Tại sao lại gọi là "Phong trào Cần vương"? Sau thất bại trong cuộc phản công quân Pháp

651

Với giải Câu hỏi trang 85 Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Câu hỏi trang 85 Lịch Sử 8Tại sao lại gọi là "Phong trào Cần vương"?

Trả lời:

- Sau thất bại trong cuộc phản công quân Pháp tại Kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Tại sơn phòng Tân Sở, ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi ban dụ Cần vương, kêu gọi toàn dân khởi nghĩa giúp vua cứu nước. Từ đó, một phong trào yêu nước chống Pháp bùng nổ và đi vào lịch sử với tên gọi là Cần vương.

Lý thuyết Phong trào Cần vương (1885 – 1896)

- Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt chia Nam Kỳ thuộc địa Pháp, Bắc Kỳ và Trung Kỳ là "xứ bảo hộ".

- Nhân dân và phái chủ chiến trong triều đình vẫn tiếp tục chống Pháp.

- Phái chủ chiến tấn công quân Pháp tại kinh thành Huế nhưng thất bại.

- Vua Hàm Nghi bị đưa ra Tân Sở, Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ban dụ Cần vương và phong trào Cần vương bùng nổ.

a) Khởi nghĩa Bãi Sậy

- Cuộc khởi nghĩa do Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo vào năm 1883.

- Nghĩa quân xây dựng lực lượng ở vùng Bãi Sậy, phủ Khoái Châu (nay thuộc Hưng Yên).

- Năm 1885, nghĩa quân mở rộng địa bàn hoạt động, liên tục phục kích quân Pháp ở các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh ngày nay.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX (ảnh 1)

- Từ năm 1888, Pháp tăng cường càn quét, nghĩa quân suy yếu dần. Đến năm 1892, cuộc khởi nghĩa tan rã hoàn toàn.

b) Khởi nghĩa Ba Đình

- Năm 1886, khởi nghĩa do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo.

- Nghĩa quân xây dựng căn cứ chống Pháp tại ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh và Mỹ Khê.

- Lực lượng nghĩa quân bao gồm người Kinh, người Mường, người Thái,...

- Tháng 1 – 1887, quân Pháp dùng đại bác tấn công và phá huỷ căn cứ của nghĩa quân.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX (ảnh 1)

- Nghĩa quân rút lên căn cứ Mã Cao (Thanh Hoá) tiếp tục chiến đấu một thời gian trước khi tan rã.

c) Khởi nghĩa Hương Khê

- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa: Phan Đình Phùng

- Các tướng lĩnh tiêu biểu: Cao Thắng

- Địa bàn hoạt động của nghĩa quân: 4 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình

- Địa bàn chính: núi Vụ Quang (Hà Tĩnh)

Đánh giá

0

0 đánh giá