦ Là ngành kinh tế quan trọng nhất của Nam Phi, chiếm 64,6% GDP và sử dụng 72,4% lực lượng lao động (năm 2020).
♦ Các ngành dịch vụ nổi bật là: ngoại thương, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng và du lịch.
- Ngoại thương:
+ Các sản phẩm xuất khẩu chính là quặng kim loại (bạch kim, quặng sắt, than đá, vàng, kim cương) và nông sản.
+ Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, hóa chất, sản phẩm xăng dầu, thực phẩm và dược phẩm.
+ Các đối tác thương mại hàng đầu là: Trung Quốc, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh…
- Giao thông vận tải: Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải khá phát triển với đầy đủ các loại hình giao thông. Tuy nhiên, một số vùng cơ sở hạ tăng giao thông còn hạn chế.
+ Đường bộ là loại hình vận tải chính để vận chuyển hành khách, hàng hóa.
+ Giao thông đường sắt có chiều dài đứng thứ 10 trên thế giới và kết nối với nhiều mạng lưới đường sắt ở khu vực cận Xa-ha-ra.
+ Giao thông đường biển có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước, một số cảng biển lớn là Kép-tao, Po Ê-li-da-bét, Đuốc-ban.
+ Giao thông đường hàng không được đầu tư phát triển nhanh trong những năm gần đây, các sân bay quan trọng là Prê-tô-ri-a, Giô-han-ne-xbua, Kếp tao.
- Tài chính ngân hàng:
+ Hệ thống tài chính phát triển với sàn giao dịch chứng khoán nằm trong nhóm 20 quốc gia hàng đầu thế giới về giá trị vốn hoá thị trường.
+ Hệ thống ngân hàng được phát triển tốt và quản lí hiệu quả. Nhiều ngân hàng và tổ chức đầu tư nước ngoài đã thành lập chi nhánh tại Cộng hòa Nam Phi.
+ Kếp-tao là trung tâm tài chính lớn nhất đất nước.
- Du lịch:
+ Là một trong những ngành mũi nhọn, đóng góp lớn cho nền kinh tế đất nước.
+ Năm 2019, Cộng hòa Nam Phi thu hút được 10,2 triệu khách du lịch quốc tế (thứ hai ở châu Phi) với doanh thu du lịch từ khách quốc tế đạt 8,4 tỉ USD.
+ Phát triển nhiều loại hình du lịch, như: du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá thiên nhiên, du lịch văn hóa....
+ Những trung tâm du lịch lớn nhất là: Giô-han-ne-xbua, Kếp tao và Đuốc-ban.
Video bài giảng Địa Lí 11 Bài 31: Kinh tế Cộng hòa Nam Phi - Kết nối tri thức
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: