Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 11 Bài 31: Kinh tế Cộng hòa Nam Phi sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 11. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 31: Kinh tế Cộng hòa Nam Phi. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 31: Kinh tế Cộng hòa Nam Phi
Phần 1. 15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 31: Kinh tế Cộng hòa Nam Phi
Câu 1. Hoạt động trồng trọt thâm canh và chăn nuôi hỗn hợp của Cộng hòa Nam Phi tập trung chủ yếu ở
A. ven biển.
B. nội địa.
C. phía nam.
D. phía bắc.
Chọn A
Nông nghiệp của Cộng hòa Nam Phi có sự phân hóa theo vùng: Hoạt động trồng trọt thâm canh và chăn nuôi hỗn hợp tập trung chủ yếu ở những khu vực có tài nguyên đất và nguồn nước thuận lợi như vùng ven biển đông nam và phía nam, hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả; trong khi chăn nuôi gia súc thường phân bố ở các vùng khô hạn trong nội địa.
Câu 2. Hoạt động chăn nuôi gia súc của Cộng hòa Nam Phi tập trung chủ yếu ở
A. ven biển.
B. nội địa.
C. phía nam.
D. phía bắc.
Chọn B
Nông nghiệp của Cộng hòa Nam Phi có sự phân hóa theo vùng: Hoạt động trồng trọt thâm canh và chăn nuôi hỗn hợp tập trung chủ yếu ở những khu vực có tài nguyên đất và nguồn nước thuận lợi như vùng ven biển đông nam và phía nam, trong khi chăn nuôi gia súc thường phân bố ở các vùng khô hạn trong nội địa.
Câu 3. Cơ cấu ngành kinh tế của Cộng hòa Nam Phi có sự chuyển dịch nào sau đây?
A. Dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tăng và nông nghiệp giảm.
B. Dịch vụ tăng, công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp giảm.
C. Dịch vụ giảm, công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp tăng.
D. Dịch vụ, công nghiệp - xây dựng giảm và nông nghiệp tăng.
Chọn B
Cơ cấu ngành kinh tế ở Cộng hòa Nam Phi có sự chuyển dịch đáng kể, trong đó ngành dịch vụ (xu hướng tăng) và công nghiệp, xây dựng (xu hướng giảm) chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành kinh tế; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có tỉ trọng thấp (xu hướng giảm).
Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với tình hình phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi?
A. Là một trong hai nền kinh tế lớn nhất châu Phi.
B. Quốc gia thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
C. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại.
D. Tiến hành công nghiệp sớm, có nhiều thành tựu.
Chọn A
Một số đặc điểm cơ bản tình hình phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi
- Cộng hòa Nam Phi là một trong ba nền kinh tế lớn nhất châu Phi (cùng với Ni-giê-ri-a và Ai Cập), là quốc gia duy nhất ở châu Phi thuộc thành viên của G20 (năm 2020).
- Cộng hòa Nam Phi thu hút được nhiều vốn đầu tư từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản,... Tổng FDI đầu tư vào Cộng hòa Nam Phi đạt 3 tỉ USD năm 2020, lớn thứ ba châu Phi (sau Ai Cập và Cộng hòa Công-gô).
- Cộng hòa Nam Phi tiến hành công nghiệp hóa sớm (từ những năm 60 của thế kỉ XX) và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trong nhiều thập niên, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao và tăng nhanh.
Câu 5. Thuận lợi chủ yếu về tự nhiên để ngành công nghiệp ở Cộng hòa Nam Phi phát triển là
A. khoáng sản phong phú và đa dạng.
B. dân số đông, lao động chất lượng.
C. thu hút vốn đầu tư lớn ngoài nước.
D. có trình độ khoa học, kĩ thuật cao.
Chọn A
Cộng hòa Nam Phi có nhiều thuận lợi trong phát triển công nghiệp, đặc biệt là nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng. Đây là quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi. Ngành công nghiệp đóng góp khoảng 24,5% GDP và thu hút khoảng 22% lao động (năm 2021).
Câu 6. Chăn nuôi quảng canh chiếm
A. 1/5 diện tích đất nông nghiệp.
B. 2/5 diện tích đất nông nghiệp.
C. 4/5 diện tích đất nông nghiệp.
D. 3/5 diện tích đất nông nghiệp.
Chọn C
Chăn nuôi quảng canh chiếm 4/5 diện tích đất nông nghiệp. Các vật nuôi phổ biến là bò, cừu, dê, lợn,...
Câu 7. Cây trồng quan trọng hàng đầu ở Cộng hòa Nam Phi là
A. ngô.
B. lúa mì.
B. mía.
D. đậu tương.
Chọn A
Ở Cộng hòa Nam Phi, ngô là cây trồng quan trọng hàng đầu, cung cấp lương thực, thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu. Ngô được trồng tập trung ở các trang trại lớn, cơ giới hóa cao.Hoạt động trồng trọt tập trung chủ yếu ở các đồng bằng ven biển và vùng đồi thấp.
Câu 8. Cây ngô ở Cộng hòa Nam Phi được trồng tập trung ở
A. vùng núi.
B. đồng bằng.
C. trang trại.
D. hộ gia đình.
Hướng dẫn giải
Chọn C
Ở Cộng hòa Nam Phi, ngô là cây trồng quan trọng hàng đầu, cung cấp lương thực, thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu. Ngô được trồng tập trung ở các trang trại lớn, cơ giới hóa cao.Hoạt động trồng trọt tập trung chủ yếu ở các đồng bằng ven biển và vùng đồi thấp.
Câu 9. Cộng hòa Nam Phi nổi tiếng thế giới về vật nuôi nào sau đây?
A. Cừu.
B. Bò.
C. Trâu.
D. Dê.
Chọn A
Cộng hòa Nam Phi nổi tiếng thế giới về nuôi cừu, nằm trong số 10 nước xuất khẩu len đứng đầu thế giới. Hoạt động chăn nuôi phân bố rộng khắp, nhưng tập trung chủ yếu ở cao nguyên trung tâm.
Câu 10. Hoạt động chăn nuôi ở Cộng hòa Nam Phi tập trung chủ yếu ở
A. đồi trung du.
B. đồng bằng.
C. vùng núi cao.
D. cao nguyên.
Chọn D
Cộng hòa Nam Phi nổi tiếng thế giới về nuôi cừu, nằm trong số 10 nước xuất khẩu len đứng đầu thế giới. Hoạt động chăn nuôi phân bố rộng khắp, nhưng tập trung chủ yếu ở cao nguyên trung tâm.
Câu 11. Cộng hòa Nam Phi thu hút được vốn đầu tư lớn từ các quốc gia nào sau đây?
A. Hoa Kì, Anh, Pháp.
B. Trung Quốc, Đức.
C. Hàn Quốc, Nhật Bản.
D. Anh, Bra-xin, Nga.
Chọn A
Cộng hòa Nam Phi thu hút được nhiều vốn đầu tư từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản,... Tổng FDI đầu tư vào Cộng hòa Nam Phi đạt 3 tỉ USD năm 2020, lớn thứ ba châu Phi (sau Ai Cập và Cộng hòa Công-gô).
Câu 12. Trung tâm công nghiệp chính của Cộng hòa Nam Phi không phải là
A. Kếp-tao.
B. Po Ê-li-da-bét.
C. Đuốc-ban.
D. Prê-tô-ri-a.
Chọn D
Các trung tâm công nghiệp chính là Kếp-tao, Giô-han-ne-xbua, Po Ê-li-da-bét, Đông Luân Đôn và Đuốc-ban.
Câu 13. Ngành công nghiệp quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất công nghiệp ở Cộng hòa Nam Phi là
A. khai thác khoáng sản.
B. điện tử - tin học.
C. công nghiệp thực phẩm.
D. sản xuất ô-tô.
Chọn A
Ngành công nghiệp khai thác giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất công nghiệp, chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn. Cộng hòa Nam Phi đứng hàng đầu thế giới về ngành khai thác vàng, kim cương, u-ra-ni-um,.. Ngành công nghiệp khai khoáng đóng góp khoảng 18% GDP, 50% nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia này (năm 2021).
Câu 14. Nhận định nào sau đây đúng với công nghiệp của Cộng hòa Nam Phi?
A. Quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi.
B. Có đóng góp trên 30% GDP và lao động hoạt động.
C. Cơ cấu công nghiệp của CH Nam Phi khá đơn giản.
D. Tỉ trọng trong GDP tăng, nhiều mặt hàng xuất khẩu.
Chọn A
Một số đặc điểm cơ bản của ngành công nghiệp của Cộng hòa Nam Phi là
- Là quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi. Ngành công nghiệp đóng góp khoảng 24,5% GDP và thu hút khoảng 22% lao động (năm 2021).
- Cộng hòa Nam Phi có hoạt động sản xuất và cơ cấu công nghiệp khá đa dạng, bên cạnh ngành công nghiệp khai thác thì ngành công nghiệp chế biến cũng đang được chú trọng phát triển.
- Mặc dù tỉ trọng trong GDP có xu hướng giảm nhưng công nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, tạo nên nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng với công nghiệp của Cộng hòa Nam Phi?
A. Nước có nền công nghiệp phát triển nhất châu Phi.
B. Có đóng góp trên 30% GDP và lao động hoạt động.
C. Cơ cấu công nghiệp của CH Nam Phi khá đơn điệu.
D. Tỉ trọng trong GDP giảm, nhiều mặt hàng xuất khẩu.
Chọn D
Một số đặc điểm cơ bản của ngành công nghiệp của Cộng hòa Nam Phi là
- Là quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi. Ngành công nghiệp đóng góp khoảng 24,5% GDP và thu hút khoảng 22% lao động (năm 2021).
- Cộng hòa Nam Phi có hoạt động sản xuất và cơ cấu công nghiệp khá đa dạng, bên cạnh ngành công nghiệp khai thác thì ngành công nghiệp chế biến cũng đang được chú trọng phát triển.
- Mặc dù tỉ trọng trong GDP có xu hướng giảm nhưng công nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, tạo nên nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Phần 2. Lý thuyết Địa lí 11 Bài 31: Kinh tế Cộng hòa Nam Phi
I. Tình hình phát triển kinh tế
- Là một trong ba nền kinh tế lớn nhất châu Phi (cùng với Ni-giê-ri-a và Ai Cập), là quốc gia duy nhất ở châu Phi thuộc thành viên của G20 (năm 2020).
- Là quốc gia có trình độ khoa học - công nghệ phát triển nhất châu Phi, có cơ sở hạ tầng hiện đại hỗ trợ cho các ngành kinh tế.
- Thu hút được nhiều vốn đầu tư từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản,... Tổng FDI đầu tư vào Cộng hòa Nam Phi đạt 3 tỉ USD năm 2020, lớn thứ ba châu Phi (sau Ai Cập và Cộng hòa Công-gô).
II. Các ngành kinh tế
1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
a) Nông nghiệp
- Đóng góp 2,5% vào GDP (năm 2020), nhưng có vai trò quan trọng:
+ Giải quyết việc làm cho dân cư ở khu vực nông thôn;
+ Tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể nhờ xuất khẩu các mặt hàng nông sản
+ Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
- Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm 1/5 diện tích đất nông nghiệp. Các cây trồng quan trọng là ngô, đậu tương, lúa mì, mía, hướng dương, cây ăn quả các loại.
- Chăn nuôi quảng canh chiếm 4/5 diện tích đất nông nghiệp. Các vật nuôi phổ biến là bỏ, cửu, dê, lợn....
- Nông nghiệp của Cộng hòa Nam Phi có sự phân hóa theo vùng:
+ Hoạt động trồng trọt thâm canh và chăn nuôi hỗn hợp tập trung chủ yếu ở những khu vực có tài nguyên đất và nguồn nước thuận lợi như vùng ven biển đông nam và phía nam, hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả;
+ Chăn nuôi gia súc thường phân bố ở các vùng khô hạn trong nội địa.
b) Lâm nghiệp
- Là ngành có ý nghĩa quan trọng đối với Cộng hòa Nam Phi.
- Mặc dù chỉ đóng góp 0,6% vào GDP (năm 2020) nhưng đây là ngành cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành khác như: sản xuất giấy, bột giấy; đặc biệt, lâm nghiệp có ý nghĩa lớn đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo sử dụng bên vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Rừng trồng của Nam Phi có thể cung cấp hằng năm từ 15 đến 18 triệu m3 gỗ. Mô hình đồn điền trồng cây lấy gỗ đang ngày càng được đầu tư, phát triển cho năng suất cao.
c) Thuỷ sản
- Ngành thuỷ sản chưa thực sự phát triển, mới chỉ đóng góp khoảng 0,1% vào GDP (năm 2020).
+ Sản lượng thuỷ sản khai thác ngày càng tăng, năm 2020 đạt 602,7 nghìn tấn.
+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có xu hướng tăng lên song còn thấp, đạt 9,7 nghìn tấn (năm 2020).
- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng được chú trọng theo hướng phát triển bền vững.
2. Công nghiệp
- Là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển nhất châu Phi.
- Mặc dù tỉ trọng trong GDP có xu hướng giảm nhưng công nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 23,4% GDP và khoảng 25% lực lượng lao động của đất nước (năm 2020); tạo nên nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
- Công nghiệp khai thác khoáng sản:
+ Là ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo ra nguồn việc làm cho 451,4 nghìn người (năm 2020) và đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế.
+ Cộng hòa Nam Phi là nhà sản xuất lớn nhất thế giới về bạch kim, vàng và crôm.
+ Công nghiệp khai thác khoáng sản tập trung ở khu vực nội địa.
- Một số ngành công nghiệp quan trọng khác của Cộng hòa Nam Phi là: sản xuất ô tô, luyện kim, dệt may, hóa chất, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản.
- Các trung tâm công nghiệp chính là: Kếp tao, Giô-han-ne-xbua, Po Ê-li-da-bét, Đông Luân Đôn và Đuốc-ban.
3. Dịch vụ
♦ Là ngành kinh tế quan trọng nhất của Nam Phi, chiếm 64,6% GDP và sử dụng 72,4% lực lượng lao động (năm 2020).
♦ Các ngành dịch vụ nổi bật là: ngoại thương, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng và du lịch.
- Ngoại thương:
+ Các sản phẩm xuất khẩu chính là quặng kim loại (bạch kim, quặng sắt, than đá, vàng, kim cương) và nông sản.
+ Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, hóa chất, sản phẩm xăng dầu, thực phẩm và dược phẩm.
+ Các đối tác thương mại hàng đầu là: Trung Quốc, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh…
- Giao thông vận tải: Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải khá phát triển với đầy đủ các loại hình giao thông. Tuy nhiên, một số vùng cơ sở hạ tăng giao thông còn hạn chế.
+ Đường bộ là loại hình vận tải chính để vận chuyển hành khách, hàng hóa.
+ Giao thông đường sắt có chiều dài đứng thứ 10 trên thế giới và kết nối với nhiều mạng lưới đường sắt ở khu vực cận Xa-ha-ra.
+ Giao thông đường biển có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước, một số cảng biển lớn là Kép-tao, Po Ê-li-da-bét, Đuốc-ban.
+ Giao thông đường hàng không được đầu tư phát triển nhanh trong những năm gần đây, các sân bay quan trọng là Prê-tô-ri-a, Giô-han-ne-xbua, Kếp tao.
- Tài chính ngân hàng:
+ Hệ thống tài chính phát triển với sàn giao dịch chứng khoán nằm trong nhóm 20 quốc gia hàng đầu thế giới về giá trị vốn hoá thị trường.
+ Hệ thống ngân hàng được phát triển tốt và quản lí hiệu quả. Nhiều ngân hàng và tổ chức đầu tư nước ngoài đã thành lập chi nhánh tại Cộng hòa Nam Phi.
+ Kếp-tao là trung tâm tài chính lớn nhất đất nước.
- Du lịch:
+ Là một trong những ngành mũi nhọn, đóng góp lớn cho nền kinh tế đất nước.
+ Năm 2019, Cộng hòa Nam Phi thu hút được 10,2 triệu khách du lịch quốc tế (thứ hai ở châu Phi) với doanh thu du lịch từ khách quốc tế đạt 8,4 tỉ USD.
+ Phát triển nhiều loại hình du lịch, như: du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá thiên nhiên, du lịch văn hóa....
+ Những trung tâm du lịch lớn nhất là: Giô-han-ne-xbua, Kếp tao và Đuốc-ban.
Video bài giảng Địa lí 11 Bài 31: Kinh tế Cộng hòa Nam Phi - Kết nối tri thức
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 24: Kinh tế Nhật Bản
Trắc nghiệm Bài 26: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc
Trắc nghiệm Bài 27: Kinh tế Trung Quốc
Trắc nghiệm Bài 30: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Cộng hòa Nam Phi
Trắc nghiệm Bài 31: Kinh tế Cộng hòa Nam Phi