Sách bài tập Lịch sử 8 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

1.7 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 8 Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử 8 Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Bài 1 trang 61 SBT Lịch Sử 8Dựa vào kiến thức đã học, em hãy hoàn thành bảng dưới đây về đặc điểm một số cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương.

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

Thời gian diễn ra

Lực lượng tham gia và lãnh đạo

Địa bàn hoạt động

Kết quả

Khởi nghĩa Bãi Sậy

 

 

 

 

Khởi nghĩa Ba Đình

 

 

 

 

Khởi nghĩa Hương Khê

 

 

 

 

Lời giải:

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

Thời gian diễn ra

Lực lượng tham gia và lãnh đạo

Địa bàn hoạt động

Kết quả

Khởi nghĩa

Bãi Sậy

1883 - 1892

- Lãnh đạo: Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật

- Lực lượng: đông đảo các tầng lớp nhân dân

Vùng bãi sậy ở phủ Khoái Châu (Hưng Yên); sau đó mở rộng ra các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh,…

Thất bại

Khởi nghĩa

Ba Đình

1886 - 1887

- Lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng

- Lực lượng: đông đảo các tầng lớp nhân dân

Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê.

Thất bại

Khởi nghĩa

Hương Khê

1885 - 1896

- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng,…

- Lực lượng: đông đảo các tầng lớp nhân dân

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

Thất bại

Bài 2 trang 61 SBT Lịch Sử 8Cuộc khởi nghĩa Yên Thế có điểm khác biệt gì so với các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê?

Câu 1 trang 61 SBT Lịch Sử 8: Về mục tiêu đấu tranh:

Lời giải:

Về mục tiêu đấu tranh: Chống lại chính sách cướp bóc, bình định quân sự của Pháp, bảo vệ quê hương,… => chưa đưa ra phương hướng đấu tranh rõ ràng.

Câu 2 trang 61 SBT Lịch Sử 8: Về thời gian tồn tại:

Lời giải:

Về thời gian tồn tại: kéo dài 30 năm (1884 - 1913).

Câu 3 trang 61 SBT Lịch Sử 8: Về lãnh đạo và lực lượng tham gia:

Lời giải:

Về lãnh đạo và lực lượng tham gia: Các thủ lĩnh nông dân có uy tín, được nghĩa quân bầu lên.

Bài 3 trang 62 SBT Lịch Sử 8Em hãy hoàn thiện thẻ nhớ về vua Hàm Nghi vào bảng sau:

Nhân vật vua Hàm Nghi

Lời giải:

- Tiểu sử:

+ Vua Hàm Nghi tên là Nguyễn Phúc Ưng Lịch. Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi (3-8-1871).

+ Sau khi vua Kiến Phúc mất, ngày 12 tháng 6 năm Giáp Thân (2-8-1884) Ưng Lịch được đưa lên ngôi Vua, đặt niên hiệu là Hàm Nghi lúc mới 14 tuổi. Binh biến năm Ất Dậu (5-7-1885) xảy ra, vua Hàm Nghi cùng quần thần ra Tân Sở, phát hịch Cần Vương, phát động phong trào kháng Pháp trên toàn quốc. Quân Pháp nhiều lần kêu gọi Hoàng đế quay về nhưng thất bại.

Ngày 30 tháng 10 năm 1888, tên Trương Quang Ngọc (người hầu của Hoàng đế) bị Pháp mua chuộc nên đem người bắt vua Hàm Nghi dâng cho Pháp. Vua Hàm Nghi bị quân Pháp bắt đi đày ở Algérie vào ngày 13 tháng 1 năm 1889. Vua sống ở đó cho đến lúc mất (4-1-1943), thọ 72 tuổi.

- Đóng góp trong phong trào Cần vương: lãnh đạo tối cao trong giai đoạn thứ nhất (1885 – 1888) của phong trào Cần vương.

- Điều em ấn tượng nhất về vua Hàm Nghi: tinh thần yêu nước

Xem thêm các bài giải Sách bài tập Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 20: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884)

Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Chủ đề 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

1. Phong trào Cần vương (1885 – 1896)

- Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt chia Nam Kỳ thuộc địa Pháp, Bắc Kỳ và Trung Kỳ là "xứ bảo hộ".

- Nhân dân và phái chủ chiến trong triều đình vẫn tiếp tục chống Pháp.

- Phái chủ chiến tấn công quân Pháp tại kinh thành Huế nhưng thất bại.

- Vua Hàm Nghi bị đưa ra Tân Sở, Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ban dụ Cần vương và phong trào Cần vương bùng nổ.

a) Khởi nghĩa Bãi Sậy

- Cuộc khởi nghĩa do Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo vào năm 1883.

- Nghĩa quân xây dựng lực lượng ở vùng Bãi Sậy, phủ Khoái Châu (nay thuộc Hưng Yên).

- Năm 1885, nghĩa quân mở rộng địa bàn hoạt động, liên tục phục kích quân Pháp ở các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh ngày nay.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX (ảnh 1)

- Từ năm 1888, Pháp tăng cường càn quét, nghĩa quân suy yếu dần. Đến năm 1892, cuộc khởi nghĩa tan rã hoàn toàn.

b) Khởi nghĩa Ba Đình

- Năm 1886, khởi nghĩa do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo.

- Nghĩa quân xây dựng căn cứ chống Pháp tại ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh và Mỹ Khê.

- Lực lượng nghĩa quân bao gồm người Kinh, người Mường, người Thái,...

- Tháng 1 – 1887, quân Pháp dùng đại bác tấn công và phá huỷ căn cứ của nghĩa quân.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX (ảnh 1)

- Nghĩa quân rút lên căn cứ Mã Cao (Thanh Hoá) tiếp tục chiến đấu một thời gian trước khi tan rã.

c) Khởi nghĩa Hương Khê

- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa: Phan Đình Phùng

- Các tướng lĩnh tiêu biểu: Cao Thắng

- Địa bàn hoạt động của nghĩa quân: 4 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình

- Địa bàn chính: núi Vụ Quang (Hà Tĩnh)

2. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)

- Vùng đất Yên Thế nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang, trở thành đối tượng bình định của thực dân Pháp khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kỳ.

- Năm 1884, khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ với mục tiêu giữ đất, giữ làng, chống lại sự xâm lược của Pháp.

- Tháng 12 - 1890, nghĩa quân đánh bại ba cuộc tấn công của quân Pháp vào căn cứ Hồ Chuối nhưng sau nhiều trận chiến, họ phải rút lui khỏi căn cứ. Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của nghĩa quân Yên Thế.

- Tháng 5 - 1894, nghĩa quân đánh bại cuộc tấn công của quân Pháp lên Yên Thế buộc quân Pháp phải hoà hoãn. Năm 1897, nghĩa quân củng cố và phát triển địa bàn hoạt động. Đồn Phồn Xương (Bắc Giang) từng là nơi gặp gỡ giữa Đề Thám với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…

- Năm 1908, thực dân Pháp tập trung lực lượng tấn công lên Yên Thế với lý do nghĩa quân tham gia vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội. Nhiều nghĩa quân hi sinh trong nhiều ngày chiến đấu gian khổ.

- Ngày 10 - 2 - 1913, Hoàng Hoa Thám bị sát hại, phong trào tan rã. 

Đánh giá

0

0 đánh giá