FeCl2 + H2O + CH3NH2 → Fe(OH)2↓ + CH3NH3Cl | FeCl2 ra Fe(OH)2

841

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình FeCl2 + 2H2O + 2CH3NH2 → Fe(OH)2↓ + 2CH3NH3Cl gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Sắt. Mời các bạn đón xem:

Phương trình FeCl2 + 2H2O + 2CH3NH2 → Fe(OH)2↓ + 2CH3NH3Cl

1. Phương trình phản ứng hóa học

FeCl2 + 2H2O + 2CH3NH2 → Fe(OH)2↓ + 2CH3NH3Cl

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Xuất hiện kết tủa màu trắng xanh Fe(OH)2 trong dung dịch

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

4. Tính chất hoá học

4.1. Tính chất hoá học của FeCl2

- Mang đầy đủ tính chất hóa học của muối.

- Có tính khử Fe2+ → Fe3+ + 1e

Tính chất hóa học của muối:

- Tác dụng với dung dịch kiềm:

    FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

- Tác dụng với muối

    FeCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2AgCl

Tính khử:

- Thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh:

    2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

4.2. Tính chất hoá học của nước

– Tác dụng với kim loại: nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Ca, Ba, K,…

K + H2O → KOH + H2

– Tác dụng với một số oxit bazo như CaO, K2O,… tạo ra bazo tương ứng Ca(OH)2, KOH,…

CaO + H2O → Ca(OH)2

– Tác dụng với oxit axit như SO3, P2O5,… tạo thành axit tương ứng H2SO4, H3PO4,…

SO3 + H2O → H2SO4

 4.3. Tính chất hoá học của amin

Tính bazơ

    Do nguyên tử N trong phân tử amin còn cặp e chưa sử dụng có khả năng nhận proton.

    * So sánh tính bazơ của các amin:

       + Nếu nguyên tử N trong phân tử amin được gắn với gốc đẩy e (gốc no: ankyl) thì tính bazơ của amin mạnh hơn so với tính bazơ của NH3. Những amin này làm cho quỳ tím chuyển thành màu xanh.

       + Nếu nguyên tử N trong phân tử amin gắn với các gốc hút e (gốc không no, gốc thơm) thì tính bazơ của amin yếu hơn so với tính bazơ của NH3. Những amin này không làm xanh quỳ tím.

       + Amin có càng nhiều gốc đẩy e thì tính bazơ càng mạnh, amin có càng nhiều gốc hút e thì tính bazơ càng yếu.

    ⇒ Lực bazơ: CnH2n + 1–NH2 > H–NH2 > C6H5–NH2

    - Dung dịch metylamin và nhiều đồng đẳng của nó có khả năng làm xanh giấy quỳ tím hoặc làm hồng phenolphtalein.

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    – Amin bậc III mà gốc hiđrocacbon R, R’ và R’’ có số C ≥ 2 thì các gốc R, R’ và R’’ cản trở amin nhận proton H+ ⇒ tính bazơ yếu ⇒ dung dịch không làm đổi màu quỳ tím và phenolphtalein.

    - Anilin và các amin thơm rất ít tan trong nước. Dung dịch của chúng không làm đổ màu quỳ tím và phenolphtalein.

    - Tác dụng với axit: R–NH2 + HCl → R–NH3Cl

    Ví dụ:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    - Tác dụng dung dịch muối của các kim loại có hiđroxit kết tủa:

    Ví dụ: 3CH3NH2 + FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3↓ + 3CH3NH3Cl

    - Lưu ý: Khi cho muối của Cu2+, Zn2+, … vào dung dịch amin (dư) → hiđroxit kết tủa → kết tủa tan (tạo phức chất).

Phản ứng với axit nitrơ HNO2

    - Amin bậc một tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường cho ancol hoặc phenol và giải phóng nitơ.

    C2H5NH2 + HONO → C2H5OH + N2↑ + H2O

    - Anilin và các amin thơm bậc một tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thấp (0 - 5oC) cho muối điazoni:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

 Phản ứng ankyl hóa

    Amin bậc một hoặc bậc hai tác dụng với ankyl halogenua (CH3I, …) , nguyên tử H của nhóm amin có thể bị thay thế bởi gốc ankyl:

    Ví dụ: C2H5NH2 + CH3I → C2H5NHCH3 + HI

    – Phản ứng này dùng để điều chế amin bậc cao từ amin bậc thấp hơn.

Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin

    Do ảnh hưởng của nhóm NH2 (tương tự nhóm –OH ở phenol), ba nguyên tử H ở các vị trí ortho và para so với nhóm –NH2 trong nhân thơm của anilin bị thay thế bởi ba nguyên tử brom:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    Lưu ý: Phản ứng tạo ra kết tủa trắng 2, 4, 6 tribromanilin dùng nhận biết anilin.

Phản ứng cháy của amin no đơn chức mạch hở:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

5. Cách thực hiện phản ứng

- Cho FeCl2 tác dụng với CH3NH2

6. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Chất nào dưới đây phản ứng với Fe tạo thành hợp chất Fe(II) ?

A. Cl2    

B. dung dịch HNO3 loãng

C. dung dịch AgNO3 dư    

D. dung dịch HCl đặc

Hướng dẫn giải

Đáp án : D

Ví dụ 2: Dãy các chất và dung dịch nào sau đây khi lấy dư có thể oxi hoá Fe thành Fe(III) ?

A. HCl, HNO3 đặc, nóng, H2SO4 đặc, nóng

B. Cl2, HNO3 nóng, H2SO4 đặc, nguội

C. bột lưu huỳnh, H2SO4 đặc, nóng, HCl

D. Cl2, AgNO3, HNO3 loãng

Hướng dẫn giải

Đáp án : D

Ví dụ 3: Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp: Fe, Cu, Ag mà không làm thay đổi khối lượng, có thể dùng hóa chất nào sau đây?

A. AgNO3   

B. HCl, O2   

C. Fe2(SO4)3    

D. HNO3.

Hướng dẫn giải

- Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Ag, Fe và Cu ta dùng dung dịch Fe2(SO4)3.

Fe2(SO4)3 + Fe → 3FeSO4

Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4

- Ag không tan trong dung dịch Fe2(SO4)3 nên ta tách lấy phần không tan ra là Ag

Đáp án :C

7. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Sắt (Fe) và hợp chất:

Phương trình nhiệt phân 2FeCl3 → Cl2 ↑+ 2FeCl2

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2

2FeCl3 + Mg → 2FeCl2 + MgCl2

2FeCl3 + 3Mg → 2Fe + 3MgCl2

3FeCl3 + Al → AlCl3 + 3FeCl2

FeCl3 + Al → AlCl3 + Fe

Đánh giá

0

0 đánh giá